K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2019

Bốn mùa trong đất trời, mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng không thể trộn lẫn. Mùa hạ đem đến cái nắng vàng chói chang, rực rỡ làm cho hoa thêm thơm, trái thêm ngọt. Mùa thu gợi nỗi buồn vẩn vơ trong lòng mỗi người khi từng chiếc lá hôm nào còn xanh nay đã lần lượt lìa cạnh. Mùa đông đến cùng cái rét cắt da cắt thịt nhưng cũng thú vị làm sao khi được ủ mình trong chăn ấm, ngồi bên bếp lửa hồng. Nhưng, có lẽ, trong vòng tuần hoàn bốn mùa ấy, chẳng ai là không yêu mùa xuân, không háo hức, mong đợi mỗi khi mùa xuân tới.

Mùa xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của thiên nhiên, là bước đánh dấu một chu kì sinh sôi nảy nở mới của vạn vật. Nàng xuân trong bộ cánh xinh đẹp mà cũng thật kiều diễm, thổi làn gió trong lành, tươi mát đánh thức đất trời sau giấc ngủ dài. Trên cành cây đã thấy những chiếc lá xanh mới nhú, thoát khỏi lớp vỏ xù xì để đưa tay hứng lấy những tia nắng ấm áp đầu tiên. Trong vườn, ngàn loài hoa đua nhau khoe sắc thắm, dẫu có xinh tươi đến mấy cũng phải e thẹn, ngại ngùng trước vẻ đẹp của nàng xuân. Những loài hoa ấy làm cho bức tranh xuân càng thêm phong phú và rực rỡ muôn màu. Bầu trời đã không còn xám xịt nữa mà cao xanh vời vợi. Vài cánh én chao nghiêng trong tiết xuân ôn hòa, ấm áp. Những chú chim cũng hót vang bài ca chào mùa xuân đến, góp vui vào không khí xuân đang rộn ràng, náo nức. Một dấu hiệu đặc trưng khác của mùa xuân là những cơn mưa bụi nhè nhè bay. Mưa giăng mắc trên từng lá cây, ngọn cỏ, trên bờ vai, mái tóc. Mưa làm cho vạn vật thêm tinh khôi, tươi mới, không gian thêm mờ ảo. Những cành đào, cành mai được tắm mưa xuân càng trở nên rực rỡ. Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội, người xưa vẫn thường nói: “Tháng giêng là tháng ăn chơi”. Những tiếng trống giòn giã vang khắp không gian làm cho lòng người không khỏi bồi hồi, háo hức.

Con người đón chờ mùa xuân bằng tâm hồn rộng mở để hòa nhập với đất trời. Mùa xuân đem đến một khởi đầu mới, những niềm vui, hạnh phúc và may mắn mới. Đứng trước mùa xuân của đất trời, ta không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Ta cũng thấy tâm hồn mình như trẻ lại, bừng lên niềm tin tưởng, hi vọng vào một năm mới ngập tràn bình an, hạnh phúc. Mùa xuân cũng gắn với ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Trải qua một năm nhiều lo toan, vất vả, đây là dịp để mọi người sum họp, cùng nhau quây quần bên mâm cơm gia đình ấm cúng.

Mùa xuân đến đã thổi bùng lên sức sống mới cho thiên nhiên và con người. Tạo hóa đã ban cho chúng ta một mùa xuân tươi đẹp, chúng ta lại càng phải trân trọng và nâng niu từng giọt mùa xuân đang rơi trên đôi tay.

21 tháng 1 2019

Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân, hạ, thu, đông. Trong các mùa, em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn.

Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu. Trên trời xanh thoáng đãng, cánh én chao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. 

Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc, mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. Không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. 

Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả như tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian.

Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cúng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người. 

Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đủ sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấp áp của mùa. Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân.

20 tháng 1 2019

MB: -Giới thiệu chung về bé: tuổi, có quan hệ như thế nào với em, trông bé ngộ nghĩnh, đáng yêu thế nào.  
TB: -Tả ngoại hình của bé: vóc dáng, khuôn mặt, mắt, mũi, miệng, nước da. ( khoảng 10 đến 12 dòng )  
-Tả hoạt động, nét ngộ nghĩnh đáng yêu của bé:  
+Tả 1 hoặc 2 trò chơi mà bé yêu thích. ( hành động tay, chân, vẻ mặt nụ cười )  
+Tả những hoạt động của bé khi bắt chước việc làm của người lớn. ( quét nhà, tạo dáng, làm người mẫu, giả làm siêu nhân,... )  
+Tả vẻ nũng nịu của bé khi muốn đòi quà.  
+Tả bé bắt chước những hành động của em đang học.  
-Tình cảm của em và mọi người dành cho bé.  
KB:-Khẳng định nét đáng yêu của bé, em mong ước gì cho bé trong tương lai. 

