K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2018

Đó là Bà Bùi Hữu Nghĩa

26 tháng 11 2018

Hay có tên gọi khác là Nghi Chi

26 tháng 11 2018

TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT.

03-11-2015

KIẾN THỨC VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT.
I. PHÂN LOẠI TỪ
1. Từ đơn: 
- Là từ chỉ có một tiếng có nghĩa.
- Trong tiếng Việt có một số từ đơn đa âm: Ra-đi-ô, Bê-đan,... (chủ yếu là những từ phiên âm từ tiếng Pháp.
2. Từ phức:
a) Từ ghép:
- Từ ghép là từ có hai tiếng trở lên ghép lại có nghĩa.
- Từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.
b) Từ láy:
- Là từ phức được tạo ra do phối hợp các tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm và vần) giống nhau. 
- Có 3 kiểu từ láy: Láy âm đầu (rì rào), láy vần (lao xao), láy cả âm và vần (loang loáng, xinh xinh).
- Có 3 loại từ láy: Láy đôi (ngoan ngoãn), Láy ba (sạch sành sanh), Láy tư (trùng trùng điệp điệp; rì rà rì rầm).
- Trong từ đôi (láy vần) có thể chuyển thành từ láy tư: róc rách: róc ra róc rách.
3. Từ tượng thanh: Là từ mô phỏng, gợi tả âm thanh. Có thể là từ đơn hoặc từ phức.
- Tiếng người nói: khúc khích, sang sảng, ...
- Tiếng loài vật: meo meo, gâu gâu, ò ...ó...o
- Tiếng động: thình thịch, đoàng, ...
4. Từ tượng hình: Là từ gợi tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị, ... của sự vật.
- Dáng vẻ người, động vật: lom khom, bệ vệ, đủng đỉnh, ...
- Màu sắc, mùi vị: sặc sỡ, ngào ngạt, phưng phức, ...
* Hầu hết các từ tượng thanh, tượng hình là từ láy nhưng vẫn có nhiều từ đơn, từ phức khác.
5. Từ nhiều nghĩa: 
- Là từ có từ hai nghĩa trở lên. 
- Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa gồm hai loại Nghĩa gốc và Nghĩa chuyển.
- Giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau.
- Trong từ điển giải thích tiếng Việt, nghĩa đầu tiên được giải thích là nghĩa gốc, các nghĩa còn lại là nghĩa chuyển.
VD: Từ “mũi” trong có các nghia như sau:
- “mũi người”: Là một bộ phận của cơ thể người. (nghĩa gốc).
- “mũi thuyền”: Là một bộ phận phía trước của con thuyền. (nghĩa chuyển)
- “mũi mác”: Là phần đầu nhọn của một cái mác; ... (nghĩa chuyển)
6. Từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau.
VD: Máy bay - Phi cơ - Tàu bay
a) Từ đồng nghĩa hoàn toàn
- Là những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn.
- VD: lợn - heo.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn có thẻ được thay thế cho nhau trong lời nói.
b) Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: 
- Là những từ đồng nghĩa có nghĩa ít nhiều khác nhau.
- VD: ăn - xơi - chén; mang - vác - khiêng.
- Các từ đồng nghĩa không hòan toàn không phải lúc nào cũng thay thế được cho nhau trong lời nói. Do đó, khi dùng những từ này phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng, cho phù hợp. 
7. Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
- VD: đục/ trong; xanh/ chín, ...
- Sử dụng đúng các từ trái nghĩa làm nổi bật những sự việc, tính chất, ... đối lập với nhau.
8. Từ đồng âm:
- Những từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.
- Nghĩa của các từ đồng âm không có mối liên hệ nào cả.
- Từ đồng âm được sử dụng nhiều trong thuật chơi chữ: “Bà già đi chợ Cầu ....”
VD: hòn đá/ đá bóng; con ngựa đá con ngựa đá.
“Các cháu nhi đồng đã đồng sức ra ngoài cánh đồng tìm quặng đồng về bán cho bà đồng nát để kiếm ít đồng bạc để may đồng phục. 
II. CÁC TỪ LOẠI
1. Danh từ: 
a) Khái niệm, đặc điểm của danh từ;
- Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
- Danh từ gồm hai tiểu loại: Danh từ riêng và Danh từ chung.
Danh từ chung gồm danh từ chỉ người, sự vật, hiện tượng (mưa, nắng, gió), khái niệm (cuộc sống, đạo đức), đơn vị (cái, con, tấm, hòn, ...).
b) Cụm danh từ:
- Trong cụm danh từ, danh từ giữ vị trí trung tâm. Những từ khác đi kèm danh từ trung tâm là các phần phụ trong cụm danh từ.
VD: Tất cả / học sinh / lớp tôi ...
- Phần phụ trong cụm danh từ có thể bổ sung ý nghĩa về số lượng (ba người), tổng thể (tất cả học sinh), về đặc điểm (áo vàng), tính chất của sự vật được nêu ở danh từ.
c) Phân biệt cụm danh từ với từ ghép
- Trong tiếng Việt, nhiều khi cụm danh từ có hình thức giống với từ ghép có nghĩa phân loại.
