K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2020

V​ề​ tính tự​ lậ​p, tự​ chủ

mk cũng thấy zậyucche

28 tháng 12 2020

Em ko tán thành với cách làm đó .Vì bài làm của ai thì phải tự làm 

28 tháng 12 2020

Em không tán thành với ý kiến đó. Vì hành động của các bạn như vậy là đang vi phạm luật của trường và làm như vậy là ỷ lại chứ không phải là năng suất chất lượng hiệu quả

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
28 tháng 12 2020

+ Vô cảm là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng không biết quan tâm đến mình đến những gì đang diễn ra xung quanh mình. Nói cách khác là không có cảm xúc trước bất kỳ sự việc sự vật nào, không động lòng trước nỗi đau của người khác, không phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày.

+ Biểu hiện:

- Nhẹ nhất là: người mắc bệnh không biết nói lời “Xin lỗi” khi làm sai hay mắc lỗi và không biết “cám ơn” khi được giúp đỡ.

-  Nặng hơn là quên đi trách nhiệm cứu giúp người bị nạn (gặp tai nạn giao thông, cháy nhà, gặp người đau ốm … )

 - Hiện tượng vô cảm với chính mình, vô cảm với những thành công, thất bại, với niềm vui hay nỗi buồn với kết quả học tập của bản thân (bị điểm 1, 2 không buồn, được điểm 8, 9 không vui, lạnh nhạt dửng dưng với tất cả …).

-  Cao nhất, vô cảm tự biến mình thành kẻ vô tri vô giác, mọi lời dạy bảo, khuyên nhủ, phê bình không có tác động gì, con người trở nên trơ lỳ, không tự ái, không tự trọng, không xấu hổ …

+ Tác hại của vô cảm:

- Đối với từng cá nhân, từng người: lối sống vô cảm làm tàn phá tâm hồn, làm trái tim con người trở nên chai sạn và dễ dẫn đến tội ác.

- Đối với gia đình, xã hội: vô cảm làm suy thoái đạo đức của một cá nhân hay của một tập thể, đẩy đất nước đến tụt hậu, có thể làm nguy hại đến tính mạng con người và vận mệnh dân tộc.

+ Nguyên nhân:

- từ bản thân: thiếu bản lĩnh trước ngoại cảnh, lối sống ích kỷ,...

- từ gia đình, người thân: chưa quan tâm đúng mức.

+Biện pháp khắc phục:

- xây dựng lại lối sống khoa học.

- Gia đình quan tâm hơn, dạy lại cách quan tâm đến người khác.

- tránh xa các tệ nạn xã hội.

1/Để người chết ở trong nhà tương đương với số lượng trong nhà có bao nhiêu người con(VD:Cha mất,trong nhà có 5 anh em, để cha ở trong nhà 5 ngày) hoặc để xác người chết ở trong nhà quá thời gian quy định.

Tác hại:Ô nhiễm môi trường sống của con người..

2/Khi nhà có người bị bệnh,mời thầy tế về cúng.

Tác hại:Không những không thể làm cho người bị bệnh khỏi bệnh mà còn khiến họ bệnh nặng hơn->Một vài trường hợp ủ bệnh quá lâu dẫn đến tử vong do ủ bệnh vì quá mê tín dị đoan.

Giải pháp:Nên đưa người bị bệnh đến trạm y tế gần nhất để kịp thời chữa bệnh.

3/Bói toán(xem bói)

Tác hại:Dễ làm cho con người sa vào các tệ nạn xã hội:thanh niên cướp tiền coi bói,một số trường hợp vì quá mê tín nên đã giết người để đem lại may mắn cho mình.

*Những thủ tục lạc hậu trên cần phải loại bỏ*

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
28 tháng 12 2020

Kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp như ( truyền thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung…); Những phong tục truyền thống tốt đẹp (Thờ cúng ông bà tổ tiên,...); Những nghệ thuật truyền thống của dân tộc (Múa rối, hát ca trù, cái lương,...)

Xóa bỏ những hủ tục lạc hậu (Bói toán, chữa bệnh bằng việc cúng bái,...)

Lý giải: Những giá trị truyền thống tốt đẹp cần được lưu giữ vì nó là những nét đẹp ngàn đời, là đặc trưng của dân tộc Việt. Không chỉ có giá trị lịch sử mà còn mang giá trị thời đại. Dù thời đại mới phát triển nhưng những giá trị đó vẫn mang vai trò nhất định của nó.

Ngược lại những hủ tục lạc hậu không mang lại giá trị hiện thực. Là những thứ phản khoa học, gây ảnh hưởng, tác động xấu đến cuộc sống của nhân dân.

28 tháng 12 2020

Cảm ơn bạn nhiều :33