K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6 2019

Câu 1 :

Tham khảo tại Câu hỏi của nhok lạnh lùng ~ - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến

Link : https://h.vn/hoi-dap/question/408126.html

27 tháng 6 2019

Buổi tối, cả nhà em đang ăn cơm bỗng nghe có tiếng gọi cửa. Em buông đũa chạy ra mở thì hoá ra là anh Minh. Em reo lên: “Mẹ ơi! Anh Minh đã về!” và em ôm chầm lấy anh.

   Anh Minh em nhập ngũ đã được hai năm, hôm nay anh được thưởng phép về thăm nhà (sau một đợt huấn luyện và công tác, anh đạt thành tích xuất sắc). Anh hiện ra trước mắt em trong bộ quân phục màu xanh rêu, cúc áo, cúc túi cài khuy cẩn thận, hai bên ve cổ áo có đeo quân hàm binh nhất nền đỏ thắm, có hình nổi hai ngôi sao và hình hai khẩu pháo đan chéo nhau. Anh đội chiếc mũ cối có đính quân hiệu tròn đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng. Trông anh thật chững chạc, oai vệ. So với khi còn ở nhà, anh khoẻ ra nhiều. Khổ người anh vạm vỡ, bộ ngực nở nang cân đối, tay chân rắn chắc. Anh đi đôi giày vải bạc màu cỏ úa có dây buộc chặt. Bước vào nhà, bỏ mũ, trút khỏi vai cái ba lô con cóc to bè, anh ngồi xuống nói chuyện với bố mẹ. Bây giờ em nhìn kĩ, thấy anh có nước da bánh mật của người quen với nắng gió ở thao trường và vùng ven biển, nơi anh đóng quân. Bàn tay anh đã có đôi chỗ thô, ráp và chai cứng. Đôi mắt anh sáng long lanh hơn xưa, chắc khi đứng gác, anh không để lọt một dấu hiệu khả nghi nào.

   Sáng hôm sau anh dậy rất sớm. Chỉ trong vài phút anh đã gấp gọn chăn màn và giục em cùng chải răng, rửa mặt. Rồi anh mặc quần áo chỉnh tề, dẫn em đi chào bà con. Đến nhà nào anh cũng thăm hỏi tình hình sức khoẻ và công việc làm ăn của từng người, nhất là các cụ già. Một lần đứng trước cửa, chợt thấy một bà cụ đi qua, lưng còng mà xách cái bị nặng, anh liền chạy ra mang đỡ cụ về tận nhà. Đối với bọn trẻ chúng em, anh ân cần hỏi han tình hình học hành và tặng “quà”: những vỏ đạn bằng đồng đỏ mới tinh, những vỏ ốc hến lạ, những thỏi đá màu sắc đẹp anh lượm ở bãi biên gần doanh trại. Thảo nào chiếc ba lô của anh nặng thế! Chúng em thích nhất là buổi tối, học xong ngồi quây quanh anh để nghe anh nói chuyện về những nơi anh đã đi qua, phong cảnh và đời sống của nhân dân có những nét khác hẳn quê nhà. Những mẩu chuyện anh kể về sinh hoạt trong đơn vị anh rất hấp dẫn. Bộ đội ta sống thật gian khổ mà dũng cảm biết bao! Vốn khéo tay hay làm từ lúc còn ở nhà, nay anh học thêm được nhiều “nghề" mới. Có mấy ngày phép mà anh chẳng mấy lúc chịu ngơi tay, hết chữa cái chạn đựng bát lại đem xe đạp của bố mẹ em ra lau dầu trơn, sạch. Có lần anh còn cặm cụi khâu vá cho em những quần áo bị sứt chỉ, tuột khuy... Thật đúng là “lính Cụ Hồ” như anh thường nói.

   Thấm thoắt đã đến ngày anh phải trờ về đơn vị. Tiễn anh di ra bến xe, em bồi hồi xúc dộng, cứ muốn níu mãi tay anh. Cô giáo vẫn nói nhờ các anh bộ đội đang nắm chắc tay súng ờ tiền tuyến, học sinh mới được yên vui dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Em lấy làm vinh dự vì gia đinh em cũng có anh Minh góp phần làm nghĩa vụ vẻ vang ấy.


 

Sau khi ăn cơm tối xong, em thong thả đi ra ngoài ngõ dạo chơi, hóng gió cho mát mẻ. Bỗng có anh bộ đội từ xa tiến dần về phía em.

Trong bóng hoàng hôn nhập nhoạng, em không nhìn rõ ai. Đột nhiên anh bộ đội kêu to: “Loan! Em đấy hả?”. Em giật mình quay lại: “Trời ơi! Anh Phong!” và ôm chầm lấy anh.

Anh Phong là anh Hai của em, đi bộ đội đã được một năm nay. Lúc anh nhập ngũ được một tháng thì có giấy báo trúng tuyển của Trường Đại học Bách khoa gửi về, hiện bố vẫn đang cất giữ. Bố nói “Chừng nào thằng Phong hoàn thành nhiệm vụ quán sự trở về sẽ đi học đại học”. Giờ đây, anh hiện ra trước mắt em trong bộ quân phục màu xanh cỏ úa. Hai cầu vai có đeo quân hàm và phù hiệu nền đỏ in hình hai ngôi sao. Chiếc ngôi sao vàng năm cánh. Nom anh bây giờ khác xưa nhiều lắm. Anh chững chạc và rắn rỏi như một ngư dân vùng biển. Làn da trắng thưở học trò được thay bằng một màu đồng hun. Mái tóc cắt ngắn tạo cho khuôn mặt anh vốn tròn tròn nay như đậm lại, tròn trĩnh hơn, khỏe khoắn. Có lẽ những khó khăn vất vả của đời lính đã tôi luyện cho anh trưởng thành. !

Đợt phép này anh nghỉ được nửa tháng ở nhà nhưng không thấy anh rỗi rãi được chút nào. Anh nói với mẹ: “Xa nhà, con mới thấy thương bố mẹ nhiều. Bố mẹ vất vả nuôi chúng con ăn học, chúng con chưa đáp đền gì cho bố mẹ. Sức khỏe bố mẹ ngày càng yếu đi, em gái con thì lại đang còn nhỏ. Con được nghỉ mấy ngày, giúp bố mẹ được chừng nào hay chừng đó”. Thế là anh lao vào công việc. Hết dọn dẹp lại nhà cửa, anh lại ra vườn làm cỏ, vun gốc, bón cây… Công việc nào anh cũn làm nhanh gọn. Tối tối anh lại hướn dẫn cho em học bài, làm văn, làm toán, vẽ tranh… Những lúc rảnh rỗi, anh đưa em đi thăm bà con lối xóm, Anh hỏi thăm sức khỏe, công việc làm ăn của mọi người rồi xin phép đến thăm nhà khác. Mọi người đều khen anh là chững chạc trưởng thành, nhanh nhẹn, đẹp trai hơn trước. 



Những ngày ở nhà, anh làm việc luôn tay, sửa bồn hoa trước sân nhà, cắt xén hàng chậu kiểng, vun gốc cho mấy cây rau, cây bưởi… sau vườn

Nửa tháng nghỉ phép của anh đã trôi qua. Hôm tiễn anh lên bến xe trở lại đơn vị, anh xoa đầu em, rồi cúi xuống nói nhỏ: “Loan ở nhà nhớ học giỏi, biết nghe lời bố mẹ, thầy cô. Lần sau về, anh sẽ mua nhiều quà cho em, nhớ viết thư cho anh nhé!” 

