K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2017

hệ số 1 thì còn kéo đc , hệ số 2 3 thì xác định nha\

thi cô gắng là đc = ))

19 tháng 12 2017

mình xin hậu tạ những bạn có câu trả lời đúng và nhanh nhất

19 tháng 12 2017

1. Trung thực.

- Nhà nghèo yêu kẻ thật thà 
Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần. 
- Những người tính nết thật thà 
Đi đâu cũng được người ta tin dùng. 

2 Tự trọng

Đói cho sạch , rách cho thơm. 
Chết vinh còn hơn sống nhục.

3.Tôn Sư trọng đạo

- Ở đây gần bạn gần thầy 
Có công mài sắt có ngày nên kim 
-Học thầy không tày học bạn 
Cả làng có một thầy đồ 
Dạy học thì ít, bắt cua thì nhiều 
Thương thầy, trò cũng muốn theo 
Trò sợ thầy nghèo bán cả trò đi 

4.khoan dung

- Những người đức hạnh thuận hòa 
Đi đâu cũng được người ta tôn sùng. 
- Chín bỏ làm mười. 
- Một sự nhịn, chín sự lành. 
- Năm ngón tay có ngón ngắn, ngón dài.

19 tháng 12 2017

1.- Ăn ngay nói thẳng. 
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành. 
- Của ít lòng nhiều. 

- Người gian thì sợ người ngay 
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo. 
- Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ 
Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom. 
- Khôn ngoan chẳng lọ thật thà 
Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy. 

2.- Áo rách cốt cách người thương. 
- Ăn có mời, làm có khiến. 
- Giấy rách phải giữ lấy lề. 

- Kính già yêu trẻ. 
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho. 
- Người đừng khinh rẻ người. 
- Quân tử nhất ngôn. 
- Vô công bất hưởng lợi. 

3.- Dốt nát tìm thầy, bóng bảy tìm chợ. 
- Không thầy đố mày làm nên. 
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. 
- Có thờ thầy mới được làm thầy. 
- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy. 
- Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa. 

4.- Bàn tay có ngón ngắn ngón dài 
- Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài. 
- Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay. 
- Một cây có cành bổng cành la. 
- Một nhà có anh giàu anh khó. 
- Mía có đốt sâu đốt lành. 

19 tháng 12 2017

Lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài:

  • Mờ bài: Giới thiệu về truyền thống quý báu của dân tộc ta, đó là tinh thần yêu nước.
  • Thân bài: Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước qua các thời kì:
    • Lịch sử kháng chiến qua các thời đại: (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy.
    • Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đén các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bi tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...) ==> tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn.
  • Kết bài: Tác giả nêu lên bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thế hiện bằng các việc làm thiết thực (như giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) đề  tất cả mọi người thực hành yêu nước, góp phần vào công cuộc kháng chiến.
29 tháng 12 2017

Trong chúng ta, chắc là đã có nhiều bạn từng đọc “Bầy chim thiên nga ”, đọc "Nàng tiên cá”,... của An-đéc-xen - nhà văn nổi tiếng Đan Mạch trong thế kỉ XIX. Ông là nhà văn của  “mỗi thời, mọi người và mọi nhà” với loại truyện kể cho trẻ em.

Cái phong vị phương Bắc, với hoa tuyết, với cánh thiên nga, với nàng tiên cá, với ngọn lửa diêm thần kì,... như đưa tuổi thơ chúng ta sống với bao giấc mơ huyền ảo, những giấc mơ tuyệt đẹp.

Truyện “Cô bé bán diêm” được An-đéc-xen viết vào năm 1845, khi ông đã có trên 20 năm cầm bút, tên tuổi lừng danh thế giới. Nó thuộc loại truyện vừa thực vừa ảo, vừa mang màu sắc cổ tích thần kì, vừa đậm đà chất thơ trữ tình, gợi lên một tình thương, một vẻ đẹp nhân văn sáng giá. Em bé bán diêm đã chết cóng trong tuyết, với má hồng và đôi môi như mỉm cười tưởng được ru bằng những giấc mơ huyền thoại!