20 tháng 1 2019

1.  Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Em bé đó tên là gì? Mấy tuổi? Trai hay gái?

- Quan hệ với em như thế nào?

2.  Thân bài:

* Tả em bé:

+Hình dáng:

- Tầm vóc, thân hình: (cao, thấp? mập mạp hay thanh mảnh...? )

- Màu da: trắng trẻo hay ngăm ngăm?

- Mái tóc: dài, ngắn?

- Gương mặt: tròn hay trái xoan? Có nét gì đáng chú ý?

+Tính nết:

- Có ngoan ngoãn, biết nghe lời hay không?

- Hiền hoà hay nghịch ngợm, hiếu động?

- Có thông minh, khéo léo hay không?

- Có tài gì? (Hát, múa, kể chuyện, làm trò, bắt chước người khác... )

3.  Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Yêu mến bé...

- Thích chơi với bé...

20 tháng 1 2019

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cuốn phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.



 

20 tháng 1 2019

Yêu mãi Việt Nam!!!!

Việt Nam vô địch >>>>>>!!!!!!

20 tháng 1 2019

1-0:ta thua .hết 45 p

20 tháng 1 2019

= 2

k hộ!!

20 tháng 1 2019

Trả lời:

1+1=2

tk mk nha

love

Ngày hôm qua, làng tôi có một trận bão lớn ập về làng. Dông bão đến mà lũy tre làng tôi vẫn kiên cường chống chọi với thiên tai.

Lũy tre làng trong cơn giông thật oai hùng và dẻo dai, kiên cường và bất khuất như dân tộc ta. Gió thổi rất mạnh, sấm chớp đùng đoàng, mưa rơi xối xả. Hôm nay cơn giông bão thật lớn và dữ dội. Trận mưa như muốn quật ngã mọi thứ, rặng tre xanh cũng đã bị trận mưa giông dày vò, chao đi chao lại , nghiêng ngả trong trận mưa. Cây tre cứ lảo đảo, vặn vẹo, nghiêng ngang trong giông bão. Sét đanh ầm ầm, gió ko ngừng thổi mạnh. Vậy mà lũy tre làng vẫn đứng vững, vẫn hiên ngang nhìn lên bầu trời đầy mây đen, xám xịt. Nó quật cường, chống chọi với giông bão. Tuy một số cây khác đã gây cành răng rắc, đổ gục nhưng lũy tre làng vẫn nương tựa vào nhau, vũng chắc như một bức tường thành.

Thế rồi cơn bão đi qua, mọi người lại trở về công việc bình thường. Riêng đối với tôi, tôi cảm thấy lũy tre có một sự đổi thay thật kì diệu: màu tre đã xanh hơn. Dường như cây tre cũng thấy rất vui. Vậy là lũy tre làng tôi đã chiến thắng trong đem giông bão hôm qua .

Lũy tre làng là hình ảnh tượng trưng cho con người, phẩm chất, Tính cách, chí khí con người Việt Nam: dũng cảm, kiên cường, không khuất phục.

20 tháng 1 2019

Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... chuẩn bị vượt nhiều thác nước) : trên đoạn sông phẳng lặng.

   - Đoạn 2 (tiếp ... khỏi thác Cổ Cò) : thuyền qua đoạn sông nhiều thác dữ.

   - Đoạn 3 (còn lại) : khi thuyền qua thác dữ.

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Cảnh dòng sông và hai bên bờ thay đổi theo trật tự không gian, thời gian.

   - Chặng 1 - sông phẳng lặng, êm đềm, bãi dâu bạt ngàn, chòm cổ thụ, núi cao.

   - Chặng 2 - đoạn thác dữ, nước cao, vách đá cao.

- Chặng 3 - đã qua đoạn thác dữ, qua núi thấy đồng ruộng.

   Vị trí quan sát : trên con thuyền vượt thác ấy, người quan sát có thể miêu tả chân thực và linh hoạt về cảnh sắc.

Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   * Cảnh con thuyền vượt thác :

   - Tinh thần sẵn sàng : nấu cơm ăn để được chắc bụng, ...

   - Hành động con người : nhanh, mạnh.

   - Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng...

   * Hình ảnh dượng Hương Thư :

   - Ngoại hình to khỏe, rắn chắc : “như một pho tượng ... như một hiệp sĩ”.

   - Hành động mạnh mẽ : “đánh trần đứng sau ... lấy thế trụ lại”.