27 tháng 6 2019

Chính vào thời gian Sơn Tinh ở chân núi Ngọc Tản cùng mọi người làm ăn sinh sống ấy, thì ở Kinh đô Phong Châu, tại ngã ba Hạc Trì, công chúa Mỵ Nương, con gái yêu của vua Hùng thứ 18, đang cùng nhà vua và các vị đại thần đứng trên lầu cao tuyển kén phò mã ...

Vua Hùng thứ 18, hiệu Hùng Duệ Vương, vốn là người thuần phát nhân hậu, nhưng Ngài hiếm hoi chỉ sinh mỗi một cô con gái. Nàng tên là Mỵ Nương, càng lớn lên, nhan sắc lại càng lộng lẫy xinh đẹp.

Vua Thục nước láng giếng bấy giờ là Thục Phán, vốn nuôi tham vọng thôn tính nước Văn Lang từ lâu, nay thấy Mỵ Nương đã lớn, bèn sai sứ giả đến cầu hôn. Thục Phán tính rằng: nếu lấy được Mỵ Nương thì sau này khi Hùng Duệ Vương già yếu tất sẽ phải nhường ngôi lại cho con rể, và như vậy thật là một công đôi việc!"

Khi sứ giả đến, Hùng Vương có ý phân vân. Mặc dù biết rõ ý định của Thục Phán nhưng nhà vua vẫn muốn gả Mỵ Nương cho, vì nghĩ rằng Thục Phán vốn cùng gốc gác Lạc Long Quân, Âu Cơ, hơn nữa, gả bán như thế cũng là môn đăng hộ đối: Chẳng gì con gái cũng là hoàng hậu của một nước kia mà!

Tuy nhiên, đến khi đưa ra để các triều thần tham nghị, thì lại có mấy vị Lạc hầu không đồng tình, cho rằng như thế là mất nước. Một vị đứng lên:

- Muôn tâu bệ hạ. Xưa kia ta và Thục tuy cùng chung một gốc, nhưng từ mấy đời nay, biên giới cương vực thật đã rõ ràng. Bệ hạ gả công chúa 

Muôn tâu bệ hạ. Xưa kia ta và Thục tuy cùng chung một gốc, nhưng từ mấy đời nay, biên giới cương vực thật đã rõ ràng. Bệ hạ gả công chúa như thế, chẳng khác nào ta dâng nước không cho Thục. Bệ hạ bao nhiêu năm trị vì đất nước, há không cho rằng tất cả thần dân đều là con cái trong nhà cả hay sao? Vả lại nước ta, đất rộng người đông, hẳn chẳng thể thiếu nhân tài? Nay theo thiển ý của hạ thần, bệ hạ nên kén lấy một người trong nước tài cao đức trọng để làm phò mã cho công chúa. Rồi ra, sẽ tuyển mộ binh mã, củng cố lực lượng. Như thế, cương vực lãnh thổ của ta sẽ được lưu truyền, mà dân chúng đời đời cũng chẳng bao giờ quên ơn Bệ hạ ...

Vua Hùng im lặng lắng nghe, rồi gật đầu tỏ ý tán thưởng, và Ngài quyết dịnh thôi không gả Mỵ Nương cho Thục Phán nữa. Theo lệnh Ngài, mấy ngày sau, nội cung và quân lính phải dựng một lầu cao ở ngã ba Hạc Trì, để công chúa kén chồng. Ngài lại cho sứ giả đi khắp trong nước truyền lệnh rằng: Tất cả trai tráng chưa thành gia thất, hễ ai có tài cán gì, hãy cứ đến Hạc Trì 

Thế là, hầu như tất cả anh tài trong nước đều đã có mặt ở Hạc Trì sau đó. Thật lắm người có tài! Tuy nhiên, đã gần hết một tuần mà chưa có ai lọt vào mắt xanh của nhà vua và công chúa cả. Nhưng đến sáng ngày thứ mười, ngay từ buổi sáng sớm, lại bỗng một lúc, có đến hai chàng trai vào xin ứng tuyển. Một chàng xưng tên là Sơn Tinh, quê ở chân núi Ngọc Tản, còn một chàng xưng tên là Thủy Tinh, quê ở miền biển. Nhà vua nhìn cả hai chàng, thấy đều lực lưỡng, khỏe mạnh và mặt mũi cũng đều khôi ngô tuấn tú. Tuy nhiên, chàng Sơn Tinh thì hiền lành, còn chàng Thủy Tinh lại có vẻ dữ tợn. Nhà vua trong bụng ưng chàng Sơn Tinh hơn, nhưng vẫn bảo cả hai chàng sẽ lần lượt trổ tài của mình.

Chàng Sơn Tinh trổ tài trước. Chàng làm lễ bái kiến rồi đi một bài quyền, trông thật đường đường là một võ tướng, một trang phong lưu tuấn kiệt. Xong bài quyền, chàng cầm lấy gậy thần, múa tít, trông bên ngoài chỉ thấy loang loáng như ánh chớp, còn người thì chẳng thấy đâu. Chắc là chàng vừa múa gậy vừa nhẩm sách ước, nên tự nhiên có trái núi hiện ra. Rồi trái núi biến mất, để thay vào đó, lần lượt là đồi đất, rừng cây, khúc sông, cánh đồng ... cho đến cả lâu đài, thành quách. Tất cả vừa thoắt hiện rồi lại thoắt biến, như có phép lạ thần thông vậy ...

Nhà vua, các đại thần và công chúa đều vui mừng ra mặt. Còn dân chúng đứng xem thì sung sướng nhảy lên reo hò như sấm dậy, khiến cho chàng 

Nhà vua, các đại thần và công chúa đều vui mừng ra mặt. Còn dân chúng đứng xem thì sung sướng nhảy lên reo hò như sấm dậy, khiến cho chàng Thủy Tinh chân tay bồn chồn, và thái độ giận dữ hiện cả ra bên ngoài. Biết ý, nhà vua phẩy tay cho chàng Sơn Tinh lui ra, thế là ngay lập tức, chàng Thủy Tinh nhảy tới.

Chàng vừa nóng vội vừa tức giận đến nỗi quên cả làm lễ bái kiến, mà cứ thế, tay cầm một dãi lụa trắng, múa đi loang loáng. Tài nghệ của chàng quả thực cũng chẳng kém gì Sơn Tinh: Người ta chỉ thấy một vầng hào quang màu trắng, còn người thì dường như đã biến đi mất tăm. Xong bài múa, chàng Thủy Tinh đứng nguyên, tay phất dãi lụa. Thế là, mây đen ở đâu ùn ùn kéo đến, rồi sấm chớp đùng đùng, và mưa đổ nước xuống như trút. Tất cả mọi người đều bị ướt sũng, và tiếng ta thán nổi lên như ong, thế nhưng chàng Thủy Tinh mặt vẫn lạnh băng, lại còn khái chí cười lên khanh khách, như thể vừa trả xong một món nợ thù.