Người đọc từng băn khoăn tự hỏi: mẹ em bé đi đâu? Nhiều người dự đoán em bé mồ côi mẹ. Tuổi thơ đẹp nhất của em là quãng thời gian được sống bên bà nội hiền hậu trong ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh. Cuộc đời em trở nên bất hạnh từ sau ngày bà nội mất, sống bên người bố thô lỗ, cục cằn, em phải“chịu chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa” .

An-đéc-xen dẫn chúng ta đi theo con đường bán diêm của cô bé. Một thời điểm điển hình nói lên sự nghèo khổ, nói lên nỗi bất hạnh tột cùng của một em bé. Đó là một đêm giao thừa  “rét dữ dội, tuyết rơi”. Em ra đi đầu trần, lúc đầu có đôi “giày vài phỏng”, nhưng chỉ một lát sau thôi, giày của em, chiếc thì bị xe song mã nghiến, chiếc thứ hai thì bị một thằng bé xa lạ lượm lấy, tung lên trời, và nó bảo đem về “làm nôi cho con chó sau này". Em đi bán diêm trong đêm tối với đôi chân trần nhỏ bé, chẳng mấy chốc “chân em đỏ ửng lên, rồi tím bầm lại vì rét”. Nhìn em, ai mà chẳng thương tâm?

Nhà văn tạo nên hai nghịch cảnh một đêm giao thừa. Một em bé đi bán diêm suốt một ngày mà chẳng bán được một bao diêm nào, “bụng đói cật rét ” đi lang thang trên đường, chẳng được ai bố thí cho em chút đỉnh! Mái tóc và lưng em bám đầy tuyết. Trái lại, cửa sổ mọi nhà đều “sáng rực ánh đèn” và trong phố thì“sực nức mùi ngỗng quay”. Đó là hai cảnh trái ngược. Câu chuyện trở nên thấm vị đợm cay đắng! Trên bước đường bán diêm kiếm sống giữa đêm giao thừa, em bé đang sống trong cô đơn, buồn tủi. Một quá khứ hạnh phúc trở về trong tâm hồn em. Mái nhà xưa với dây trường xuân, với hình ảnh bà nội, đầm ấm thế, yên vui thế! Nay còn đâu? Mái nhà hiện tại thì tồi tàn, suốt ngày em chỉ luôn nghe lời mắng chửi. Sẽ phận em bé bán diêm thật cay đắng và đáng thương biết bao! Một tuổi thơ thấm đầy lệ. Đằng sau cảnh đời, số phận em bé bán diêm đêm giao thừa là một cái nhìn dõi theo của nhà vãn An-đéc-xen với nhiều trắc ẩn, với nỗi lo khôn nguôi.

Cô bé bán diêm ngoài cái rét, đơn côi,... còn có một nỗi đau tinh thần, luôn luôn bị giày vò, ám ảnh hết sức nặng nề. Ở nhà thì bị bố mắng nhiếc chửi rủa, lang thang trong đêm tuyết, giao thừa, nếu khống bán được ít bao diêm hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về, nhất định em sẽ bị bố đánh! Nỗi bất hạnh này thành đáng sợ, nó luôn luôn đè nặng tâm hồn em. Có biết rằng: “ tình thương của cha mẹ là thiên đường tuổi thơ” mới thấy cái sâu sắc trong tấm lòng nhân ái của nhà văn Đan Mạch. Ông nhắc khẽ ai đó đang được sống yêu thương, sung sướng trong vòng tay bố mẹ mình nên biết cảm thông với cái khổ tâm, nỗi thương đau của các bạn nhỏ bất hạnh như cô bé bán diêm này. Bởi lẽ, biết san sẻ cùng đồng loại cũng là hạnh phúc.