   * Những cách so sánh để miêu tả dượng Hương Thư :

   - Sử dụng thành ngữ : nhanh như cắt, như một pho tượng đồng đúc.

   - Dùng hình ảnh cường điệu : hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

   * Ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh” : người anh hùng trước thiên nhiên hùng vĩ. Đối lập với tính cách hiền lành khi ở nhà. Khẳng định phẩm chất đáng quý của người lao động : bản chất hiền lành, nhút nhát nhưng trong công việc lại dũng cảm, nhanh nhẹn.

Câu 4* (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Hình ảnh cây cổ thụ :

- Đoạn đầu : Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước → chuyển nghĩa ẩn dụ : thiên nhiên cũng lo lắng trước thử thách.

   - Đoạn cuối : Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước → chuyển nghĩa hoán dụ : thiên nhiên cùng chung niềm vui với chiến thắng con người.

Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Hình ảnh con người và thiên nhiên :

   - Thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng.

   - Con người lao động chất phác mà anh hùng.

Luyện tập

 Sông nước Cà MauVượt thác
Thiên nhiênSông nước hùng vĩ, hoang dã
Vùng Nam Bộ rộng lớn, chợ Năm Căn tấp nập, sông ngòi chằng chịtMiền trung Trường Sơn thác nước dữ dội
Nghệ thuậtTừ khái quát đến cụ thểTrình tự không gian, thời gian
20 tháng 1 2019

I. TÓM TẮT TÁC PHẨM VƯỢT THÁC

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Hãy tìm bố cục của văn “ Vượt thác ” của Võ Quảng theo trình tự miêu tả.

Trả lời:

Bố cục bài văn:

-  Đoạn 1: Từ đầu đến “ Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”.

-  Đoạn 2: Tiếp theo đến “ Thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò

-  Đoạn 3: Phần còn lại.

2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài văn này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?

Trả lời:

Sự miêu tả có thay đổi theo từng chặng:

-  Đoạn sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà, thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ sông thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn.

- Đến gần đoạn có nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, rồi núi cao hiện ra như chắn ngang trước mặt.

- Ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ vẽ một hình ảnh về dòng nước "Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn

* Vị trí của người quan sát là trên thuyền. Vị trí này hoàn toàn thích hợp vì với vị trí này người miêu tả với có đủ điều kiện quan sát tỉ mỉ từng chặng đi của con thuyền.

3. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?

Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “ một hiệp sĩ" của Trường Sơn oai linh

Trả lời:

*  Cảnh con thuyền vượt sông:

- Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt

- Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng

*  Hình ảnh dượng Hương Thư:

- Ngoại hình: cởi trần, như một pho tượng đổng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.

- Động tác: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, chiếc sào dưới sức chống bị cong lại, thả ra, rút sào rập ràng, nhanh như cắt, ghì lên ngọn sào.

-  Một số so sánh tiêu biểu:

+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.

+ Dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. So sánh này thể hiện vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên.

4. Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.

Trả lời:

- Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông nhiều thác ghềnh thì “Những chòm cổ thụ đứng dáng mãnh liệt đứng trầm nghĩ lặng nhìn xuống nước” vừa nhìn báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác.

- Ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện lên “mọc giữa những bi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước". Hình ảnh này biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.

5. Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?

Trả lời:

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh hai bên bờ theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau, tập trung vào cảnh vượt thác làm nổi bật vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ của thiên nhiên, vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động.

LUYỆN TẬP

Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.

Trả lời:

*  Nét đặc sắc của Sông nước Cà Mau:

-   Cảnh sông nước, kênh rạch, rừng đước, chợ trên sông: Rộng lớn, hùng vĩ, giàu có, đầy sức sống hoang dã.

-  Nghệ thuật chủ yếu trong bài văn là so sánh.

*  Nét đặc sắc trong Vượt thác:

-   Cảnh sông nước hùng vĩ vừa thơ mộng vừa dữ dội của một vùng miền Trung khác nhiều với thiên nhiên vùng đất Mũi Cà Mau. Làm nổi bật hình ảnh con người dũng cảm, kiên định trước mọi khó khăn thử thách.

-   Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng là nhân hoá và so sánh.

20 tháng 1 2019

a) Biện pháp so sánh

- Việt Nam - một cái vườn đẹp

- Tây Bắc- một cái vườn hoa

- mấy mươi dân tộc ít người- là một....

b)Biện pháp :nhân hóa

Súng - thức vui

c) Biện pháp: so sánh

Tấc đất- tấc vàng

c)

20 tháng 1 2019

CON CC VÀO MÀ BỐ MÀY TẢ 

20 tháng 1 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.