K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                                               Thu Đểu                                Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,                               Một chiếc thuyền câu be tẻo teo                               Sóng biếc theo làn hơi gợn tí                               lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.                             ...
Đọc tiếp

                                                               Thu Đểu

                                Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

                               Một chiếc thuyền câu be tẻo teo

                               Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

                               lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

                               Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

                               Ngõ trúc quanh co kánh vắng teo.

                               Tựa gối ôm cần lâu chẳng lặng,

                               Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Dựa vào bài thơ trên em hãy tả lại cảnh làng quê yên bình

Các bn giúp mik nhé mik đang cần gấp^^

5
9 tháng 7 2018

Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu đến là không khí trở nên mát mẻ hơn, làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hạ chói
chang. Trong không khí trong lành mơn man da thịt, con người ta cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn để tận
hưởng tiết trời mùa thu. Làn mây mùa hạ khoác tấm áo xanh tươi tràn đầy sức sống bây giờ đã thay áo mới vàng
tươi rực rỡ hơn hết thảy mọi mùa. Cảnh vật trở nên mơ mộng, như thay một màu áo mới khi mùa thu sang.
Nếu mùa hạ đến nắng chói chang gay gắt, người ta đi tránh nắng chẳng còn thời gian để ngước lê nhìn bầu trời thì
khi mùa thu ghé đến, bầu trời trong veo và xanh thẳm, bao la. Những dải mây mỏng như những chiếc khăn voan
vắt ngang bầu trời. Đám mây trên trời lững lờ trôi như vương vấn chút gì đó của những ngày hạ vừa trôi. Thỉnh
thoảng còn có cả đám mây màu xanh nhạt trôi nhè nhẹ trên trời như đang khoe sắc thắm của mình.
Vài cái cây vào ngày sang thu chỉ còn trơ trụi cành lá khẳng khiu giơ dáng khô cong. Cây bàng trước ngõ thay một
lớp áo màu cam đỏ thay cho những tán rợp xanh căng tràn sức sống trước đó. Những chiếc lá khô rời cành liệng
nhanh trong làn gió thu thổi khe khẽ rồi chao nhanh, đặt mình xuống mặt đất. Lũy tre làng thay áo mới, khi những
cơn gió ào tới , tầng tầng lá nối nhau bay xuống trao liệng trên không trung , có chiếc quay tít như còn muốn níu
kéo nguồn cội của mình.
Cánh đồng đang vào mùa thu hoạch, những đồng chín vàng óng ả, dệt nên tấm thảm khổng lồ chạy dài mãi thôi.
Khi có đợt gió thoảng qua thì những làn sóng lúa vàng óng lại nhấp nhô đuổi nhau đến tận chân trời. Toàn bộ cánh
đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh.
Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi
khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang
thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.

9 tháng 7 2018

Đã bao giờ khi dạo quanh trên một con phố quen, bạn bất chợt nghe đâu đó những âm thanh thật trong trẻo và tươi mới mang chút dư vị quê hương khiến bạn thấy lòng xốn xang, rồi bạn nhận ra tự bao lâu bạn đã để lòng mình lơ đễnh và có lúc nào đó đã quên mất những hương vị quê nhà. 

Bất chợt, một chiếc lá vàng rụng, thật nhẹ nhưng cũng đủ để bạn cảm nhận sự chuyển mình của đất trời, để được tận hưởng cái nắng nồng nàn đong đầy trong những làn gió dịu nhẹ. Đúng rồi, hè đang về. Những ngọn gió giao mùa rủ nhau về hong ấm từng vạt mưa ẩm ướt, làm những nỗi muộn phiền ngơ ngác chợt bốc hơi, lẩn khuất đâu đó rồi tan nhanh dưới vòm trời xanh đầy gợi cảm. Cái nắng đầu hè cũng thật lạ, nhưng thật đẹp. Không phải là cái nắng run rẩy nép mình trong cái se lạnh của mùa xuân nữa, nắng cũng chưa tới mức chói chang gay gắt, nắng làm phô thêm vẻ lẳng lơ, khiêu gợi của những chùm phượng rực đỏ, và tôn lên vẻ đằm thắm, sâu lắng của sắc tím bằng lăng. Dường như có một làn hương dịu dàng len nhẹ giữa thời gian mang theo chút hồn quê phảng phất đâu đây, để lòng ta lại xốn xang với bao cảm xức bộn bề về một điều gì đó chẳng thể gọi thành tên… 