Phần cảm động nhất, hay nhất khi tác giả nói về những cơn mơ của em bé bán diêm. Em đã đánh hết cả một bao diêm trên tay. Lúc đầu là “đánh liều” quẹt một que, với ý định “sưởi cho đỡ rét một chút”. Ngọn lửa của một que diêm sao có thể chống lại cả một dêm dày sương tuyết? Lúc đầu em chỉ thấy, em chỉ phát hiện ra ngọn lửa diêm “xanh lam”, rồi “trắng ra”, “rực hồng lên quanh que gỗ trông đến vui mắt”. Từ niềm vui nhỏ nhoi, bình dị của một em bé con nhà nghèo như thế, em đã bước vào những cơn mơ kì diệu. Mỗi que diêm từ tay em bé quẹt lên là có một ngọn lửa "thần kì”. Que diêm thứ nhất “sáng rực như than hồng " làm cho em "tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Ngọn lửa trong lò sưởi ấy “nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Đó cũng là mơ ước của những thân phận nghèo khổ trên đời giữa mùa đông giá rét dài lê thê! Nhà văn có cái tâm đẹp, cái tấm lòng nhân hậu và giàu trí tưởng tượng mới đồng cảm với những em bé nghèo khổ qua những mơ ước bình dị như vậy.

Que diêm thứ hai bùng cháy dẫn hồn em đến một mái nhà êm ấm có “tấm rèm bằng vải màu ”, có một mâm cỗ sang trọng. Một bàn ăn có khăn trải bàn trắng tinh, có bát đĩa bằng sứ quý giá, có ngỗng quay. Em đang “bụng đói cật rét” mà, nên em thấy có một điều kì diệu nhất là ‘ângỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cá dao ăn phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em”. Que diêm tắt, mộng tan. Em bé bán diêm vẫn ngồi cô đơn một mình dưới trời tuyết trong đêm giao thừa. Hỡi ai còn mang trong lòng tình người nhất định sẽ chảy lệ khi nghĩ về thân phận em bé sau khi que diêm thứ hai tắt, mộng tan.

Lại que diêm thứ ba nữa bùng cháy. Em bé như thấy trước mắt mình một cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi... Em đang giơ tay với về phía cây... thì diêm tắt. Lần này, em thấy các ngọn nến bay lên cao mãi rồi “biến thành những ngôi sao trên trời”. Chất văn và cảm xúc của câu chuyện kể đã mang một nồng độ mới. Từ ngọn nến trên cây thông Nô-en (trong mơ) em nghĩ đến trời sao lấp lánh, rồi chập chờn về một ngôi sao đổi ngôi, một linh hồn nào đó đã “bay lên trời với Thượng đế”. Cũng cần cảm thụ được hình ảnh Thượng đế trong câu chuyện kể của An-đéc-xen, đó là một biểu tượng về niềm tin hướng tới cái vô cùng cao cả, thiêng liêng và tốt đẹp. Thượng đế trong ước mơ, chứ không phải trong quan niệm của nhiều tôn giáo, cũng như Tiên, Phật trong cổ tích Việt Nam vậy.

Em bé chìm dần vào giấc mơ huyền diệu tuổi thơ khi em quẹt que diêm thứ tư. Trong ánh lửa xanh tỏa ra từ cây diêm, em bé “ nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Và lần này cũng vậy, diêm cháy rồi tàn, làm tan giấc mộng: ‘Que diêm tắt phụt, và áo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến”. Đã hơn một thế ki trôi qua từ ngày An-đéc-xen viết truyện này (1845) nhưng người đọc khắp hành tinh - những cô, cậu học trò nhỏ bé đáng yêu - hình như vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu của cô bé bán diêm tội nghiệp. Cháu vẫn ngoan ngoãn đấy bà ơi! “Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà..”.

Chập chờn trong mơ tưởng. Đêm càng về khuya, rét càng dữ và tuyết càng phủ dày mặt đất. Diêm nối nhau chiếu sáng. Bà em hiện lên to lớn và đẹp lão. Bà nội cầm tay em bay lên cao, cao mãi "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa ” em nữa. Hai bà cháu đã về chầu Thượng đế”.