Trên lễ đài, nhà vua đứng bật dậy toan nói điều gì. Biết ý, chàng Thủy Tinh lập tức phất mạnh dãi lụa, thế là tự nhiên mưa dứt, bầu trời mặt đất quang đãng như thường.

Chẳng biết nhà vua nghĩ gì, nhưng có thể đoán được ý của Ngài định gả công chúa cho ai, qua lời nghiêm phán sau đây:

- Ta xe tài năng của hai chàng, thấy đều xứng đáng là rể ta cả. Thế nhưng, ta chỉ có một con gái nên chẳng biết sẽ gả cho ai là hay hơn bây giơ ø ... Thôi hai chàng hãy trở về nhà chuẩn bị đồ sính lễ, nếu ngày mai ai đến trước, ta sẽ gả công chúa cho. Đồ sính lễ quý thế nào ta chẳng biết, nhưng nhất thiết phải có "voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao". Đấy là cái lệ mà các bậc tiên vương từ ngày trước đã định ra, ta đâu dám trái!

Nghe thấy thế, cả hai chàng vội hướng lên lễ đài làm lễ cáo biệt, rồi lập tức về nhà chuẩn bị ...

Chàng Thủy Tinh tuy pháp thuật cao cường, nhưng vốn xuất thân từ miền biển, nên chỉ có thể kiếm được rất nhiều ngọc trai, đồi mồi, rồi đến tổ yến sào và vàng bạc, chứ voi, ngựa, gà thì chàng bị chậm.

Trong khi đó, chàng Sơn Tinh pháp thuật cao cường cũng chẳng kém, lại ở miền rừng núi và có sách ước, nên chỉ trong đêm ấy, mọi thứ chàng đều chuẩn bị xong. Vàng, bạc, ngọc đá các màu tha hồ. Mật gấu, gan tê rồi chim muông lạ và hoa quả quý có đủ. Mọi người trong trại và bạn bè xung quanh 

Mờ sáng hôm sau, đoàn rước dâu của Sơn Tinh đã có mặt tại Kinh đô Phong Châu. Chàng vào làm lễ ra mắt, được vua Hùng đón tiếp nồng hậu và nhận làm con rể. Ngay sáng hôm đó, sau khi tiến hành xong các nghi lễ, chàng Sơn Tinh đưa công chúa Mỵ Nương trở về núi Tản.

Đoàn rước dâu của Thủy Tinh, từ cửa sông Hồng đi ngược lên, rồi vào sông Đà đến miền Phong Châu. Các rương hòm đựng đồ sính lễ nổi bập bềnh trên mặt nước do bọn ba ba, thuồng luồng vừa đội vừa bơi. Sóng lớn đập vào hai bên bờ, như đang xảy ra bão lớn. Chàng Thủy Tinh định bụng, sau khi lên bờ sẽ đi tìm bắt voi ngựa, gà ...

Nào ngờ, khi chàng cùng đoàn bọn họ ngược lên vùng núi Tản, đã thấy đoàn rước dâu của Sơn Tinh trở về. Chàng điên tiết thét toáng lên một hồi, làm cho đám thuộc hạ sợ quá lặn sâu xuống nước, các rương hòm vì thế liền bị chìm nghỉm. Vô cùng tức giận, chàng giật phắt dãi lụa vẫn quấn tròn trong túi áo, rồi vung lên, vừa múa vừa phẩy xuống liên hồi, làm cho sấm chớp nổi lên đùng đùng và mưa đổ nước xuống như trút. Nước sông Đà dâng cao, rồi dâng cao mãi. Chẳng mấy chốc, cả một vùng quanh núi Tản , chỉ thấy mênh mông những nước ...

Chàng Sơn Tinh rước dâu về đến nhà, định dựng rạp mở tiệc ăn mừng thì bỗng đâu cơn mưa ập tới. Rồi mưa mỗi lúc một to và nước dâng lên cao, khiến chàng phải đưa Mỵ Nương và mọi người trèo ngược lên các đỉnh núi. Từ đỉnh núi, chàng thấy cơ man nào là giải, mập, ba ba, thuồng luồng, đang lũ lượt bò lên. Lại nghe thấy cả tiếng của Thủy Tinh vang rền lên như sấm, hò hét bôï hạ xông vào. "À, hóa ra Thủy Tinh đánh đòn ghen định cướp Mỵ 

Chàng Sơn Tinh rước dâu về đến nhà, định dựng rạp mở tiệc ăn mừng thì bỗng đâu cơn mưa ập tới. Rồi mưa mỗi lúc một to và nước dâng lên cao, khiến chàng phải đưa Mỵ Nương và mọi người trèo ngược lên các đỉnh núi. Từ đỉnh núi, chàng thấy cơ man nào là giải, mập, ba ba, thuồng luồng, đang lũ lượt bò lên. Lại nghe thấy cả tiếng của Thủy Tinh vang rền lên như sấm, hò hét bôï hạ xông vào. "À, hóa ra Thủy Tinh đánh đòn ghen định cướp Mỵ Nương đây. Được! Ta sẽ cho chúng biết thế nào là nghĩa lý".

Chàng liền mở sách ước, đọc đến đâu thì thấy từng dãy đồi núi hiện ra, làm cho mức nước bị chặn ngay lại. Rồi chàng múa gậy thần, nhảy từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác, lại quay đầu gậy chỉ vào đám giải, mập, ba ba, thuồng luồng, làm cho chúng quay ra chết, xác chồng lên xác, rơi trở lại, và trôi lềnh bềnh trên mặt nước sông Đà, do nhiều quá, đã làm một khúc sông bị tắc nghẽn lại.

Vừa đau đớn, vừa căm giận đến tím ruột, bầm gan, chàng Thủy Tinh vừa liên hồi quát lên những tiếng sấm hối thúc quân lính, vừa hóa phép, dùng lưỡi tầm sét và những luồng chớp nhằm vào Sơn Tinh mà đánh. Nhưng làm sao đánh trúng được Sơn Tinh! Gậy thần của chàng làm cho lưỡi tầm sét của Thủy Tinh bị bật văng ra xa, chỉ thấy vô số cây cối bị đổ, đất đá sụt lở, rơi xuống nước ầm ầm, còn chàng thì vẫn bình an vô sự.

Quân lính của Thủy Tinh càng xông lên bao nhiêu lại càng bị chết bấy nhiêu

Còn nữa

Chính vào thời gian Sơn Tinh ở chân núi Ngọc Tản cùng mọi người làm ăn sinh sống ấy, thì ở Kinh đô Phong Châu, tại ngã ba Hạc Trì, công chúa Mỵ Nương, con gái yêu của vua Hùng thứ 18, đang cùng nhà vua và các vị đại thần đứng trên lầu cao tuyển kén phò mã ...

Vua Hùng thứ 18, hiệu Hùng Duệ Vương, vốn là người thuần phát nhân hậu, nhưng Ngài hiếm hoi chỉ sinh mỗi một cô con gái. Nàng tên là Mỵ Nương, càng lớn lên, nhan sắc lại càng lộng lẫy xinh đẹp.

Vua Thục nước láng giếng bấy giờ là Thục Phán, vốn nuôi tham vọng thôn tính nước Văn Lang từ lâu, nay thấy Mỵ Nương đã lớn, bèn sai sứ giả đến cầu hôn. Thục Phán tính rằng: nếu lấy được Mỵ Nương thì sau này khi Hùng Duệ Vương già yếu tất sẽ phải nhường ngôi lại cho con rể, và như vậy thật là một công đôi việc!"