- Để xác định được đâu là từ ghép, đâu là cụm danh từ, cần phải đặt chúng vào trong câu, từ đó xác định nghĩa của chúng.
VD: Trong vườn có nhiều loại hoa: hoa hồng, hoa huệ, hoa lan, ... 
(“hoa hồng” là từ ghép).
Trong vườn hoa thật nhiều màu: hoa hồng, hoa đỏ, hoa trắng, ... 
(“hoa hồng” là cụm danh từ).
2. Động từ:
a) Khái niệm, đặc điểm của động từ
- Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
b) Cụm động từ:
- Khi sử dụng, động từ có thể kết hợp với từ khác tạo thành cụm động từ.
- Trong cụm động từ, động từ giữ vị trí trung tâm. Những từ khác đi kèm động từ trung tâm là các thành phần phụ trong cụm động từ.
Phần phụ trong cụm động từ có thể bổ sung nghĩa thời gian, cách thức, mức độc, kết quả, sự khẳng định, phủ định, mệnh lệnh, tương hỗ, đối tượng, … của hoạt động, trạng thái được nêu ở động từ.
3. Tính từ:
a) Khái niệm: 
Tính từ là những từ chỉ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái, …
Các loại tính từ: chỉ màu sắc; chỉ hình dáng; chỉ kích thước, khoảng cách; chỉ số lượng; chỉ khối lượng; chỉ phẩm chất. 
b) Cụm tính từ: 
Tính từ có thể kết hợp với các từ khác để tạo thành cụm tính từ.
VD: rất đẹp; đẹp như tiên.
Trong cụm tính từ, tính từ giữ vị trí trung tâm. Những từ khác đi kèm tính từ trung tâm là các phần phụ trong cụm tính từ.
Phần phụ trong cụm tính từ có thể bổ sung ý nghĩa về thời gian, mức độ, phạm vi, … của đặc điểm, tính chất được nêu ở tính từ.
Ví dụ: - Thời gian: sắp chín
- Mức độ: rất ngon, ngon quá
- Phạm vi, đối tượng: giỏi Toán
c) Cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất
Để thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất, có thể sử dụng một trong các cách sau: 
- Tạo ra từ ghép có một yếu tố là tính từ đã có.
VD: trắng: trắng tinh; đỏ: đỏ au
- Dùng các từ hơi, rất, lắm, quá, … kèm với tính từ (trước hoặc sau tính từ). Ví dụ: trắng: rất trắng, trắng quá; đỏ: hơi đỏ, đỏ lắm,…
- Tạo ra phép so sánh. 
Ví dụ: trắng: trắng như bông; đỏ: đỏ như gấc,…
4. Đại từ:
a) Khái niệm:
Đại từ là những từ dùng để xưng hô hoặc để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ trong câu.
b) Mục đích sử dụng: 
Sử dụng đại từ để thay thế có tác dụng làm cho câu không bị lặp từ.
Ví dụ: Tôi thích văn thơ, em gái tôi cũng vậy.
Chim chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.
c) Đại từ xưng hô: 
Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
d) Các ngôi của đại từ xưng hô:
- Ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ, chúng tao, …
- Ngôi thứ hai: mày, mi, chúng mày, chúng bay, …
- Ngôi thứ ba: y, hắn, nó, chúng nó, họ, …
e) Một số lưu ý khi dùng đại từ:
- Trong tiếng Việt, có những đại từ vừa có thể được dùng để chỉ ngôi thứ nhất, vừa có thể được dùng để chỉ ngôi thứ hai.
VD: Mình về mình có nhớ ta. (mình: ngôi thứ hai – trỏ người nghe).
- Có những đại từ số nhiều vừa bao gồm người nói, vừa bao gồm người nghe.
VD: Chúng ta là giáo viên.
- Để xưng hô, ngoài các đại từ chuyên dụng, người Việt còn sử dụng nhiều danh từ như đại từ. Đó là:
+ Quan hệ họ hàng: bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em, …
VD: Mẹ cho con đi chợ với.
+ Nghề nghiệp, chức vụ, xã hội: giám đốc, thủ trưởng, thầy, bạn, …
VD: Giám đốc gọi em có việc gì vậy ?
- Các từ xưng hô trong tiếng Việt luôn kèm sắc thái tình cảm và thể hiện rõ thứ bậc, quan hệ, … Khi xưng hô, cần chú ý lựa chọn từ xưng hô cho lịch sự phù hợp với quan hệ giữa người nói với người nghe và người (vật) được nhắc tới.
5. Quan hệ từ:
a) Khái niệm: 
Quan hệ từ là những từ dùng để nối từ với từ, câu với câu, đoạn văn với đoạn văn, nhằm thể hiện các mối quan hệ giữa các từ ngữ, giữa các câu, các đoạn với nhau.
Các quan hệ từ thường dùng: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về, …
b) Quan hệ từ có thể được sử dụng thành cặp trong các vế nối của câu ghép đẳng lập.
- Vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; bởi … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)… ; nhờ … mà … (thường dùng để biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả).
- Nếu … thì …; hễ .. thì … (thường dùng để biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả).
- Tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … (thường dùng để chỉ quan hệ tương phản).
- Để … thì … (thường dùng để chỉ quan hệ mục đích).