Cái tài của An-đéc-xen là đã nói về cái chết của em bé bán diêm, chết đói, chết rét trong tuyết mà không gợi ra sự bi thảm hãi hùng. Em chưa chết và em không chết! Em đã cùng bà nội giã từ cái hiện thực cay đắng, phũ phàng và côi cút này để bước sang thế giới mới tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Đó là nơi mơ ước của em; lên trời với Thượng đế chí nhân. Hình ảnh em bé bán diêm chết nằm trên tuyết, giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn “có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười ” trong ngày mồng một Tết là một hình ảnh nhiều ý nghĩa, gợi lên bao xót xa trong lòng người. Bầu trời thì xanh nhạt, mặt trời lên chói chang, tuyết vẫn phủ mặt đất. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Và họ bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”. Trái đất và bầu trời vẫn đẹp. Vẫn có kẻ vô tình trước nỗi đau của đồng loại. Đời vẫn nhiều nghịch cảnh đau buồn như tuyết vẫn phủ kín mặt đất”. Ai mà biết được “cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm ?

Đọc truyện "Cô bé bán diêm”, hình tượng ngọn lửa - diêm là hình tượng lấp lánh nhất”. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no và hạnh phúc, được ăn ngon và vui chơi, ước mơ về tình thương gia đình mà ông bà, cha mẹ đem lại cho con cháu. Từ ngọn lửa - diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời... để soi đường cho em bé bay lên với Thượng đế. Qua ngọn lửa và ngôi sao sáng An-đéc-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những mơ ước hoặc là bình dị hoặc là kì diệu của tuổi thơ. vẻ đẹp nhân văn của truyện “Cô bé bán diêm" được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa”. Và ông cũng nhắc khẽ mọi người phải biết san sẻ tình thương, đừng có phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau, bất hạnh của các em nhỏ. An-đéc-xen có một lối viết nhẹ nhàng. Giá trị nhân bản của truyện “Cô bé bán diêmm’ giúp ta thấy được, ông là nhà văn của “mọi thời, mọi người và mọi nhà” như Huy-gô, đại văn hào Pháp đã nói. Hãy nghĩ đến và phấn đấu vì một ngày mai - một ngày mai tươi đẹp - cho tuổi thư trong ấm no, hạnh phúc và ca hát, hòa bình.



 

30 tháng 12 2017

Thanks

19 tháng 12 2017

Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta với ta đều được đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
* Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
* Bạn đến chơi nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

19 tháng 12 2017

- giong nhau 

-La su trung lap cua hai nha tho noi tieng . Mot la nu si tai sac mang nang niem hoai co .Hai la nha tho tieu bieu o Viet Nam 

- Deu dung de ket thuc hai bai tho

-Khac nhau :

- hai cau ket cua hai bai tho cua hai tac gia deu dat o cuoi bai nhung y va tinh lai hoan toan khac nhau 

- Doi voi Nguyen Khuyen , cum tu ta voi ta the hien tinh ban cao dep nhat . Ko can phai co mam cao , co day , cao luong mi vi ma giua ho chi co mot tam long, mot tinh ban chan thanh , tham thiet, tri an , tri ki , the hien mot niem vui tron ven tam hon . Ta voi ta la bac la minh , tuy hai ma mot . Ho da dat toi dinh cao cua bua tiec tinh ban . Ho vui suong song trong tinh ban dep. 

- Con ba Huyen Thanh Quan , cum tu Ta voi ta khac sau trong noi buon cua nguoi khach li huong , khi ba dung tren dinh deo ngang luc chieu ta . Ta voi ta chi mot minh ba doi dien voi chinh long minh giua ko gian bao la rong lon, may, troi ,non, nuoc, Ba co don , tro troi hoan toan, ko mot ai se chia

Đây không phải là chỗ để yêu nhé bạn

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

19 tháng 12 2017

tui ko rảnh để đọc mấy cái này đâu

19 tháng 12 2017

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.   Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.