Khi sứ giả đến, Hùng Vương có ý phân vân. Mặc dù biết rõ ý định của Thục Phán nhưng nhà vua vẫn muốn gả Mỵ Nương cho, vì nghĩ rằng Thục Phán vốn cùng gốc gác Lạc Long Quân, Âu Cơ, hơn nữa, gả bán như thế cũng là môn đăng hộ đối: Chẳng gì con gái cũng là hoàng hậu của một nước kia mà!

Tuy nhiên, đến khi đưa ra để các triều thần tham nghị, thì lại có mấy vị Lạc hầu không đồng tình, cho rằng như thế là mất nước. Một vị đứng lên:

- Muôn tâu bệ hạ. Xưa kia ta và Thục tuy cùng chung một gốc, nhưng từ mấy đời nay, biên giới cương vực thật đã rõ ràng. Bệ hạ gả công chúa như thế, chẳng khác nào ta dâng nước không cho Thục. Bệ hạ bao nhiêu năm trị vì đất nước, há không cho rằng tất cả thần dân đều là con cái trong nhà cả hay sao? Vả lại nước ta, đất rộng người đông, hẳn chẳng thể thiếu nhân tài? Nay theo thiển ý của hạ thần, bệ hạ nên kén lấy một người trong nước tài cao đức trọng để làm phò mã cho công chúa. Rồi ra, sẽ tuyển mộ binh mã, củng cố lực lượng. Như thế, cương vực lãnh thổ của ta sẽ được lưu truyền, mà dân chúng đời đời cũng chẳng bao giờ quên ơn Bệ hạ ...

Vua Hùng im lặng lắng nghe, rồi gật đầu tỏ ý tán thưởng, và Ngài quyết dịnh thôi không gả Mỵ Nương cho Thục Phán nữa. Theo lệnh Ngài, mấy ngày sau, nội cung và quân lính phải dựng một lầu cao ở ngã ba Hạc Trì, để công chúa kén chồng. Ngài lại cho sứ giả đi khắp trong nước truyền lệnh rằng: Tất cả trai tráng chưa thành gia thất, hễ ai có tài cán gì, hãy cứ đến Hạc Trì để thi thố.

Thế là, hầu như tất cả anh tài trong nước đều đã có mặt ở Hạc Trì sau đó. Thật lắm người có tài! Tuy nhiên, đã gần hết một tuần mà chưa có ai lọt vào mắt xanh của nhà vua và công chúa cả. Nhưng đến sáng ngày thứ mười, ngay từ buổi sáng sớm, lại bỗng một lúc, có đến hai chàng trai vào xin ứng tuyển. Một chàng xưng tên là Sơn Tinh, quê ở chân núi Ngọc Tản, còn một chàng xưng tên là Thủy Tinh, quê ở miền biển. Nhà vua nhìn cả hai chàng, thấy đều lực lưỡng, khỏe mạnh và mặt mũi cũng đều khôi ngô tuấn tú. Tuy nhiên, chàng Sơn Tinh thì hiền lành, còn chàng Thủy Tinh lại có vẻ dữ tợn. Nhà vua trong bụng ưng chàng Sơn Tinh hơn, nhưng vẫn bảo cả hai chàng sẽ lần lượt trổ tài của mình.

Chàng Sơn Tinh trổ tài trước. Chàng làm lễ bái kiến rồi đi một bài quyền, trông thật đường đường là một võ tướng, một trang phong lưu tuấn kiệt. Xong bài quyền, chàng cầm lấy gậy thần, múa tít, trông bên ngoài chỉ thấy loang loáng như ánh chớp, còn người thì chẳng thấy đâu. Chắc là chàng vừa múa gậy vừa nhẩm sách ước, nên tự nhiên có trái núi hiện ra. Rồi trái núi biến mất, để thay vào đó, lần lượt là đồi đất, rừng cây, khúc sông, cánh đồng ... cho đến cả lâu đài, thành quách. Tất cả vừa thoắt hiện rồi lại thoắt biến, như có phép lạ thần thông vậy ...

Nhà vua, các đại thần và công chúa đều vui mừng ra mặt. Còn dân chúng đứng xem thì sung sướng nhảy lên reo hò như sấm dậy, khiến cho chàng Thủy Tinh chân tay bồn chồn, và thái độ giận dữ hiện cả ra bên ngoài. Biết ý, nhà vua phẩy tay cho chàng Sơn Tinh lui ra, thế là ngay lập tức, chàng Thủy Tinh nhảy tới.

Chàng vừa nóng vội vừa tức giận đến nỗi quên cả làm lễ bái kiến, mà cứ thế, tay cầm một dãi lụa trắng, múa đi loang loáng. Tài nghệ của chàng quả thực cũng chẳng kém gì Sơn Tinh: Người ta chỉ thấy một vầng hào quang màu trắng, còn người thì dường như đã biến đi mất tăm. Xong bài múa, chàng Thủy Tinh đứng nguyên, tay phất dãi lụa. Thế là, mây đen ở đâu ùn ùn kéo đến, rồi sấm chớp đùng đùng, và mưa đổ nước xuống như trút. Tất cả mọi người đều bị ướt sũng, và tiếng ta thán nổi lên như ong, thế nhưng chàng Thủy Tinh mặt vẫn lạnh băng, lại còn khái chí cười lên khanh khách, như thể vừa trả xong một món nợ thù.

Trên lễ đài, nhà vua đứng bật dậy toan nói điều gì. Biết ý, chàng Thủy Tinh lập tức phất mạnh dãi lụa, thế là tự nhiên mưa dứt, bầu trời mặt đất quang đãng như thường.

Chẳng biết nhà vua nghĩ gì, nhưng có thể đoán được ý của Ngài định gả công chúa cho ai, qua lời nghiêm phán sau đây:

- Ta xe tài năng của hai chàng, thấy đều xứng đáng là rể ta cả. Thế nhưng, ta chỉ có một con gái nên chẳng biết sẽ gả cho ai là hay hơn bây giơ ø ... Thôi hai chàng hãy trở về nhà chuẩn bị đồ sính lễ, nếu ngày mai ai đến trước, ta sẽ gả công chúa cho. Đồ sính lễ quý thế nào ta chẳng biết, nhưng nhất thiết phải có "voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao". Đấy là cái lệ mà các bậc tiên vương từ ngày trước đã định ra, ta đâu dám trái!

Nghe thấy thế, cả hai chàng vội hướng lên lễ đài làm lễ cáo biệt, rồi lập tức về nhà chuẩn bị ...

Chàng Thủy Tinh tuy pháp thuật cao cường, nhưng vốn xuất thân từ miền biển, nên chỉ có thể kiếm được rất nhiều ngọc trai, đồi mồi, rồi đến tổ yến sào và vàng bạc, chứ voi, ngựa, gà thì chàng bị chậm.

Trong khi đó, chàng Sơn Tinh pháp thuật cao cường cũng chẳng kém, lại ở miền rừng núi và có sách ước, nên chỉ trong đêm ấy, mọi thứ chàng đều chuẩn bị xong. Vàng, bạc, ngọc đá các màu tha hồ. Mật gấu, gan tê rồi chim muông lạ và hoa quả quý có đủ. Mọi người trong trại và bạn bè xung quanh kéo đến chỉ việc đóng các thứ vào rương hòm, rồi cho lên xe và lùa voi, ngựa đi cho đúng hướng mà thôi.