đây là tất cả những j liên quan đến từ loại

26 tháng 11 2018
Trả lời :
 
Trong ngữ pháp, từ loại là một lớp từ ngôn ngữ học được xác định bằng các hành vi cú pháp hoặc các hành vi hình thái học của mục từ vựng trong câu hỏi. Phân loại ngôn ngữ học phổ biến gồm có danh từ và động từ và các loại từ khác.
 
Chúc bạn học tốt !
 
 
 
26 tháng 11 2018

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con chim họa mi ấy lại hót vang lừng

   TN                                        TN                                         CN                                     VN

Hk tốt

26 tháng 11 2018

Hôm ấy họa mi ngừng hót =)))

26 tháng 11 2018

Mẫu : Lá lành đùm lá rách

Ở bầu tròn, ở ống thì dài 
* Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm 
Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn 
* Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ 
* Bán bò đi tậu ễnh ương 
* Bé không vin, cả gãy cành 
* Lợn thả, gà nhốt 
* Bỏ thì thương, vương thì tội 
* Đen đầu thì bỏ, đỏ đầu thì nuôi 
* Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay 
* Sượng mẹ, bở con 
* Mã nhật, tượng điền, xe liền, pháo cách 
* Én bay thấp mưa ngập cầu ao, én bay cao mưa rào lại tạnh 
* Cao bờ thì tát gàu dai. gàu sòng chỉ tát được nơi thấp bờ 
* Ruộng cao trồng màu, ruộng sâu cấy chiêm 
* Căng da bụng , chùng da mắt 
* Nhanh chân thì được, chậm chân thì trượt 