Và rồi bạn thấy nhớ, nhớ cái hương vị quê nhà, nhớ hương lúa ngọt mát, nét thanh bình, yên ả, không chút ồn ào, vội vã. Bạn nhớ hương cau, hương bưởi thoang thoảng mỗi buổi sớm thức dậy. Nhớ lắm cái hương thơm ngào ngạt của cánh đồng lúa trổ bông mà mỗi sáng vẫn đạp xe tới trường trên con đường đê. Nhớ cả những chiều cùng lũ bạn thả diều, đánh đáo, nhớ cả những tiếng kẽo kẹt, tiếng gió đưa xào xạc nơi những gốc tre già… Và bạn nhớ tới bố mẹ, nhớ ông bà, nhớ căn nhà nơi tôi đã gắn bó cả một thời tuổi thơ … 

Quê hương là gì hả mẹ? 
Mà cô giáo dạy phải yêu 
Quê hương là gì hả mẹ? 
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều". 

Đúng là, đã bao lần, khi bước đi trong dòng đời hối hả, ta bỗng thấy chồn chân mỏi gối, thấy nhớ quê và muốn trở về. Phải rồi, quê hương nơi in dấu tháng ngày thơ ấu luôn dang rộng vòng tay đón ta như một người mẹ hiền ôm đứa con thơ vào lòng, cho ta một cảm giác bình yên và êm đềm thuở nào. Đó như một bến đỗ để tâm hồn ta tìm về. Ta bỗng mong được là đứa trẻ và được thấy mình hồn nhiên vui đùa giữa mùa hè quê hương. 

Lâu lắm rồi tôi mới lại có được những cảm giác rạo rực khi hè về, hè về trong đất trời, hè về trên quê hương. Thích thú biết nhường nào những buổi sáng mùa hè, sau cơn mưa, được ngắm thảm lúa vàng mênh mông như bỗng chợt rùng mình giũ sạch những giọt nước mưa còn bám lại trên lá, được thả hồn cùng những làn gió mát long lanh rạng rỡ nắng mai. Yêu lắm hình ảnh của những đứa trẻ chăn trâu, yêu cái cảm giác thanh bình, yên ả khi nghe tiếng bước chân của đàn trâu nện xuống nền đất đều đều. Thấy nhớ quá cái vẻ tần ngần của những bụi tre bên đường, nhớ tiếng gọi gà văng vẳng đâu đây. Tiếng nước giếng khơi dội ào ào. Nhớ tiếng bát đũa, tiếng lũ trẻ con nô đùa vang xa trong xóm. 

Và kìa, những chú ve con vừa lột xác, bắt đầu vang lên những khúc ca mùa hè dài bất tận, ngân nga khắp không gian. Bạn sẽ thấy yêu cả những tiếng chẫu chuộc, tiếng ếch kêu râm ran bên ao bèo khi chiều muộn và suốt đêm khuya, tiếng côn trùng kêu rỉ rả, nỉ non hoà lẫn trong tiếng gió vi vu. Thật yên bình biết bao khi được ngồi ngắm sao trời hằng hà sa số, lại được nghe những âm thanh quen thuộc của những ngày ấu thơ mà suốt những năm tháng học tập và làm việc xa nhà bạn không cảm nhận được. Và rồi, bạn sẽ chợt nhận thấy mình bé lại khi văng vẳng đâu đây tiếng dỗ con của người mẹ trẻ, tiếng ru ầu ơ ngọt ngào trên cánh võng đong đưa. Tất cả hoà âm lại thành một bản giao hưởng rộn rã, vui tươi của tự nhiên, của đất trời như một đặc ân của tạo hoá chỉ ban tặng riêng cho mùa hạ quê mình. 