Mờ sáng hôm sau, đoàn rước dâu của Sơn Tinh đã có mặt tại Kinh đô Phong Châu. Chàng vào làm lễ ra mắt, được vua Hùng đón tiếp nồng hậu và nhận làm con rể. Ngay sáng hôm đó, sau khi tiến hành xong các nghi lễ, chàng Sơn Tinh đưa công chúa Mỵ Nương trở về núi Tản.

Đoàn rước dâu của Thủy Tinh, từ cửa sông Hồng đi ngược lên, rồi vào sông Đà đến miền Phong Châu. Các rương hòm đựng đồ sính lễ nổi bập bềnh trên mặt nước do bọn ba ba, thuồng luồng vừa đội vừa bơi. Sóng lớn đập vào hai bên bờ, như đang xảy ra bão lớn. Chàng Thủy Tinh định bụng, sau khi lên bờ sẽ đi tìm bắt voi ngựa, gà ...

Nào ngờ, khi chàng cùng đoàn bọn họ ngược lên vùng núi Tản, đã thấy đoàn rước dâu của Sơn Tinh trở về. Chàng điên tiết thét toáng lên một hồi, làm cho đám thuộc hạ sợ quá lặn sâu xuống nước, các rương hòm vì thế liền bị chìm nghỉm. Vô cùng tức giận, chàng giật phắt dãi lụa vẫn quấn tròn trong túi áo, rồi vung lên, vừa múa vừa phẩy xuống liên hồi, làm cho sấm chớp nổi lên đùng đùng và mưa đổ nước xuống như trút. Nước sông Đà dâng cao, rồi dâng cao mãi. Chẳng mấy chốc, cả một vùng quanh núi Tản , chỉ thấy mênh mông những nước ...

Chàng Sơn Tinh rước dâu về đến nhà, định dựng rạp mở tiệc ăn mừng thì bỗng đâu cơn mưa ập tới. Rồi mưa mỗi lúc một to và nước dâng lên cao, khiến chàng phải đưa Mỵ Nương và mọi người trèo ngược lên các đỉnh núi. Từ đỉnh núi, chàng thấy cơ man nào là giải, mập, ba ba, thuồng luồng, đang lũ lượt bò lên. Lại nghe thấy cả tiếng của Thủy Tinh vang rền lên như sấm, hò hét bôï hạ xông vào. "À, hóa ra Thủy Tinh đánh đòn ghen định cướp Mỵ Nương đây. Được! Ta sẽ cho chúng biết thế nào là nghĩa lý".

Chàng liền mở sách ước, đọc đến đâu thì thấy từng dãy đồi núi hiện ra, làm cho mức nước bị chặn ngay lại. Rồi chàng múa gậy thần, nhảy từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác, lại quay đầu gậy chỉ vào đám giải, mập, ba ba, thuồng luồng, làm cho chúng quay ra chết, xác chồng lên xác, rơi trở lại, và trôi lềnh bềnh trên mặt nước sông Đà, do nhiều quá, đã làm một khúc sông bị tắc nghẽn lại.

Vừa đau đớn, vừa căm giận đến tím ruột, bầm gan, chàng Thủy Tinh vừa liên hồi quát lên những tiếng sấm hối thúc quân lính, vừa hóa phép, dùng lưỡi tầm sét và những luồng chớp nhằm vào Sơn Tinh mà đánh. Nhưng làm sao đánh trúng được Sơn Tinh! Gậy thần của chàng làm cho lưỡi tầm sét của Thủy Tinh bị bật văng ra xa, chỉ thấy vô số cây cối bị đổ, đất đá sụt lở, rơi xuống nước ầm ầm, còn chàng thì vẫn bình an vô sự.

Quân lính của Thủy Tinh càng xông lên bao nhiêu lại càng bị chết bấy nhiêu. Nước mưa của Thủy Tinh càng làm dâng lên thì càng bị đồi núi của Sơn Tinh chặn lại và đồi núi cứ vươn lên, cao hơn mực nước. Rồi chàng vừa hóa phép, vừa cùng mọi người xây đắp cho đồi núi kết thành một dải, hiên ngang và vững chãi như lũy như thành, bủa vây luồng nước và quân lính của Thủy Tinh, chỉ còn để cho một đường rút lui duy nhất là lui ra biển. Cả một vùng rộng lớn, còn lại đến bây giờ, nào núi Chẹ, núi Đùng, rồi núi Mom, gò Cháy, ... đều là những đồi núi do Sơn Tinh và mọi người xây đắp, để chặn luồng nước của Thủy Tinh!

Nhưng chàng Thủy Tinh đâu có dễ dàng cam chịu thất bại như vậy. Chàng vừa tung những lưỡi tầm sét cá hiểm, vừa cất giọng ồm ồm tập dợt quân sĩ ở Đầm Đượng (Ba Vì) để củng cố lực lượng. Chàng Sơn Tinh cùng mọi người lập tức tiến đến, dùng chông đá, lưỡi sắt vừa chặn lối, vừa bủa vây. Một trận đánh kinh hàng diễn ra ở đây. Cuối cùng quan của Thủy Tinh thất bại, phải chia ra làm 16 ngã để rút chạy.

Khi tàn quân chạy về đến xã Minh Quang, chàng Thủy Tinh cho quân lính đào Ngòi Lạt, dẫn nước từ sông Đà vào để đánh úp Sơn Tinh ở phía sau núi Tản. Lập tức Sơn Tinh cho mỗi người một cái lạt, rồi cùng ném xuống đấy. Thế là trong chớp mắt, lạt đã biến thành tre, rồi tre liên kết với nhau thành từng lũy dày đặc, ngăn dòng nước của Thủy Tinh.

Quân lính sống sót của Thủy Tinh chạy đến xã Tản Lĩnh, ở đó có một hồ nước lớn. Thủy Tinh cho hội quân, gọi là ao Vua. Nhưng ngay sau đó, Sơn Tinh cùng mọi người đã có mặt. Mỗi người cầm một nắm hạt mây rắc xuống xung quanh hồ, và cũng chỉ trong chớp mắt, một rừng mây hiện ra, trùng trùng lớp lớp, vây chặt quân lính của Thủy Tinh vào giữa.

Những tên lính gan góc, liều lĩnh nhất của Thủy Tinh, mặc dầu sầy vẩy, bầm da, hay toạc đầu, gãy vây, vẫn liều chết chui qua đám gai mây nhọn sắc, vượt ra đến ngoài sông Đà. Khi đến Đầm Gà ở huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình), đang trong đêm tối, Thủy Tinh định củng cố lực lượng phản công thêm một lần nữa, nhưng lại nghe thấy tiếng vỗ tay rồi tiếng gà gáy của Sơn Tinh, chàng ta tưởng là trời sáng, nên hoảng sợ, bèn vội vàng cho quan lính giải tán, mỗi tên mỗi ngã, cùng bơi đi thục mạng. Tàn binh cuối cùng của Thủy Tinh xuôi theo sông Đà, ra sông Hồng, tản đi các ngã, hoặc đi mãi ra biển ... và thế là chấm dứt trận đầu giao phong giữa hai chàng Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Mặc dù Thủy Tinh biết rằng yêu thuật và bộ hạ của mình chẳng những không hạ thủ được Sơn Tinh, cướp được Mỵ Nương, mà trái lại, còn phải chuốc lấy thất bại thảm hại. Nhưng chàng ta vẫn nuôi mối ghen tức và lòng thù hận đến mãi muôn đời.