18 tháng 12 2017

mk nè nhưng bn ko đc đăng câu hỏi linh tinh lên diễn đàn

18 tháng 12 2017

oki lun kb ko

18 tháng 12 2017

Thiên nhiên tạo điều kiện cho con người tồn tại và phát triển. Thiên nhiên, đó là rừng vàng cung cấp đủ loại lâm sản. Rừng ngăn nước lũ, chắn gió, chắn cát để bảo vệ mùa màng... Thiên nhiên, đó là biển bạc cung cấp cho con người bao loại hải sản quý giá. Biển còn là đường giao thông thuận lợi nối liền các đại lục từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam.

   Thiên nhiên, đó là đất đai cho con người trồng trọt, canh tác. Từ lúa, ngô, khoai, rau, đậu cho đến cam, nho, táo, mận... Có đất trồng trọt, con người mới có lương thực, thực phẩm để duy trì sự sống.

   Thiên nhiên, đó là nước, là không khí, là mỏ vàng, mỏ sắt, mỏ dầu, mỏ kim cương... Thiên nhiên cung cấp cho con người mọi điều kiện vật chất để không ngừng nâng cao cuộc sống.

   Không những thế, thiên nhiên còn đem đến cho con người những món ăn tinh thần vô giá. Còn gì thích thú bằng được đón bình minh trên biển hay từ đỉnh núi cao thưởng thức vẻ đẹp của bầu trời và mặt đất?! Lúc này, thiên nhiên là một bức tranh với những đường nét, màu sắc kì ảo tuyệt vời là đề tài hấp dẫn cho các họa sĩ. Còn gì khoan khoái bằng được ngắm ánh trăng rằm chiếu sáng khắp xóm làng yên ả, hay khi thấy cảnh:

Vì mây cho núi lên trời, Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

   Thiên nhiên đem đến nhiều lợi ích nhưng thiên nhiên không phải là kho tàng vô tận cho con người hưởng thụ. Săn bắt mãi thì thú rừng sẽ hết, mỏ khai thác mãi cũng cạn... Danh lam thắng cảnh nếu không được giữ gìn thì còn đâu để cho con cháu ngày sau chiêm ngưỡng?!

   Chính vì vậy mà con người phải bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của mình. Cùng với việc khai thác rừng phải biết trồng rừng. Cùng với việc đánh bắt thủy sản thì phải bảo vệ chúng, giữ cho mặt biển trong xanh, không khí trong lành... Khai thác tài nguyên phải có kế hoạch hợp lí, tránh lãng phí.

   Ngày nay, nhiều quốc gia đang tuyên truyền vận động mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn ngôi nhà chung của thế giới. Trồng thêm một cây xanh, tiết kiệm một thùng nước sạch, không vứt rác ra đường... .đó là những biểu hiện cụ thể của ý thức bảo vệ thiên nhiên của mỗi chúng ta.

18 tháng 12 2017

vi de cho song them phat trien

18 tháng 12 2017

Chim lạc bầy thương cây nhớ cội,
Xa bạn xa bè, lặn lội tìm nhau.​


Có những tình bạn lưu danh muôn thuở trong văn chương như Lưu Bình với Dương Lễ, Bá Nha với Chung Tử Kì, như Nguyễn Khuyến với Dương Khuê… Trong cuộc sống xung quanh ta cũng có rất nhiều tình bạn đẹp đẽ.

Vậy thế nào là một tình bạn đẹp? Theo em, trước hết đó phải là một tình cảm chân thành, trong sáng, vô tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thân thiết dành cho nhau. Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tính nhiều hơn lí tính. Trong số đông bạn bè chung trường, chung lớp, ta chỉ có thể chọn và kết thân với một vài người. Đó là những người mà ta có thiện cảm thực sự, hiểu ta và có chung sở thích với ta, mặc dù là cùng hoặc không cùng cảnh ngộ.