Có thể mọi thứ vẫn lặng lẽ diễn ra bình yên như ngàn đời vẫn thế. Có thể tất cả chỉ còn là hoài niệm bởi mọi việc đã thay đổi quá nhiều. Nhưng những âm thanh trong trẻo của mùa hè thì vẫn còn đây, đầy đủ và nguyên vẹn như khi tôi ấu thơ, và rồi đến tận khi xa quê hương, tôi mới thực sự nhận ra, tất cả đều đã ở trong tim mình tự bao giờ. 

“Quê tôi sớm tinh mơ tiếng gà gọi, cha vác cuốc ra đồng 
Ai đem nắng đong đầy đôi vai, cháy những giọt mồ hôi.. 
Quê tôi có cánh diều vi vu, xa xa luỹ tre làng 
Trưa trưa dưới mái đình rêu phong, là bóng mát ngày thơ 
Quê tôi có cánh đồng bao la, thơm hương lúa lên đòng 
Liêu xiêu mái tranh nghèo đơn xơ, trở về nhé tuổi thơ tôi…”

9 tháng 7 2018

Tuổi của cô ấy vẫn còn xuân 

Đúng thì tk mh nha , sai đừng anti , mơn nhìu !!!

~ HOK TỐT ~

9 tháng 7 2018

Bác Hồ đã sống trọn vẹn 79 xuân vì độc lập,tự do cho nước nhà

9 tháng 7 2018

Pork: thịt heo, thịt lợn

Pupae: con nhộng

Luxurious: sang trọng

Noble: cao quý

Elegant: thanh lịch

Rich: giàu có

Obsolete: lỗi thời

9 tháng 7 2018

lên google dịch ý

9 tháng 7 2018

Có nhiều bánh lắm bạn! 

- Bánh xà phòng

- Bánh xe

....

Trả lời :

Bánh xe.

Mk nhanh nhất nhé!

9 tháng 7 2018

hơi tục tĩu nhé bạn ơi ^^ 

9 tháng 7 2018

bt sao giờ 

bn dịch đc thì mk ms dịch

ko dịch thì thôi

^o^ xl bn nha!

9 tháng 7 2018

Cái hay cái đẹp của bài thơ là:

Ấn tượng sâu sắc về sự vất vả là do cách lựa chọn đối tượng miêu tả:

            + Công việc làm đất nặng nhọc.

      + Thời điểm làm việc nóng bức, mệt mỏi.

-     Việc sử dụng lối nói ngoa dụ trong so sánh giúp làm tăng thêm sự mệt nhọc của người nông dân: mồ hôi như mưa.

-     Sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản: giữa làm và ăn (rộng ra là cống hiến và hưởng thụ); giữa bát cơm đầy và một hột, giữa dẻo thơm (một hột) và đắng cay (muôn phần).

-  Lời nhắc nhở nhẹ nhàng, không nhằm vào người nào cụ thể mà thấm thìa cho tất cả.

Tác phẩm văn học trước hết là kết tinh của một quan hệ xã hội – thẩm mỹ nhiều mặt đối với đời sống. Giá trị của một tác phẩm được định đoạt bởi nhiều thang chuẩn khác nhau. Song giá trị cơ bản của một tác phẩm là chính ở chiều sâu phản ánh, thể hiện tinh thần nhân dân sâu sắc, ở đó, một phần của hiện thực được thể hiện chân thực và qua đó tác giả gửi gắm ít nhiều những tình cảm, mong ước cao đẹp của con người. Dù chỉ là một bài ca dao nhỏ, song tác phẩm này trở thành bài ca “nằm lòng” của nhiều thế hệ nhân dân lao động Việt Nam, bởi nhờ vào tính chân thực sâu sắc của nó.