Năm nào cũng vậy, cứ vào khoảng tháng sáu, tháng bảy và tháng tám âm lịch khi có khi muộn hơn hoặc sớm hơn một tháng, chàng lại nổi cơn thịnh nộ, gào thét vang trời rồi làm mưa làm bão xuống địa bàn mà chàng Sơn Tinh cùng đồng bào của chàng đang sinh sống. Vì vâïy, năm nào cũng như năm nào, các con cháu chút chít, hậu duệ của chàng Sơn Tinh, đều phải cùng nhau tập hợp lại, xây đắp và củng cố những con đê cao ngăn chặn dòng nước lụt mà chàng Thủy Tinh cố tình gây hại. Chẳng có năm nào Sơn Tinh thất bại, cũng như chẳng có năm nàoThủy Tinh thất bại hoàn toàn. Chính vì vậy mà các hậu duệ của chàng Sơn Tinh sinh sôi phát triển đông đàn dài lũ, có rất nhiều cánh đồng phì nhiêu, làm ra những nguồn của cải vô cùng vô tận, để duy trì nòi giống của mình.

Thế nhưng, cũng có năm, do chểnh mảng không đề phòng kỹ lũ mối cánh, tay sai tận tụy của Thủy Tinh, nên đã có một hoặc vài đoạn đê bị vỡ, để cho nước lũ của Thủy Tinh tràn vào đồng ruộng, gây ra thiêït hại. Tuy nhiên, đấy chỉ là những thất bại nội bộ. Tựu trung, con cái cháu chắt của Sơn Tinh, vẫn đời đời chiến thắng Thủy Tinh.

Sơn Tinh cùng Mỵ Nương tuy phải hàng năm chống đỡ với Thủy Tinh, nhưng họ vẫn sống yên ổn và hạnh phúc ở núi Tản. Con cái cháu chắt của họ rất đông, tỏa ra các miền xung quanh, và đến sinh sống cả ở nhiều miền xa xôi khác nữa. Người con gái đầu tên gọi La Bình, lúc nhỏ thường được bố cho đi thăm thú các nơi. Đến tuổi trưởng thành, La Bình trở thành một phụ nữ tài giỏi và thông tuệ khác thường. Khi Sơn Tinh, Mỵ Nương về già, được Ngọc Hoàng thượng đế triệu về Thiên đình, trao cho phép trường sinh bất tử, trông nom nhiều công việc giúp Ngài, thì La Bình ở lại, cũng được ban phép trường sinh, trở thành bà Chúa Thượng ngàn, trông nom tất cả 81 cửa rừng của nước Nam ta ...

"Mẹ"-một tiếng giản dị mà lại chứa chan tình cảm vô bờ bến.Nếu ai mà hỏi "Trong cuộc sống này, em thương ai nhất?" thì em không cần suy nghĩ mà sẽ trả lời ngay.Đó chính là "Mẹ". Và mẹ cũng đã dành cả cuộc đời để săn sóc, dõi theo em từng bước trưởng thành. Với em, hình ảnh mẹ mãi là hình ảnh đẹp đẽ nhất, thiêng liêng nhất.
Mẹ em tên Nhung. Mẹ ngoài đã ngòai ba mươi tuổi.Nơi khóe mắt mẹ đã hằn những vết chân chim nhưng vẫn không làm mờ đi đôi mắt sáng với ánh nhìn hiền hòa[Mỗi lần em mắc lỗi, đôi mắt ấy lại nhìn em chứa đầy nghiêm khắc. Và cũng đôi mắt ấy đã thức trắng bao đêm mỗi lần em bị ốm. Bao giờ cũng vậy, luôn là tình yêu đong đày dành cho em. Đôi mắt ấy cũng là thứ duy nhất mà em được thừa hưởng từ mẹ. Mỗi lần có người khen em có đôi mắt giống mẹ, em cảm thấy vô cùng tự hào, hãnh diện.Em là con gái của mẹ mà! Trên da mặt mẹ còn có nhiều vết nám. Đó là dấu ấn của bao ngày dãi nắng dầm mưa. Nghe ngoại kể, này trẻ, da mẹ đẹp lắm, má lúc nào cũng trắng hồng. Em cảm thấy đáng tiếc vô cùng vì em lại giống bố ở làn da ngăm ngăm.Ba nói với em rằng ngày trước vì đôi mắt long lanh ấy mà ba đã có tình cảm với mẹ ngay cái nhìn đầu tiên.Thế mà ngày nào mẹ như cô tiên mà giờ đã trở thành người mẹ giản dị.Mẹ là người nâng động, nhiệt huyết nhưng đằng sau vẻ tươi tắn dó là sự hi sinh lớn lao để nuôi nấng em.Chính vì vậy mà đôi tay mẹ đã bị chai sần, gầy gầy, xương xương.Có lẽ tôi bàn tay ấy đã chụi nhiều sự vất vả vì em chăng? Khuôn mặt mẹ trái xoan, sống mũi khá cao.Đối với em, mẹ như là một cô tiên vậy.
Em yêu mẹ lắm, mẹ là người tần tảo nuôi em, làm hết tất cả mọi thứ chỉ vì em, mẹ mong sao em học thật giỏi, trở thành người có ích trong xã hội. Sáng sơm tinh mơ, mẹ là người dậy sớm nhất, mẹ bắt đầu ngay vào công việc của mình :dọn dep nhà, đi chợ, nấu cơm,...Làm xong các công việc ấy thì mẹ lại gọi em dậy, chở em đi học. chiều về, mẹ lại chở em đi mua vài cuốn sách để giúp em học tập tốt hơn. Mẹ rất hiền lành nhưng đôi khi lại rất nghiêm khắc, cứ mỗi làn làm bài sai thì mẹ luôn là người động viên em, giải thích chỗ nào em chưa hiểu để em có thể làm bài lần sau cao điểm hơn. Mẹ hay giúp đỡ mọi người nên ai ai cũng đều quý mến mẹ.
Mẹ luôn là người quan trọng nhất trong cuộc đời của em. Em yêu mẹ lắm, cho dù cuộc sống có thay đổi đi chăng nữa thì tình yêu thương bao la mà mẹ dành cho em vẫn vẹn toàn, không thay đổi.Em hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để cho mẹ vui lòng.

"Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không "

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! 

26 tháng 6 2019

Phép liên tưởng:

Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.

Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng những từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật; trong phép liên tưởng, đó là những từ ngữ chỉ những sự vật khác nhau có liên quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến cái kia (liên tưởng).

Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng như giữa những sự vật khác chất.

  1. Liên tưởng cùng chất
  2. Liên tưởng khác chất

Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.

Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây:

-  kết từ,

-  kết ngữ,

-  trợ từ, phụ từ, tính từ,

-  quan hệ về chức năng cú pháp (tức quan hệ thành phần câu hiểu rộng; có sách xếp phương tiện này riêng ra thành phép tỉnh lược)

  1.  Nối bằng kết từ
  2. Nối bằng kết ngữ
  3. Nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ
  4. Nối theo quan hệ chức năng cú pháp (thành phần câu hiểu rộng)

     

Phép liên tưởng:

Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.

Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng những từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật; trong phép liên tưởng, đó là những từ ngữ chỉ những sự vật khác nhau có liên quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến cái kia (liên tưởng).

Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.

Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây:

-  kết từ,

-  kết ngữ,

-  trợ từ, phụ từ, tính từ,

-  quan hệ về chức năng cú pháp (tức quan hệ thành phần câu hi

Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng như giữa những sự vật khác chất.

26 tháng 6 2019

Câu : Đồng tâm hiệp lực có nghĩa là : 

Chung một lòng , góp sức lại với nhau ( làm việc lớn , mục đích chung ) 

Đồng tâm hiệp lực

chung một lòng, góp sức lại với nhau (để làm việc lớn, vì mục đích chung).

Trả lời : Mk ko chép văn mẫu , mk chỉ chép Google thôi !!! k k k

Trước ngày khai giảng năm nay, chiếc trống cũ kĩ của trường em đã được thay thế bằng chiếc trống mới thật đẹp. Cô Lan chủ nhiệm nói rằng chiếc trống này do Hội phụ huynh quyên góp mua tặng nhà trường. Trống được đặt trên cải giá gỗ vững chắc ngay trước cửa văn phòng.

Dáng vẻ chiếc trống mới oai vệ làm sao ! Nó to gần bằng chiếc chum đựng nước, sơn màu đỏ thẫm. Hai đầu trống viền đen, đóng chi chít những chiếc đinh tre để ghim chặt mặt trống vào thân trống. Thân trống là những thanh gỗ mỏng và cong, ghép khít với nhau. Bụng trống phình to, hai đầu trống hơi khum lại. Chính giữa thân trống là một vòng dây mây bện xoắn ôm tròn. Hai mặt trống làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Mỗi khi chú bảo vệ vung cao chiếc dùi gỗ nện vào mặt trống là trống lại phát ra những âm thanh vang động cả sân trường: Tùng... tùng... tùng...

Ngày ngày, tiếng trống nhắc nhở chúng em đi học đúng giờ. Sáng thứ hai, sau một hồi trống dài, học sinh lớp nào tập trung theo lớp đó, trang nghiêm chào lá cờ tổ quốc đang phần phật tung bay trên đỉnh cột. Chúng em đã thuộc lòng hiệu trống. Một tiếng tùng vang lên đanh gọn, giờ học bắt đầu. Ba tiếng tùng... tùng... tùng... thong thả, chậm rãi, báo giờ ra chơi. Một hồi trống dồn dập, thôi thúc, giục chúng em nhanh chân chạy ra sân trường tập thể dục giữa giờ. Theo tiếng trống, cả rừng cánh tay giơ lên hạ xuống, quay phải, quay trái đều tăm tắp. Cuối buổi học, tiếng trống lại vang lên giòn giã. Từ các lớp, chúng em ùa ra như những bầy chim nhỏ, ríu rít nói cười trên khắp các ngả đường.

Mấy năm qua cắp sách tới trường, mỗi lần nghe tiếng trống, lòng em lại náo nức niềm vui. Tiếng trống như giục bước chân em nhanh hơn: Hãy đến với thầy cô, bè bạn thân yêu!

#Thiên_Hy

26 tháng 6 2019

à lưu ý đừng chép Google  nhé

1/ SO SÁNH:

a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

“Người ta  hoa đất” 

                                                               [tục ngữ]

“Quê hương  chùm khế ngọt”               

                                                               [Quê hương  - Đỗ Trung Quân]

- A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

                                                                [Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

                                                        [Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên]

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

                                                    [ca dao]

 Trong đó:

 + A – sự vật, sự việc được so sánh

 + B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

 + “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

c/ Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:

“Người  cha,  bác,  anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

                                                                [Sáng tháng Năm – Tố Hữu]

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

                                                                 [Bầm ơi – Tố Hữu]

- Phân loại theo đối tượng:

+ So sánh các đối tượng cùng loại:

Cô giáo em hiền như cô Tấm” 

+ So sánh khác loại:

Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”

                                                                    [Núi đôi – Vũ Cao]

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào

                                                     [Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân] 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

                                                                                         [ca dao]

2/ NHÂN HÓA:

a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. 

b/ Các kiểu nhân hóa:

- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời

                                                           [Tây Tiến – Quang Dũng]

"Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

                                                        [Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]

- Trò chuyện với vật như với người:

Trâu ơi ta bảo trâu này…”

                                                                      [ca dao]

3/ ẨN DỤ:

a/ Khái niệm: Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức

 “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

                                                               [Truyện Kiều – Nguyễn Du]

                                  [hoa lựu màu đỏ như lửa]

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 

                                                            [ca dao]

 [ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động]

“Về thăm quê Bác làng Sen,

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

                                                                [Nguyễn Đức Mậu]

                              [thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành]   

+ Ẩn dụ phẩm chất -  tương đồng về phẩm chất

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

                                                                                  [ca dao]

                          [thuyền – người con trai; bến – người con gái]

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

                                              [Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai”

                                                  [Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông]

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

                                                  [Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải]

“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”

                                           [Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng]

c/ Lưu ý:

-  Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:

+ AD tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa.

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng” 

                                                                [Thương vợ - Tú Xương]

+ AD từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ: cổ chai, mũi đất, tay ghế, tay bí, tay bầu,...

4/ HOÁN DỤ:

a/ Khái niệm: Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b/ Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:

Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

                                                      [Truyện Kiều - Nguyễn Du]

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

                                                      [Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông]

+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:

“Vì sao trái đất nặng ân tình,

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”

                                                                      [Tố Hữu]                             

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

                                                                  [Việt Bắc - Tố Hữu]

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Lưu ý:

Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:

-  Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]

-  Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

25 tháng 6 2019

 3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : so sánh

-“Người ta  hoa đất” 

-“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

-“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

 3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : nhân hóa

-“Trâu ơi ta bảo trâu này…”

-“Heo hút cồn mây súng ngửi trời

-"Sông Đuống trôi đi

  Một dòng lấp lánh

  Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

 3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : ẩn dụ

- “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

-“Về thăm quê Bác làng Sen,

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

-“Lặn lội thân cò khi quãng vắng” 

 3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : hoán dụ 

-“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

-“Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

-“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Khái niệm cụm danh từ
Cụm danh từ là một nhóm các danh từ đi chung với nhau để làm thành một danh từ chung. Cụm danh từ có thể bao gồm từ hai đến vài danh từ. Khi mỗi danh từ đứng riêng thì mang một ý nghĩa đặc trưng nhưng khi chúng được kết hợp với nhau sẽ mang một ý nghĩa khác tuy nhiên ý nghĩa đặc trưng kia vẫn tồn tại ở một khía cạnh đủ để làm nên ý nghĩa cho một danh từ mới.
Ví dụ: mười người thợ, thảo cầm viên...

Khái niệm cụm tính từ
Cụm tính từ cũng bao gồm từ hai tính từ trở lên mà ý nghĩa nằm ở tính từ đi trước.
Ví dụ: màu xanh lá, màu vàng hoe...