Tình bạn trong sáng không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen, vụ lợi và sự đố kị hơn thua. Hiểu biết, thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với nhau, đó mới thực sự là bạn tốt. Còn những kẻ: Khi vui thì vỗ tay vào, Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai không xứng đáng được coi là bạn.

Đã là bạn thân thì thường dễ dàng xuê xoa, bỏ qua những thói hư tật xấu của nhau. Đó là một sai lầm nên tránh. Nể nang, bao che… chỉ làm cho bạn dấn sâu hơn vào con đường tiêu cực mà thôi. Trong tình huống như thế, bạn rất cần những lời khuyên đúng đắn, sáng suốt và đầy tình thân ái. Giúp bạn sửa chữa sai lầm cũng chính là giúp mình, giữ cho mình đi trên đường ngay lối thẳng để tu dưỡng thành người hữu ích.

Một yếu tố cơ bản để giữ cho tình bạn được bền lâu chính là niềm tin tưởng. Tin bạn cũng như tin mình, luôn nghĩ về bạn bè với những điều tốt đẹp. Có như vậy bạn bè mới trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của ta trong cuộc đời.

Tục ngữ có câu: Học thầy không tày học bạn với nội dung đề cao vai trò của bạn bè không chỉ trong phạm vi học hành mà còn ở nhiều mặt khác. Bạn tốt là gương sáng cho ta noi theo, nhiều lúc bạn đóng vai trò người thầy dẫn dắt, chỉ vẽ cho ta những điều hay lẽ phải. Đường đời vạn nẻo không ít gian nan, thử thách. Trên con đường dằng dặc ấy, nếu có được vài người bạn tâm giao cùng chí hướng, cùng quyết tâm, kề vai sát cánh thì lòng ta ấm áp thêm nhiều và nghị lực cũng tăng lên gấp bội.

Vì những lẽ đó mà tình bạn cao quý là một món quà tinh thần vô giá dành cho những ai biết tôn trọng và nâng niu nó. Tình bạn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một quá trình gắn bó dài lâu giữa những người bạn trung thành, thân thiết.

Ta hãy thử hình dung cuộc sống của một người không có bạn bè sẽ tẻ nhạt và cô độc biết bao nhiêu! Cuộc sống ấy u ám như mặt đất thiếu ánh mặt trời, như khu vườn hoang vắng thiếu sắc màu rực rỡ của những bông hoa, thiếu tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nói tóm lại, đó là cuộc sống buồn bã và vô vị.

Tình bạn đáng yêu, đáng quý như vậy nên chúng ta phải biết giữ gìn, vun trồng cho nó mãi mãi xanh tươi. Đối với tuổi trẻ, tình bạn lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Nào! Chúng ta hãy giang rộng vòng tay, nối kết tình bạn bè và tình thân ái. Các bạn ơi hãy nhớ: Tình bạn – đó là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi con người!

:D

18 tháng 12 2017

Trong cuộc đời mỗi người ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm bạn bè. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý giá, nó có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hơn nữa đó còn là chỗ dựa tinh thần giúp ta quên đi những nỗi buồn, những vất vả khó khăn trong cuộc sống.

Trong văn chương, chúng ta cũng bắt gặp những tác phẩm ca ngợi tình bạn như Lưu Bình – Dương Lễ. Một người sẵn sàng đưa vợ mình đến giúp đỡ bạn trong lúc bạn gặp khó khăn, bế tắc. Hay như tích Trung Quốc có Bá Nha Tử Kì: Một người bạn ra đi, người ở lại không muốn đánh đàn nữa vì nghĩ rằng chẳng còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình như người bạn đã mất. Hay như Tú Xương cũng có bài thơ Khóc Dương Khuê để nói lên tình cảm của mình với bạn. Đó có được những mối thâm tình ấy chắc chắn họ đã có những kỉ niệm sâu sắc bên nhau và hơn thế đó là sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn.