K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2024

Nhận xét của em là hành động này giải thích cho hiện tượng lũ lụt hằng năm nên người dân luôn phải biết bảo vệ thiên nhiên và tránh khỏi những thiên tai

10 tháng 11 2024
  • Hành động của Thủy Tinh có thể hiểu là một biểu tượng của sự phản kháng của thiên nhiên trước sức mạnh của đất đai, núi rừng (Sơn Tinh). Trong mối quan hệ giữa nước và núi, nước tượng trưng cho sự mềm dẻo, bao la và có khả năng tàn phá, trong khi núi lại là biểu tượng của sự kiên cố, vĩnh cửu. Cuộc đấu tranh này phản ánh sự giao thoa, đối kháng giữa các yếu tố tự nhiên.

  • 2.Hành động dâng nước đánh Sơn Tinh cũng thể hiện tính cách của Thủy Tinh—một vị thần đầy lòng kiêu hãnh và nóng giận, không chấp nhận thất bại. Hành động này phản ánh một phần tính cách của con người, nhất là sự cạnh tranh, ghen tuông và không thể chấp nhận khi bị thua thiệt.

  • 2.Truyền thuyết cũng phản ánh một cái nhìn về mối quan hệ giữa các thế lực thiên nhiên: Sơn Tinh (đại diện cho đất đai, núi non) và Thủy Tinh (đại diện cho nước). Cuộc đấu tranh của họ có thể được hiểu như là một hình ảnh tượng trưng cho sự xung đột giữa các yếu tố tự nhiên trong thế giới.

  • 3.Hành động của Thủy Tinh cũng có thể được nhìn nhận như một phần của câu chuyện dạy cho con người về sự kiên trì, sự thất bại và sự chấp nhận số phận. Dù Thủy Tinh có dâng nước lên như thế nào, Sơn Tinh cuối cùng vẫn bảo vệ được Mị Nương, biểu tượng cho sự thắng lợi của chính nghĩa và kiên cường.

12 tháng 11 2024

Cuộc sống luôn có những điều bất ngờ xảy ra mà không báo trước để con người có sự chuẩn bị. Và câu chuyện về chia tay người bạn thân nhất của em cũng là một phần bất ngờ ấy của cuộc sống.

Từ ngày còn là hai cô nhóc đeo ba lô đi mẫu giáo đến những ngày mặc đồng phục tiểu học đến trường với vần chữ và con số, hai đứa em luôn đồng hành, sóng vai cùng nhau. Nhưng rồi hành trình ấy lại rẽ đôi khi em phải chia tay An. Để tiện cho công việc của bố mẹ trên tỉnh A, cậu ấy phải theo gia đình chuyển nhà.

Dù đã được bố mẹ thông báo việc này trước đó nhưng em không thể nào tin rằng sắp phải xa người bạn chơi thân từ bé. Từ ngày biết chuyện, khuôn mặt em lúc nào cũng hiện lên nét buồn bã và ỉu xìu như "bánh đa dính nước". Đến ngày chia tay, tình trạng này càng trở nên nặng nề hơn. Buổi sáng hôm ấy, sau khi thức dậy, em lập tức rời giường và đứng bên cửa sổ nhìn sang ngôi nhà bên cạnh. Thấy được không khí ngôi nhà có sự tất bật dọn dẹp đồ đạc, lòng em lại thêm chùng xuống. Không đứng đó thẫn thờ nữa, em nhanh chóng đánh răng rửa mặt rồi chạy qua nhà An. Hôm đó, An mặc một chiếc áo sơ mi màu xanh da trời cùng chiếc quần kaki màu đen, mái tóc dài màu đen được búi gọn gàng sau đầu càng tôn lên vẻ dịu dàng của bạn ấy. Nhìn An dọn dẹp đồ đạc của mình, trong em lại trào dâng cảm giác buồn bã và muốn đưa tay ngăn cản nhưng không có can đảm. Sau khi ổn định lại cảm xúc, em tiến bước đến bên bạn, hỗ trợ bạn thu dẹp quần áo, sách vở vào vali và túi xách.

Dù có cố gắng tìm cách kéo dài thế nào đi chăng nữa thì giây phút chia ly vẫn sẽ phải đến. Khi cả gia đình An đứng trước cửa và ngắm nhìn ngôi nhà lần cuối - nơi sinh sống, gắn bó bao nhiêu năm, em đã không kìm được xúc động mà chạy đến ôm bạn. Em khóc rất nhiều và thì thầm câu nói không muốn rời xa An. Em cố gắng nín khóc, gắng gượng hỏi An như để xác nhận sự an toàn trong trái tim "Cậu sẽ không quên tớ chứ?". Trong khoảnh khắc ấy, An đã trả lời chắc nịch cùng lời hứa "Không, tớ sẽ không bao giờ quên cậu đâu. Cậu mãi là cô bạn thân nhất của tớ đó". Nghe thấy câu nói ấy, em thấy mình vơi bớt nỗi buồn của buổi chia xa. Em nắm chặt đôi tay của An, cố gắng nở nụ cười trên môi "Chúng mình nhớ phải viết thư hỏi thăm nhau nhé!". Và rồi, trước khi An cùng gia đình lên xe, em đã tặng cho bạn một chiếc vòng tay nhỏ xinh được em làm từ hạt cườm. Chiếc vòng tay đó chính là vòng đôi của chúng em và mãi là minh chứng cho tình bạn đẹp đẽ này.

Ánh nắng không còn nhảy nhót trên những chiếc lá, mặt trời đang từ từ ngả bóng về phía Tây, chiếc xe của gia đình An cũng từ từ lăn bánh trên con đường phía trước rồi biến mất sau khúc ngoặt. Ngày chia tay An - người bạn thân nhất sẽ mãi là kỉ niệm đáng buồn không thể quên trong em.

10 tháng 11 2024
Dàn ý Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ

- Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Dẫn ra khổ thơ, đoạn thơ có nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc

- Thân bài: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích

Ví dụ: nêu cảm xúc về hai dòng thơ cuối của bài thơ: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”. Hai dòng thơ cuối gợi cho người đọc sự xúc động, sâu lắng bởi tình cảm và tấm lòng hiếu thảo của nhà thơ. Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, lấy hình ảnh “bàn tay mẹ mỏi” để chỉ người mẹ già suốt đời vì con đã không còn sức lực nữa. Tiếp đến là biện pháp tu từ ẩn dụ, dùng hình ảnh “quả non xanh” chỉ sự chưa trưởng thành, còn nôn dại, vụng về của chính mình (người con). Hai dòng thơ đã diễn tả được tâm trạng lo lắng, trăn trở, pha chút ân hận của nhà thơ: mẹ già rồi mà mình vẫn còn non nớt, vụng dại…

- Kết bài: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.

Ví dụ: Hai dòng thơ thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động của nhà thơ và nói giúp được nhiều người tình cảm quý trọng, thương yêu mẹ vô cùng.

bài tham khảo

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

10 tháng 11 2024

nhanh với

 

Đề bài: phân tích bài thơ Nỗi buồn quả phụ   (Trích Ai tư vãn - Lê Ngọc Hân)                                     Buồn trông trăng, trăng mờ thêm tủi,                                     Gương Hằng Nga đã bụi màu trong.                                     Nhìn gương càng thẹn tấm lòng,                                    Thiên duyên lạnh lẽo, đêm đông biên...
Đọc tiếp

Đề bài: phân tích bài thơ

Nỗi buồn quả phụ

  (Trích Ai tư vãn - Lê Ngọc Hân)

                                    Buồn trông trăng, trăng mờ thêm tủi,

                                    Gương Hằng Nga đã bụi màu trong.

                                    Nhìn gương càng thẹn tấm lòng,

                                   Thiên duyên lạnh lẽo, đêm đông biên hà.

 

                                   Buồn xem hoa, hoa buồn thêm thẹn,

                                   Cánh hải đường đã quyện giọt sương.

                                  Trông chim càng dễ đoạn trường,

                                  Uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi.

 

                                  Cảnh nào cũng ngùi ngùi cảnh ấy,

                                  Tiệc vui mừng còn thấy chi đâu?

                                  Phút giây bãi bể nương dâu,

                                  Cuộc đời là thế biết hầu nài sao?

   

 

 
0