 

Trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì em thích nhất là mùa hè. Vì mùa hè có những nét đặc trưng riêng, mùa chúng em không còn bận rộn với sách vở và được vui chơi thoải mái.

Mùa hè có ánh nắng tháng Năm, tháng Sáu chói chang khiến cho nhiều người khó chịu. Nhưng mùa hè còn có nhiều điều thú vị khác. Mùa hè bắt đầu bằng tiếng ve kêu rộn rã trên cành cây phượng đang nở hoa đỏ chót. Tiếng ve kêu nhức nhối đó như đánh thức giấc ngủ dài của thiên nhiên.

Mùa hè, học sinh sẽ không phải đến trường học bài, được về quê chơi, được bố mẹ dẫn đi du lịch khắp nơi. Mùa hè đến, sân trường vắng lặng, bác trống nằm im lìm chờ một năm học mới.

Buổi sáng mùa hè, ánh mặt trời lên cao, từng tia nắng chiếu xuống mặt đường khiến cho không gian trở nên sáng chói. Nhưng ánh nắng lúc giữa trưa rất gay gắt, ai ra đường cũng phải bịt kín tránh sự xâm hại của nắng. Khi chiều tà, nắng rớt, hoàng hôn bao phủ khắp mọi nơi, gió vi vu trên những cành cây cao.

Có lẽ không chỉ riêng em thích mùa hè mà rất nhiều người khác thích mùa hè nữa. Đó là khoảng thời gian mọi vật đều bừng tỉnh, tràn đầy sức sống nhất. Mùa hè em được ba mẹ dẫn về quê ngoại chơi, được ngắm những cánh diều bay giữa bầu trời cao trong xanh và lồng lộng gió. Những cánh đồng lúa mênh mông trải dài đến vô tận, mùa hè những người làm nông sẽ bắt đầu thu hoạch lúa, thóc phơi vàng cả góc sân.

Mùa hè đến, hoa bằng lăng nở tím cả con đường đến trường của em. Những ao sen cũng bắt đầu hé nụ, chờ đến ngày nở hoa. Em rất thích ngắm bình minh khi mùa hè đến, vì lúc đó sẽ kết thúc một ngày, em sẽ được theo ba đạp xe đi khắp xóm làng.

Mùa hè chúng em sẽ tạm chia tay mái trường và nghỉ ngơi sau một năm học vất vả. Nhưng em ấn tượng và thích nhất khi mùa hè đến sẽ được đi bơi, dòng nước mạt dịu vỗ nhẹ vào mặt. Cảm giác đó thật thích thú.

Em rất thích mùa hè, thích những gì mà mùa hè có. Bởi rằng mọi vật đều tràn đầy sức sống và niềm vui.

25 tháng 6 2019

Một năm học vất vả đã qua, và đến kì nghỉ hè này, gia đình tôi tổ chức đi chơi biển Đồ Sơn. Tôi vô cùng thích thú vì đây là nơi mà tôi chưa từng đặt chân đến.

Bốn rưỡi sáng, lơ mơ ngái ngủ, tôi đã bị bác đồng hồ chăm chỉ nhưng đôi khi hơi khó tính gọi dậy cho bằng được. Tôi uể oải dụi mắt đi chầm chậm vào nhà tắm vệ sinh cá nhân. Cả nhà tôi đã thức dậy từ bao giờ, đang lục cục sắp lại đồ. Đánh răng rửa mặt xong, tôi thay quần áo rồi theo bố mẹ ra cửa. Ở đó có một chiếc ô tô chễm chệ chờ đợi. Bố tôi xách va li, mở cốp xe rồi để vào đấy. Mẹ tôi, chị tôi, bố tôi và tôi cùng leo lên xe. Chiếc xe bon bon chạy luôn. Nhà cửa, cây cối như những thước phim quay nhanh cứ vùn vụt. Thích nhất là lúc qua cầu, được xem phim từ trên cao. Sau đó tôi ngủ lúc nào chẳng biết. Đánh một giấc dài dậy mà vẫn chưa tới nơi, tôi đâm sốt ruột. Nhưng... khoan, tôi nghe thấy tiếng nước àooo...oo, mùi mằn mặn mang đặc chất biển. Thôi, đúng rồi, đúng là tới biển thật rồi! Tôi sung sướng lâng lâng. Nắng vàng nhè nhẹ vươn từ mặt trời đi khắp nơi. Tôi nhảy phốc xuống xe ngay khi đến khách sạn. Gia đình tôi bước vào tiền sảnh. Bố tôi lấy chìa khoá phòng rồi dẫn cả nhà lên tầng. Căn phòng thật rộng, tôi ra ban công phóng tầm mắt ngắm biển. Long lanh một màu nắng trên mặt nước. Người đi tắm chi chít trên bờ. Những quán nước trên cát dựng từ cột, lợp lá thật thơ mộng. Tôi vào phòng nghỉ ngơi đã. Chiều tôi thức dậy gọi bố mẹ đi bơi. Băng qua con đường nhựa là đến bãi cát. Người đi tắm tấp nập. Có mấy người tắm xong, khoác khăn lên bờ, người ướt dượt. Có mấy người lại nằm dài tắm nắng. Còn dưới biển, đủ người già trẻ.. tắm táp, bơi lội. Có mấy bạn nhỏ cũng mặc áo phao như tôi, bố mẹ đang dạy bơi. Tôi ngâm mình xuống nước, mát lắm, bơi lội thoả thuê, tôi lên bờ xây lâu đài cát và cùng bố mẹ ngồi quán uống nước. Sau đó tôi về tắm sạch, mặc quần áo mới rồi xuống nhà ăn. Trời đã sẩm tối. Tôi ngồi vào bàn ăn. Nào là cua, nào là mực, nào là tôm... Chao ôi, bao nhiêu món đồ biển bày ra đây. Tôi ăn rất nhiều nhưng vẫn lên phòng trước mọi người. Tôi ngồi xem vô tuyến một lúc thì mẹ tôi lên gọi tôi ra biển chơi. Cả nhà tôi ra biển, thuê ghế nghỉ, nghe tiếng sóng vỗ ào ạt. Mặt trăng ở biển sao mà khác với thành phố thế, nó to, tròn và hơi đỏ như mặt trời. Sóng tung bọt lấp loáng một dải dọc vàng vàng. Tôi đang mơ màng thì bị chị tôi kéo đi. Ra khỏi bãi cát là đến mặt đường nhựa. Hai bên vỉa hè, hàng đồ lưu niệm mọc như nấm. Gia đình tôi đi dạo và mua luôn quà cho ông bà và hàng xóm. Đèn đường vàng vàng như làm tăng bầu không khí náo nhiệt ở đây. Người đi đường cũng có thể là khách du lịch, mua hàng trao đổi thật là sôi nổi. Mua xong gia đình tôi trở lại khách sạn, để ngày mai còn lên đường về thủ đô Hà Nội.

Chuyến đi đã kết thúc, nhưng những suy nghĩ của tôi về thành phố cảng này chưa dừng lại cuộc vui chơi với biển này đã mở đầu cho một mùa hè xanh tươi trẻ. Tôi yêu thiên nhiên, nhất là biển cả bao la.

Nguồn : http://thuthuat.taimienphi.vn/ke-ve-chuyen-di-choi-xa-thu-vi-nhat-40279n.aspx