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

Không nói đến nguồn gốc của bài ca dao này là của nhân dân Việt Nam hay của kho tàng thi ca đời Đường Trung Quốc, nhưng tác phẩm nhỏ bé này từ lâu đã đi vào tâm thức dân gian như là một phần tiếng nói lao động của giai cấp bình dân. Và dù có của dân tộc nào thì bài ca dao này vẫn là tiếng nói tâm tình của nhân dân lao động. Tất cả đều bắt nguồn từ tính chân thực sâu sắc của tác phẩm. Bài ca dao không chỉ thể hiện được hiện thực cuộc sống lao động gian nan mà còn thể hiện được hiện thực tâm hồn của con người lao động.

Nghệ thuật nói chung văn học nói riêng là một hình thái ý thức, một hình thức của nhận thức, do đó không tách rời mảnh đất đời sống mà nó và cả chủ nhân của nó đã được nuôi dưỡng. Cố nhiên, hiện thực trong tác phẩm văn học không phải là bản photocopy đời sống, và tất nhiên không có một tác phẩm nào đủ khả năng bao quát toàn bộ quy mô của đời sống. Hiện thực ấy là một hiện thực được ý thức, được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của chủ thể sáng tạo và thông qua ngôn ngữ, hiện thực ấy được phơi bày phần bản chất nhất của nó để tác phẩm đạt đến tính chân thực cần thiết của tác phẩm.

Và tất nhiên tính chân thực của một tác phẩm văn học cũng tuỳ thuộc vào tính chất thể loại mà nó nương náu. Bài ca dao trên rõ ràng được viết dưới hình thức thơ ca trữ tình. Mặc dù vậy, nó không đánh mất đi tính chân thực trong việc thể hiện. Với bài ca dao này, hiện thực được thể hiện ở chi tiết thơ, tình tiết thơ. Tính chân thực của bài ca dao được phát huy cao độ khi tác giả đã chọn thời khắc đặc trưng để mô tả những gian nan vất vả của lao động sản xuất, đó là “ban trưa”  – cày đồng đang buổi ban trưa. Trong thực tế rất ít khi diễn ra hoạt động như vậy. Nhưng nghệ thuật là sự cô đặc hiện thực qua tình tiết hư cấu để hiện thực phản ánh được nổi bật. Và rõ ràng chính buổi trưa cày đồng nắng nôi, căng thẳng là tiền đề để làm xuất hiện hình ảnh thơ thứ hai có giá trị chân thực rất cao: “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Chọn chi tiết đặc tả “mồ hôi” và qua thủ pháp so sánh, tính hình tượng của hiện thực nổi bật lên, thể hiện rõ những vất vả lớn lao: “mồ hôi… như mưa ruông cày”.

Như vậy, nhờ người sáng tạo chọn thời khắc đặc biệt và những chi tiết cùng thủ pháp nghệ thuật đặc hiệu, hiện thực như là đối tượng phản ánh đã được phô bày một cách chân thực, rõ ràng, gây xúc động người đọc.

Hai câu đầu của bài ca dao như là “sự” của hiện thực đã làm nổi bật nét đáng nói hơn của thơ ca trữ tình: “tình” – đó là hiện thực tâm hồn. Ngay ở câu thơ thứ hai, hai chữ “thánh thót” vừa đã diễn tả được số lượng lớn – nhiều của mồ hôi mà còn biểu hiện được vẻ đẹp tâm hồn. Nó ngân lên một cách ngọt ngào, không phải để “xóa nhòa” đi hiện thực “đắng cay muôn phần” của lao động mà đấy chính là nét nhạc của tâm hồn. Nét nhạc này diễn tả nỗi niềm vinh quang và nhịp điệu của bài ca lao động. Lao động đã đành mang đầy những gian nan cay đắng, song vẫn có thể gợi lên thi hứng, niềm vui của con người trong cuộc vật lộn sinh tồn vất vả.

Hai câu cuối có kết cấu của một câu cầu khiến:

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

“Bát cơm đầy” đã là thành quả lao động, tác giả còn lại “chẻ” ra “dẻo thơm một hạt” khiến cho ý thơ được cụ thể hóa hơn, sâu xa hơn. Kết cấu đối – tương phản “dẻo thơm một hạt – đắng cay muôn phần” càng làm rõ hơn hiện thực: lao động càng gian nan – thành quả lao động càng quý giá. Và từ đó một hệ quả logic khiến người viết không cần nói rõ song người đọc vẫn nhận ra: con người sống ở đời phải biết quý trọng lao động và người lao động. Đấy là một chân lý giản dị nhưng sâu sắc mà bài ca dao đã đem lại cho mọi người. Nghệ thuật là vậy. Tính chân thực của tác phẩm nghệ thuật là vậy. Nó không chỉ phản ảnh được bản chất của hiện thực, phẩm giá và mong ước của số đông nhân loại mà đưa ra những chân lý vĩnh viễn để tất thảy mọi người đều hiểu, và từ đó sống, chia sẻ và hành động vì hạnh phúc của con người.

Nét đáng nói của hai câu cuối bài thơ là giọng điệu của bài ca dao, là “tình” – cái tình của người lao động được thác trong lời của người sáng tác. Hơn nữa, cái chữ “ai” đa ngôi – điệu nghệ được dùng quen nếp trong dân gian đã khiến tất cả: đối tượng miêu tả – người lao động, chủ thể sáng tác – người viết, bạn đọc – người nghe bỗng trở nên hòa vào nhau trong một giọng chân thành, hiểu biết sâu sắc về cái khó khăn của lao động, sự hi sinh của con người khi tạo ra thành quả lao động. Sáng tác vì thế không còn là của riêng ai, mà là của tất cả mọi người, là của nhân dân, ai đọc qua câu ca dao cũng thấy mình ở trong ấy, thấy mình nặng nợ mang ơn với cuộc đời. Tính chân thực của thơ ca nói chung và của nghệ thuật nói riêng không gì khác chính là nói lên được một cách chân thực tình cảm sâu xa của tất cả nhân dân quảng đại quần chúng, khiến tác phẩm nghệ thuật trở thành tiếng lòng của tất cả mọi người. Chính tất cả những nét đặc sắc hòa điệu ở cả hai phương diện: nội dung chân thực và hình thức nghệ thuật đầy biểu cảm và giản dị đã giúp bài ca dao có một vị trí sâu sắc trong tâm hồn nhiều thế hệ nhân dân lao động Việt Nam từ bao đời nay.

9 tháng 7 2018

chép mạng á

9 tháng 7 2018

https: //vndoc.com/s?q=đề+tiếng+việt+thi+vào+lớp+6

9 tháng 7 2018

Trả lời:

Con phố

Good moring!

~hk tốt~

9 tháng 7 2018

Câu hỏi : Con gì to nhất ?

Trả lời : Con phố 

Hok tốt !

8 tháng 7 2018

Đoạn thơ diễn tả cảm xúc vui mừng khôn xiết của gia đình sau nhiều ngày mong ngóng mẹ về. Mẹ đi vắng, cũng là lúc cơn bão ập đến. Cơn bão của thiên nhiên hay cơn bão trong lòng mỗi người khi không có mẹ? Mẹ trở về, thời gian xa vắng đã kết thúc, giống như cơn bão đã tan, trời lại quang mây, lặng gió. Người mẹ được tác giả so sánh như “nắng mới” trở lại, làm cho gian nhà ẩm ướt sau cơn bão như “sáng ấm” lên. Hình ảnh “nắng mới” là hình ảnh của mẹ, mẹ đã trở về xua đi sự trống trải, sự mong mỏi của mọi người trong gia đình.

k mk nha 

chuẩn 100 %  ko phải 99,9 % 

8 tháng 7 2018

Em thích nhất hình ảnh mẹ về như nắng mới vì hình ảnh nói lên sự ấm áp , dịu hiền . trìu mên và thương yêu của người mẹ tựa như nắng mới, tựa như sự mới mẻ, dịu hiền nhất của đất trời...