26 tháng 11 2018

1

tap the duc khi ngu

2

an chua an it ngot

3

Do đó, giải pháp quan trọng để phòng chống tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em rất cần các bậc cha mẹ phải thay đổi tư duy, phải có sự hiểu biết trong việc chọn lựa các thực phẩm lành mạnh cho con (nên ăn giảm đường, giảm béo, nhiều rau củ quả, hạn chế thức ăn nhanh, chọn sữa phù hợp…), thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ vận động, chơi thể thao ít nhất 60 phút mỗi ngày, theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ mỗi tháng hay mỗi quý để kiểm soát việc tăng cân, tăng chiều cao sao cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của con.

26 tháng 11 2018

Những bài thơ về Tuổi Học Trò



Người ta bảo màu tím là chung thuỷ
Tím chân thành son sắt của con tim
Tím u buồn với dáng dấp im lìm
Tím đau khổ của tình yêu đổ vỡ
Tím là sắc hoa màu nhung nhớ
Tím đoan trinh thể hiện ở tâm hồn
Tím âm thầm chịu đựng mọi cô đơn
Tím son sắt cho đi không đòi lại
Tím đã yêu ai là mãi mãi
Tím không cần nhung lụa với vàng son
Tím đơn sơ trong cuộc sống tâm hồn
Tím chấp nhận thả mình trong bóng tối
Tím bước đi không có hoa trải lối
Tím cuối đầu thua thiệt với quyền uy
Tím chua cay khi tình chẳng còn gì?
Tím u hoài với niềm đau chất ngất
Tím lặng lẽ yêu gió buốt vào lòng
Tím thương sầu ai có biết cho chăng?
Tím run rẩy dưới trời đông băng giá
Không hiểu sao tôi lại yêu màu tím
Có lẽ tím dại,tím buồn,tím cô đơn
Thương màu tím bơ vơ chiều chủ nhật
Phố lên đèn màu tím vẫn lang thang...!



Xao Xuyến

Lòng trong trắng như mùi thơm sách vở
Chưa một lần vướng bận những sầu đau
Chỉ bâng khuâng khi mùa hạ qua mau
Và sung sướng ngày khai trường chợt đến
Tuổi học trò biết bao là kỉ niệm


Bâng Khuâng Tháng 9

Tôi nghe tiếng trống trường bâng khuâng tháng 9
Nghoảng lại sau lưng mùa hạ đã qua rồi
Ai nép vội góc hiên trường bỡ ngỡ
Chờ heo may về vương tóc rối bay
Đốm phượng vĩ cất vào ngăn cặp mới
Thu soi gương tô bờ má thêm hồng
Đừng vẫy gió thả rơi mùa cũ vội
Kẻo nắng sân trường hỏi lá có vàng không?
Làn mắt biếc tiếng nói cười xao xuyến
Ai thênh thang trong một khúc giao mùa
Tôi khép lại đôi dòng lưu bút cũ
Gọi tháng 9 về nghe nhịp trống bâng khuâng


Học Trò

Ngày xưa nhớ tuổi học trò
Những chiều tan học mình chờ đợi nhau
Nhớ gì trong gió lao xao
Em cười trong mắt mà sao ngượng ngùng
Sao em tôi cũng ngượng ngùng
Từng màu hoa phượng thẹn thùng rụng rơi
Bài thơ đã viết hết lời
Muốn trao rồi ngại,ngại rồi không trao
Để mùa hạ ấy qua mau
Để rồi kỉ niệm đi vào tháng năm
Để giờ tôi đã xa xăm
Còn đâu trong gió tiếng thẹn thùng xưa


Những Bài Thơ Không Đề

1.Mực tím dễ thương áo trắng ai
Đừng đem mây xuống vắng chân trời
Em đi một bước ta dừng lại
Nghe tím dọc đường cỏ non phơi

2.Ngập ngừng áo trắng ô hay
Bài thơ lưu bút trao tay thẹn thùng
Đến rồi ngày đỏ rưng rưng
Con ve rã giọng trên lưng phượng hồng

3.Một chút thu vàng một chút xuân
Rằm trăng ngày ấy chẳng bâng khuâng
Tinh khôi trang giấy thơm mùi vở
Cỏ rối đường về không vướng chân

4.Áo nàng vàng tôi yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu thương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím

5.Một mai rồi tháng năm sẽ lớn
Ai sẽ quên một thoáng trời hồng
Sẽ quên có một người đợi trông
Một kẻ đứng dọc đường mãi đợi

6.Vậy đó mà bỗng nhiên họ lớn
Tuổi 20 đã đến có ai ngờ?
Một hôm giai khúc mùa ve lại
Đứng ngẩn trông vời màu áo tuổi thơ

7.Xin được mãi là thiên thần áo trắng
Giọt mực hồn nhiên đậu lại trên tay
Xin nghe hoài loài sơn ca thánh thót
Của những ngày hoa nắng thơ ngây

8.Đừng đến nữa ngày giã từ lớp học
Đừng chia tay để rồi ai cũng khóc
Khi tất cả quanh mình hóa thân thương
Và đừng quên nghe một thuở học đường

9.Hững hờ gió thổi rung cây
Một bông hoa phượng rơi ngay đầu thềm
Ra sân định nhặt tặng em
Ngờ đâu em đã đến xem trước rồi

10.Kỉ niệm xưa ngỡ chừng như im bặt
Chợt hiện vế nguyên vẹn ở trong tim
Nghe bâng khuâng sao cứ muốn đi tìm
Tháng ngày qua lấm lem màu mực tím

11.Mấy nhịp cầu tre đưa ta về chốn cũ
Chút ân tình xin nhắn gởi về ai
Ngõ vắng năm xưa giờ còn chung kỉ niệm
Khi xa rồi còn đọng mãi trong tim


Trong hơi thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu.
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Bài hát đầu, xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm – Rụng xuống trái bàng đêm.
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
“Có một nàng Bạch Tuyết, các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy”
“Mười chú chứ, nhìn xem trong lớp ấy”
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao).
Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy
Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm.
Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi!
Em đã yêu anh, anh đã xa vời
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường – chiếc lá buổi đầu tiên.

Nguồn : http://vforum.vn/diendan/showthread.php?34438-Tho-hay-ve-tuoi-hoc-tro-hoc-sinh

26 tháng 11 2018

Trong mỗi cuộc đời của chúng ta, ai cũng có một thời cắp sách tới trường, ai cũng có những k‎ý ức thân thương của tuổi phượng hồng với bạn bè, Thầy Cô dưới mái trường thân yêu, để khi đã xa sẽ luôn nhớ và mang theo mình trong mỗi trang lưu bút, trong mỗi bước chân trên đường đời. Thời gian dần trôi đi, và dường như cuốn nó theo cái dòng chảy của thời gian, để rồi khi bất chợt nó ngồi nơi đây, nơi chỉ còn một mình nó, thì những kí ức của những người bạn , những hồi ức về tình cảm tuổi học trò lại ùa về với nó ... lung linh và thật đẹp. Trong những thời khắc ấy, có biết bao nhiêu những cảm xúc được thăng hoa thành những bài thơ thật đẹp, thật ý nghĩa. Những bài thơ ấy như một sự gửi gắm những tình cảm và nỗi niềm của một thời học sinh. Hãy cùng Toplist theo chân những cảm xúc thăng hoa ấy qua các bài thơ viết về tuổi học trò nhé bạn thân mến!

25 tháng 11 2018

I was born and grown up on the poor land in Duc Tho district, Ha Tinh province. That’s where deeply attaches to me 24 years of life. If anyone who asks me that “What’s the thing your most proud of?” .I will answer that’s my hometown. Duc Tho is the land poor where the people live by rice cultivation, breeding, and fishing. Although the life is very difficult, but the people is very friendly, and studious. In Duc Tho, there is a Tung Anh village where called “Doctor village”. Duc Tho is also the home of Tran Phu Secretary General, and marked many memories of the great leader Ho Chi Minh.

If you come to Duc Tho, you will feel many interesting things, visiting Tran Phu tombstone, La Giang dyke, rowing on La driver, and enjoying the traditional songs. In the evening, they can enjoy a special food which is “mussel rice” – just only eat one time, you will never forget.

Beautiful and unobtrusive! Duc Tho always tries to grow, and to improve the life of people, but keeping the traditional culture

Bài dịch

“Tôi sinh ra và lớn lên trên miền đất nghèo thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Đó là nơi gắn bó với tôi 24 năm cuộc đời. Nếu có ai hỏi tôi rằng “Điều gì làm tôi tự hào nhất?”. Tôi sẽ trả lời đó chính là quê hương tôi. Đức Thọ là mảnh đất nghèo, người dân ở đây sống bằng nghề trồng lúa, chăn nuôi và đánh cá. Mặc dù cuộc sống vất vả, nhưng con người ở đây rất thân thiện và hiếu học. Đức Thọ có một ngôi làng Tùng Ảnh, được gọi là làng tiến sỹ. Đức Thọ cũng chính là quê hương của cố tổng bí thư Trần Phú, và đã ghi nhiều dấu ấn của lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại.

Nếu đặt chân đến Đức Thọ, bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị, đi tham quan mộ cố tổng bí thư Trần Phú, đê La Giang, chèo thuyền trên sông La, và nghe câu hò ví dặm. Khi hoàng hôn xuống, cùng nhau thưởng thức cơm hến – một đặc sản ẩm thức chỉ ăn một lần là nhớ.

Đẹp và bình dị ! Đức Thọ luôn luôn cố gắng để đổi mới, cải thiện đời sống nhân dân, nhưng luôn giữ gìn bản sắc quê hương đậm đà’’.

26 tháng 11 2018

My parents’ hometown is Long An, but I was born and raised up in Ho Chi Minh City. People usually call it Saigon, and it is the biggest city of Vietnam. It has a lot of fascinating buildings and constructions since it is a modern and developing city. What I love about Saigon is that all the new and old things are perfectly harmonized. Behind the skyscrapers are the small alleys which contain a slower lifestyle and traditional values. My friends and I have a lot of places to go in our free time such as Nguyen Hue walking street, Tao Dan Park, Dam Sen Water Park, Suoi Tien theme park, and many other places which tourists usually visit. Besides the view, it can be said that Saigon is one of the food heaven that people should not miss when they come to Vietnam. We can find almost all kind of Vietnamese cuisine here, and we can enjoy featuring foods on floating restaurants on Saigon River. I love Saigon a lot, because both the people and the city itself are nice to me and whoever wants to visit it.

25 tháng 11 2018

Lớp em học có tất cả ba mươi bạn, mười tám bạn nữ và mười hai bạn nam, mỗi bạn một vẻ một tính cách, bạn nào cũng rất tốt bụng và hòa đồng, dễ mến. Nhưng trong tất cả các bạn, em ấn tượng và rất quý bạn Thanh, bạn ngồi cùng bàn với em.

Bạn có dáng người cao, hơi mập đặc biệt bạn có làn da trắng hồng rất dễ thương. Thanh có khuôn mặt tròn, chiếc mũi cao, đôi mắt đen lay láy cong vút như lá liễu, đôi lông mày thanh tú nhiều lúc nhíu lại khi cảm thấy không bằng lòng truyện gì. Chiếc miệng xinh xắn với hàm răng trắng bóng đều như hạt bắp và đôi môi hồng luôn nở nụ cười rạng rỡ mỗi khi có truyện vui.

Nổi bật nhất trên khuôn mặt là đôi má lúm đồng tiền, mỗi khi bạn cười má lúm đồng tiền xuất hiện trông bạn thật duyên dáng. Thanh có mái tóc dài đến ngang vai, đen mượt, hơi xoăn luôn được buộc cao trông rất gọn gàng. Thanh rất giản dị và hòa đồng nên rất được nhiều bạn quý mến, các bạn trong lớp đặt cho Thanh cái tên nghe thật dễ thương đó là “Thanh béo”, cái tên này xuất hiện chỉ đơn giản là vì bạn mập nhất trong các bạn nữ lớp em. Ngồi gần bạn nên em biết bạn rất chăm chỉ học tập, các thầy cô giáo có giao bài tập về nhà bạn làm rất đầy đủ, khi lên lớp thì tích cực phát biểu xây dựng bài.

Không chỉ có các bạn cùng lớp quý mến, bạn còn được cô giáo chủ nhiệm tin tưởng và giao cho làm lớp trưởng để giúp cô quản lớp. Mặc dù làm lớp trưởng và được cô giáo tin cậy nhưng bạn không những không kiêu căng mà còn tỏ ra rất hòa đồng, luôn thân thiện với các bạn trong lớp và giúp đỡ những bạn có học lực kém hơn. Lớp có bạn nào bị ốm không đi học được, Thanh cùng các bạn trong lớp đến thăm và hướng dẫn lại bài cô giáo giảng trên lớp để bạn hiểu.

Thanh luôn thực hiện rất tốt vai trò của một người lớp trưởng. Không những thế, bạn còn rất tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của trường của lớp, bạn hát rất hay và đã đạt giải tiếng hát học sinh cấp trường. Nhà em ở gần nhà bạn nên biết ngoài việc học tập ở trường, bạn còn dành thời gian giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà. Cuối năm học bạn luôn được nhận giấy khen và danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ vì những thành tích học tập xuất sắc của bạn.

Không chỉ có em mà các bạn trong lớp cũng rất yêu quý Thanh không chỉ bởi đức tính giản dị, siêng năng cần cù mà còn thật sự khâm phục những thành tích học tập mà Thanh đạt được. Bạn xứng đáng là tấm gương sang để các bạn khác học tập và noi theo.

#Tham khảo

25 tháng 11 2018

Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.
Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.
Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”
Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.
Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.

25 tháng 11 2018

Tuổi thơ của mỗi người thường gắn với những kỉ niệm về quê hương, đất nước, mái trường. Trong vô vàn kỉ niệm đó, có lẽ em yêu quý nhất là ngôi trường Tiểu học Cát Linh Đi trên phố tấp nập người qua lại, nếu để ý, chúng ta sẽ thấy ngôi trường Tiểu học Cát Linh. Cổng trường là hai cột đá cao, to, phía trên là tấm biển màu xanh dương với hàng chữ “Trưởng Tiểu học Cát Linh” màu đỏ tươi. Bên trong là một con đường để đi vào trường. Con ngõ tuy chỉ nhỏ nhưng rất đẹp, vì có rất nhiều cây: phượng, phi lao, bằng lăng che rợp con ngõ nhỏ. Vào sâu chút nữa, ta sẽ thấy sân trường. Sân trường được lát xi măng, kẻ ô ngay ngắn. Giờ ra chơi, chúng em chơi những trò chơi dân gian, đọc sách dưới sân trường. Sân có rất nhiều cây, nào chị nhài tây trắng muốt, bác đa già cổ thụ…

Các dãy lớp học được sơn màu vàng nhạt, phòng đoàn đội, hiệu phó…được bố trí vuông góc với lớp học tạo thành hình chữ H. Nhà trường còn xây thêm thư viện và phòng máy vi tính. Thư viên cung cấp cho chúng em tìa liệu, truyện hay. Phòng máy vi tính giúp giờ học thêm sôi nổi.

Em rất yêu mái trường Tiểu học Cát Linh. Dù mai đây có đi khắp mọi miền, dù thời gian có trôi theo dòng chảy, nhưng em sẽ không quên trường nơi vun đắp cho em những bước đầu đời, nơi em đã để lại bao kỉ niệm về bạn bè, thầy, cô giáo những người cha, người mẹ thứ hai của em.

25 tháng 11 2018

Tuổi thơ của mỗi người đều gắn bó với một kỉ niệm nào đó, có thể là mái đình, bãi cỏ thả diều, lớp mẫu giáo… Riêng em, em thấy mình thật gần gũi với ngôi trường Tiểu học, nơi em đã học từ lớp một đến bây giờ.

Nhìn từ xa, ngôi trường ẩn trong luỹ tre làng, lấp ló những mảng tường xanh, vàng như một bức tranh lập thể nhiều màu sắc trên nền bầu trời xanh trong. Đến trường, hiện ra trước mắt em ba dãy phòng học xây thành hình chữ H. Tường lớp học màu xanh da trời, mái lợp tồn màu xám bạc. Dãy phòng Ban giám hiệu, phòng truyền thông lợp ngói đỏ, tường phòng sơn màu vàng kem. Trường có hai sân chơi, cũng là sân đế tập thể thao, diễu hành. Sân trước rộng hơn sân sau.

Giữa sân là cột cờ uy nghiêm với lá cờ dỏ sao vàng tung bay trong gió. Sân trước của trường rợp bóng mát dưới những tán lá bàng, tán cây phượng vĩ xum xuê, được trồng từ lâu đời. Sân sau của trường chỉ rộng bằng một nửa sân trước. Sân sau mát mẻ nhờ bóng râm của cây bàng cố thụ có thân cành phình to, chia nhánh, thắt eo như một cây cảnh khổng lồ.

Góc trái sân sau là giếng nước và nhà vệ sinh. Góc phải sân là căng-tin và phòng chơi bóng bàn. Đó là hai phòng lớn mái bê-tông, cửa kính nom khá đẹp. Trường em có tất cả hai mươi lăm phòng học. Mỗi phòng học có hai dãy bàn học sinh, một tủ hồ sơ và bàn giáo viên. Gần đây, mỗi phòng học được trang bị thêm một màn hình vi tính và quạt trần. Phòng học nào cũng có ảnh Bác Hồ treo trang trọng phía trên bảng đen lớp học. Ảnh Bác hiền từ, tôn nghiêm phía dưới câu khấu hiệu nối tiếng của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Phòng học sáng lên, rộng rãi, thoáng mát trước các khung
cửa sổ mở rộng.

Đẹp nhất trường là phòng Truyền thống và các bồn hoa dọc hành lang lớp học. Bước vào phòng Truyền thông, em rất xúc động trước sự bài trí ở đây. Tượng bán thân của Bác Hồ được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Cạnh đó, các lá cờ nhà trường đoạt giải trong các kì thi được treo ngay ngắn. Các ảnh chụp sinh hoạt của học trò và giáo viên treo dọc hai bức tường làm phòng Truyền thống thêm ấm áp. Ngoài sân, những bồn hoa nối dài nhau như một đường viền đủ màu sắc giúp sân trường đẹp hẳn lên, tươi vui hơn. Mỗi một ngày đến lớp học, em thêm yêu thầy cô, yêu bạn bè và ngôi trường thân quen của mình.

Mai này tốt nghiệp Tiểu học, chúng em sẽ xa mái trường đã học trong năm năm đầu đời. Em quên sao được những ngày đầu tiên đến lớp còn rụt rè, nép sát bên mẹ. Em chắc chắn sẽ ghi nhớ mãi hình ảnh chúng em: khăn quàng đỏ trên vai, nghiêm trang và xúc động trong lễ tống kết năm học hàng năm. Em cố gắng học giỏi để xứng đáng là anh chị, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.

#Tham khảo

25 tháng 11 2018

Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây. Khi thành quả chín, rừng rất đẹp. Dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây ngất và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp nhiều ngọn mới, nhấp nháy.



 

5 tháng 7 2024

1.Bước 1: Giới thiệu

-Tên văn bản ( tác phẩm )

- Tên tác giả

- Nội dung chính

-Nhận xét của mình về nội dung