K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

                                                       “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
                                                  Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

Hai câu thơ trên quả không sai một chút nào. Trong gia đình, người mà tôi yêu nhất và kính trọng nhất chính là mẹ.

Mẹ tôi năm nay đã gần năm mươi tuổi, cái tuổi của một thời xuân sắc đã trôi qua. Mẹ có dáng người gầy nhỏ và nước da nâu vì sương gió. Mẹ tôi không có làn da trắng hồng và đôi bàn tay thon dài với những ngón tay tháp bút. Đôi bàn tay của mẹ xương xương với những ngón tay chai sạn và gầy guộc vì nhiều năm cầm cuốc. Vậy mà khi đôi bàn tay ấy dịu dàng vuốt ve gò má tôi hay xoa nhẹ mái tóc tôi, tôi lại cảm thấy bình yên đến lạ, bởi vì nó truyền cho tôi cảm nhận được hơi ấm của tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
 Mẹ tôi có mái tóc đen đã điểm bạc dù tuổi chưa đến năm mươi, có lẽ là vì sự vất vả mà mẹ tôi đã già trước tuổi. Mẹ tôi có đôi mắt biết nói, đôi mắt ấy tràn ngập tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho những đứa con yêu của mẹ. Mẹ tôi là một người phụ nữ cần cù và chăm chỉ, dịu dàng và tâm lí, bởi mẹ luôn biết cách quản lí và quán xuyến mọi việc trong gia đình, biết cách thể hiện tình yêu và sự quan tâm cho cả ba anh em chúng tôi. Có lẽ thứ mà tôi nhớ nhất chính là nụ cười và giọng nói của mẹ. Những lúc mẹ cười trông mẹ trẻ ra nhiều lắm, trông tươi vui và hạnh phúc vô cùng. Còn giọng nói của mẹ tôi, nó trầm ấm và vô cùng dịu dàng. Tôi còn nhớ rõ lúc mẹ kể chuyện cho chúng tôi nghe, giọng nói của mẹ như nhẹ nhàng êm dịu như dòng nước đưa chúng tôi vào giấc ngủ. và chẳng biết từ bao giờ giờ giọng nói ấy đã khắc sâu vào trong tâm trí chúng tôi nhẹ nhàng mà mãnh liệt như những đóa hoa dại không tên.


Tôi yêu mẹ tôi nhiều lắm, yêu bằng cả tâm hồn và trái tim của một đứa con thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ nó. Tôi chỉ mong mẹ luôn vui tươi và hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình.

27 tháng 1 2019

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Thầy phát cho mỗi bạn một tờ giấy trắng và nói, về nhà suy nghĩ cho thật kỹ rồi viết những nhận xét của mình vào đây. Mà viết cái gì bây giờ? Trâm ngồi mãi mà vẫn không viết được chữ nào. Viết là các bạn trong ban đại diện lớp làm thật tốt một cách chung chung thì không được. Thế nào thầy cũng nói là không biết đóng góp ý kiến xây dựng lớp. Mà nêu vào đây những gì Trâm muốn nói về lớp trưởng thì sợ rằng thầy sẽ giật mình hỏi, ủa, tui nhớ là cô bé này đề cử cái anh chàng Bảo làm trưởng lớp mà. Chưa kế, lỡ mà Bảo đọc được không biết sẽ thế nào? Đó là những ngày đầu tiên, lớp của Trâm thành hình. Năm thứ nhất chuyên ngành ngữ văn chỉ vỏn vẹn có hai lớp. Lớp của Trâm là lớp 6C2 (tại lớp kia là 6C1 rồi, lớp Trâm là lớp khối C thứ 2. Còn số 6 phía trước là khóa thứ sáu). Sĩ số của lớp là 45 bạn mà chỉ có sáu người là con trai (tất nhiên, còn lại bao nhiêu toàn là con gái thích ăn hàng vặt và “tám” chuyện trên trời dưới đất). Bảo là một trong số sáu thanh gươm lạc giữa rừng hoa đó. Cao lớn, hơi đẹp trai nhưng khi đứng thì hay một chân thẳng một chân hơi co lại làm cho thân hình như nghiêng về một bên, có vẻ như là hơi bướng bỉnh bất cẫn, (ủa, mà sao để ý tới cái tướng người ta đứng vậy cà). Hôm tuần lễ đầu tiên nhập học, ở trường cho tụi Trâm bồi dưỡng cả một tuần lễ giáo dục công dân trước khi vào học văn hóa. Thì đủ thứ để học, nào là mấy bài chính trị về đường lối chủ trương chính sách của nhà nước, nào là mấy thầy cô trưởng phòng ban của trường đứng lớp giới thiệu về chức năng quyền hạn của mình. Ví dụ như là phòng đào tạo tự giới thiệu (chắc là để sinh viên mai mốt liên hệ làm đơn xin thi lại), phòng tài vụ hướng dẫn cho sinh viên đi lãnh học bổng (mà chắc là không có Trâm rồi vì sinh viên phải có học lực từ khá trở lên mới được xét học bổng, trong khi hôm rồi điểm đầu vào của Trâm ngay bon điểm tuyển. May mà hộ khẩu nhà Trâm ở vùng sâu, vùng xa. Không thì rớt một cái bẹp rồi!). Ủa, mà Trâm đang nói về Bảo mà, đúng là con gái nhiều chuyện quá. Phải rồi, hôm đó, lớp Trâm cần photo bảng qui chế sinh viên để cuối tuần làm kiểm tra trắc nghiệm (trời ạ, học giáo dục công dân mà cũng kiểm tra nữa). Lớp học ai cũng lạ hoắc nhìn nhau vừa tò mò vừa ngại ngùng. Vậy mà có một “ông” đứng lên xăng xái đề nghị mỗi người đóng 1.000 đồng, tui sẽ đi photo cho mấy bạn, nếu còn dư tiền tui sẽ “sung” vào công quĩ. Thật ra, lúc đó còn chưa biết thủ quĩ là ai, nhưng nhờ có một người “bầy đầu” cho mấy bạn đóng tiền nên chỉ sau giờ chơi ai cũng có tài liệu để về nhà xem (chứ ngồi học cứ vừa nhìn ra cửa sổ vừa nhớ nhà thì có nhớ cái giống gì đâu? Con gái khoa văn chứ bộ!). Thì đó, cái người mà tỏ ra nhiệt tình hăng hái lúc đó là Bảo đấy! Hết tuần lễ đầu tiên, tụi Trâm bắt đầu làm quen với thầy chủ nhiệm. Thật ra thì thầy cũng không xa lạ với tụi Trâm lắm đâu vì trong lớp Trâm ai mà có học luyện thi thì đều học với thầy. Mà không học luyện thi cũng chẳng quan trọng vì ngay từ khi vào lớp thầy đã “giao lưu” bằng nụ cười thật hiền lành và nồng ấm rồi. Thầy cho lớp tự đề cử ra ban đại diện lớp tạm thời. Và không biết ai xui Trâm đã làm tài khôn đứng dậy trước lớp đề cử Bảo. Trâm nhớ Trâm vừa chỉ ngay Bảo (đề cử gì mà ngay cái tên của người ta mà cũng không biết) thì lớp cũng hưởng ứng lắm. Chỉ có thầy, thầy hỏi cắc cớ tại sao em đề cử bạn Bảo làm cho Trâm mắc cỡ ngang xương, đỏ mặt ngồi phịch xuống, lí nhí... tại bạn ấy... bạn ấy biết thu tiền... Thầy kêu lên, trời ạ, có lớp trưởng mới này, mai mốt lớp mình giàu to rồi. Trâm nghe mà nóng bừng hai má, cứ trách mình sao tự nhiên bối rối, nói chuyện không ra đầu ra đũa, chứ trong ý nghĩ là Trâm định nói vì em thấy bạn ấy hoạt bát, năng động và nhiệt tình, bằng chứng là cái bữa mà bạn ấy thu tiền cho lớp photo tài liệu... Đó, Trâm định là nói nguyên văn có đầu có đuôi, có luận điểm và dẫn chứng đàng hoàng như vậy đó. Chứ đâu có ngờ, tự nhiên nói có chuyện thu tiền không thôi, làm sao mà thầy và các bạn không cười? Nhờ vậy mà Bảo làm lớp trưởng (chà, kể công rồi!). Thật ra bữa đó các bạn cũng có đề cử mấy bạn nữa. Nào là bạn Linh nè thầy. Lý do? Dạ, hôm giải lao, bạn dám xung phong lên hát một bài hay ơi là hay (?). Nào là bạn Chau Đa Ra nè thầy! Ủa tên gì ngộ vậy? Dạ, tại vì bạn là người dân tộc Khơme đó thầy. Lý do? Dạ, tại bữa học thứ hai bạn đã đi giặt giẻ lau và chạy lên lau bảng sạch ơi là sạch... Rốt cuộc cũng được năm bạn, mà bạn nào cũng có thành tích tương tự như đã kể trên. Hóa ra, tụi Trâm quá trời quá đất nhút nhát. Học xong lớp 12, lần đầu tiên lơ ngơ từ cái huyện xa xôi heo hút của mình ra thành phố học, cái gì cũng lạ, cái gì cũng bỡ ngỡ, nên ai mà hơi bạo dạn một tý là cả đám há hốc mồm ra mà ngưỡng mộ, mà ước ao giá mà mình cũng bạo dạn như thế, tự tin như thế thì hay biết mấy... Danh sách có năm người nên thầy cùng với các bạn ghi vào phiếu tín nhiệm, không hiểu sao, đa số đều ghi lớp trưởng là bạn Bảo (chắc nhờ là con trai - “động vật cao cấp” quí hiếm của lớp, lại cao lớn và hơi bị đẹp trai nữa chứ gì?). Trâm cũng ghi vào tờ phiếu một cách rất là nắn nót và không hiểu sao chữ B hoa, là tên của Bảo, Trâm cứ đồ tới đồ lui cho nó đậm đen... oOo Vậy mà vào học mới có hai tuần thì sinh ra ôi thôi, đủ thứ chuyện rắc rối. Cũng từ tân lớp trưởng mà ra thôi. Đầu tiên không ngờ điều thầy hỏi để chọc quê Trâm mà thành sự thật. Tối ngày Bảo cứ bắt cả lớp đóng tiền. Ừ thì không phải là đóng riêng cho bạn ấy mà đóng cho bạn Tiên - lớp phó đời sống của lớp, nhưng tụi Trâm đi học như thế này mỗi tháng tía má gom góp cho có hai, ba trăm ngàn. Xuống đây học thì ôi thôi, trăm thứ tiền phải chi xài. Loay hoay chưa hết tháng đã cạn queo hết tiền. Mấy bạn trù trừ khi đóng cho quĩ lớp là cũng có lý do chính đáng. Vậy mà lớp trưởng không thèm biết nỗi khổ đó (chắc tía má lớp trưởng giàu có lắm, cái kiểu này đất đai ở nhà chắc là cò bay không biết đường mà đáp, chứ nhà Trâm thì không có một cục đất chọi chim rồi đó), mới vừa nghe lớp phó đời sống báo cáo còn hơn mười bạn chưa đóng tiền quĩ lớp thì ngay lập tức lớp trưởng đã nói nặng nói nhẹ rồi. Cũng cái tướng đứng hơi nghiêng nghiêng đó (mà lần này Trâm thấy ghét chứ không còn thấy hay hay nữa), tằng hắng giọng và xổ cho một tràng nghe muốn chóng mặt té xỉu tại chỗ. Rằng là sao mà mấy bạn không biết đóng góp gì cho lớp hết (ủa, đóng góp cho lớp là chỉ đóng tiền thôi sao?), mấy bạn có biết khăn trải bàn, bình bông, chổi này ở đâu ra hông (sao mà hổng biết?), còn nói là tài liệu photo môn ngôn ngữ bữa trước là tiền của mấy người gương mẫu và tự giác (Đến nước này là giận thiệt rồi, như vậy mấy đứa “lì lợm” chưa chịu đóng tiền như tụi Trâm là thiếu gương mẫu, là không tự giác phải đợi ổng “giác” dùm chứ gì?). Nói vậy mà nói được, chắc là tức đến nghẹn họng quá! Đó là một chuyện. Chuyện thứ hai là hôm thứ ba tuần rồi, lớp Trâm học xong tiết thứ tư thì mấy anh mấy chị sinh viên khóa trước xuống lớp giao lưu. Phải nói là các anh chị rất thân thiện, xuống hỏi lớp Trâm có gặp khó khăn gì về chỗ ăn, chỗ ở, có gặp điều gì lúng túng về phương pháp học tập ở đại học không thì cứ mạnh dạn nói ra, các anh chị, trong khả năng của mình, sẽ chia sẻ và giúp đỡ. Ai cũng tranh nhau đặt câu hỏi và rưng rưng xúc động trước cử chỉ đẹp đó thì đùng một cái, ông lớp trưởng của Trâm đứng lên (cũng cái tướng đứng hơi kênh kênh đó), nói một câu nghe mất đoàn kết dễ sợ. Để Trâm nhớ coi! Ừ, ổng nói, mấy anh chị học buổi sáng ở ngay cái phòng học này phải không? Phải hả, xin các anh các chị làm gương cho đàn em, đừng xả rác tùm lum làm cho chúng em làm vệ sinh vất vả quá, gì mà vỏ khoai lang, vỏ đậu phộng, bọc nilông nước mía quá trời quá đất, y như là bãi rác ở ngoài chợ huyện vậy. Cả lớp Trâm bịt không kịp cái miệng, đang thao thao bất tuyệt của lớp trưởng mà chỉ biết sượng sùng nhìn các anh chị sinh viên 5C2 (chắc đúng là khóa 5 và lớp thứ hai như lớp Trâm) cũng đang mất hứng. May mà chị gì đó, cũng khá xinh, còn bình tĩnh và nói là được rồi để lớp của mình rút kinh nghiệm. Nhưng rõ ràng là sau đó, các anh chị hơi bị quê. Bằng chứng là đang “giao lưu” xôm tụ, tự dưng chị sinh viên xinh xinh kia nói tiếp là thôi, tụi mình chia tay ở đây, chúc sức khỏe và hẹn gặp lại các bạn. Rồi, lũ lượt đứng dậy, lục tục kéo nhau đi ra hết trơn hết trọi làm cho tụi Trâm nhìn nhau ngơ ngác. Rồi cũng không biết nói làm sao để giả lả, chỉ làm thinh tiễn đưa, rồi cùng nhìn lớp trưởng một cái nhìn “biết nói”, sau đó cũng xách tập vở... đi về luôn (chứ biết làm sao bây giờ?). Sau vụ đó, mấy lần gặp lớp 5C2 đi tập thể dục là tụi Trâm quê hết sức, cười gượng gạo, ngượng nghịu rồi ôm tập chạy mất tiêu. Bảo đảm là mấy anh mấy chị đó giận lớp Trâm ghê lắm. Không giận cũng uổng vì dân khoa văn dễ bị “tổn thương” lắm mà. Gặp Trâm, Trâm cũng tự ái đùng đùng cho mà coi! Còn chuyện thứ ba mới thật là lãng nhách. Lớp chuẩn bị tham gia văn nghệ theo phát động của khoa, chuyện này là của bạn Linh, vì nhiệm vụ của bạn là phụ trách phong trào. Vậy mà lớp trưởng cũng ôm đồm. Hôm đó, sau ba ngày phát động phong trào trong lớp, lớp trưởng hỏi Linh đã đăng ký chưa? Linh nói đang vận động lớp đăng ký thêm vài tiết mục nữa. Vừa lúc đó, trời xui đất khiến sao, nhỏ Ngọc ở cùng nhà trọ với Trâm làm tài khôn đứng dậy nói, tui đề cử bạn Trâm tham gia một tiết mục. Hôm bữa tui thấy bạn vừa giặt đồ vừa ca vọng cổ nghe mùi ác chiến. Trời đất, đúng là con quỉ, may mà nó không tố cáo trước lớp là ngay cả khi đi tắm Trâm cũng hay ca vọng cổ, chắc là Trâm kiếm cái chỗ nào dưới đất mà chui xuống quá. Ai dè chỉ có vậy mà cái giọng thấy ghét của lớp trưởng đã cất lên. Sao mà tui “dị ứng” với ai có tài mà “chảnh” quá, bạn Trâm phải cống hiến tài năng của mình để phong trào của lớp đi lên chớ, tui đề nghị bạn hát một vài câu vọng cổ cho lớp mình nghe thử. Trâm định là còn lâu Trâm mới hát, ai mà hát vọng cổ trong lúc nóng giận phừng phừng bao giờ (nếu có chắc là ông kép nào đóng vai Trương Phi cần phải nhập vai), nhưng ai mà dè cả lớp hưởng ứng bất nhơn cái câu nói “dễ xa nhau” của lớp trưởng, vỗ tay rầm rầm. Trâm mà không hát, biết đâu tụi nó nói lớp trưởng nói đúng, là Trâm “chảnh”. Mà Trâm thì không muốn như vậy Trâm muốn chứng minh là Bảo sai mười mươi khi phát biểu linh tinh trước lớp về Trâm như thế. Chẳng qua là tại vì Trâm còn mắc cỡ chưa dám đăng ký thôi, hơn nữa, Trâm toàn hát một mình chứ chưa bao giờ hát trước đám đông. Thôi được, Trâm hát và cứ tưởng tượng là mình đang ngồi ở cửa sau hè nhà mình nhìn ra sông. Tưởng tượng ra cái đêm trăng thanh gió mát mà Trâm sắp sửa đi học xa nhà, Trâm ngồi nghêu ngao mà lòng đầy cảm xúc. Vừa háo hức đến một môi trường mới, sau cái ngày có giấy báo vào đại học tỉnh nhà, vừa bâng khuâng buồn vì sắp phải xa tía má và thằng út. Thế là ngay trong lớp mà Trâm cứ nhớ về nhà, không thèm nghĩ tới cái mặt đẹp trai mà khó ưa của lớp trưởng nữa (Trâm mà nghĩ tới chắc là lên giọng cổ nửa chừng. Nó uất giọng như vai Từ Hải chết đứng giữa trận tiền quá). Rồi Trâm hát. Hát mà nhắm mắt để nghĩ là chỉ có một mình mình nghe. Sau này, nhỏ Ngọc nó biểu bữa đó mày hát xuất thần thấy ghê nhưng giọng thì ngọt như đường cát, mát như đường phèn. Trâm hát một lèo hết ba câu rồi mới mở mắt ra. Định “háy” lớp trưởng một cái cho bỏ ghét. Không dè vừa nhìn qua thì thấy hai con mắt lớp trưởng tròn xoe, miệng vẫn còn há ra chưa hết ngạc nhiên. Ủa, sao kỳ vậy? Định liếc một cái bén ngót cho đứt ngang cái mặt đẹp trai kia mà không được, Trâm tức lắm ngồi xuống mà nói có một câu nghe hiền queo (lại còn định chảy nước mắt nữa chứ), là tui định đăng ký mà chưa dám chứ bộ. Lớp thì vỗ tay rần rần, làm Trâm cũng tự tin hơn, chắc là mình hát cũng nghe được. Thôi, mình vì lớp đi chứ câu nói hồi nãy của lớp trưởng là Trâm nhớ hoài cho coi, chỉ cần nửa câu như vậy thôi là mình đã không thèm đăng ký thi thố, phong trào chi cho mệt. Đó, mới có hai tuần làm lãnh đạo mà bộc lộ tùm lum khuyết điểm như vậy. Lỡ mà làm hết trơn một năm học này thì ai mà chịu cho nổi chớ? Trâm định ghi vào hết cho hả tức mà khi viết mấy dòng thì thấy cái tức cái giận nó chạy trốn đâu sạch trơn. Ừ, mà xét cho cùng thì Bảo cũng vì lớp Trâm mà. Cái giọng dễ xa nhau kia, xét cho cùng đâu phải là điều gì vô cùng nghiêm trọng? Rồi khi sinh hoạt và học tập cùng nhau, thân thiết nhau hơn, tụi Trâm chỉ ra cho Bảo thấy mấy hồi. Viết khơi khơi vào đây, lỡ thầy biểu Trâm làm lớp trưởng chắc là ôi thôi còn đủ thứ trầm trọng khác. Trâm sẽ khóc hu hu khi nói chẳng ai nghe, Trâm sẽ hay xét nét mấy chuyện nhỏ xíu xìu xiu, Trâm sẽ hay hờn dỗi và tự ái vì lớp thích bí thư chi đoàn hơn Trâm chẳng hạn. Thôi, ai mà không có khuyết điếm, ở nhà má Trâm cũng hay nói, trên đời này không ai hoàn hảo cả. Điều quan trọng là khi mình được chỉ ra những sai sót, mình có dám dũng cảm sửa sai hay không. Ừ, Trâm sẽ nói thẳng với Bảo những điều đó bởi Trâm còn có một bí mật nữa mà Trâm chưa kịp tiết lộ. Đó là chiều hôm qua, Bảo dám viết cho Trâm một tờ giấy nhỏ, đề nghị Trâm hôm nào dạy cho Bảo hát vài câu vọng cổ. Được rồi, Trâm sẽ mở đầu “chương trình học vọng cổ bằng bài nhập môn thật là đặc biệt. Rằng là bạn muốn hát vọng cổ cho hay phải không? Vậy thì điều trước tiên là bạn hãy tập cho mình một giọng nói có tình, ngọt ngào và truyền cảm. Đó chính là bí quyết của người hát vọng cổ đó. Và, trong cái trí tưởng tượng lan man của con gái lớp văn, Trâm nghĩ đó cũng là bí quyết của người làm lớp trưởng nếu thật sự muốn thu phục lòng người (mà “lòng người” ở đây là hết trơn hết trọi mọi người chứ không chỉ có một mình Trâm đâu đó!).
 

sorry mk ko bt

27 tháng 1 2019

 a)Sói mò đến nhà bà cô bé trùm khăn đỏ vì cô bé chỉ nhà bà cho Sói.

b)Cô đã phải ân hận do thiếu cảnh giác 

c)Hai bà cháu cô bé trùm khăn đỏ thoát chết nhờ bác thợ săn cứu giúp .

d)Vì bác đă cứu mạng cho hai bà cháu nên cô bé cảm ơn bác thợ săn rất nhiều. 

27 tháng 1 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

27 tháng 1 2019

người em ghét nhất là ma

27 tháng 1 2019

chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.

27 tháng 1 2019

Ngày 29/8, tại thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 65 năm Quốc khánh 2/9, 80 năm phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (12/9/1930-12/9/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Tĩnh - Bình Định (1960-2010).

27 tháng 1 2019

Các từ đồng nghĩa với hòa bình: bình yên, thanh bình, thái bình

Những từ đồng nghĩa với từ hòa bình là :

- Bình yên , thái bình , thanh thản , thanh bình

Do phần b mình chưa học nên mik làm phần a nhé !

-Sơn Tinh là chúa miền non cao, còn Thủy Tinh....là chúa vùng nước thẳm.......................................................

-Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại....dâng núi cao bấy nhiêu................................................

-Vì Thủy Tinh không quên được mối hận nên.....hằng năm vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.........................................................

27 tháng 1 2019

Bạn #NNTL trả lời câu a rồi thì mik trả lời câu b nhé

Các câu văn vừa hoàn thành trên đều là câu ghép vì trong mỗi câu đều có 2 vế

#chúc bn hok tốt#

Cứ đến sáng thứ bảy, cả gia đình em lại chờ đón chương trình Gặp nhau cuối tuần của Đài Truyền hình Việt Nam. Đúng mười giờ, một bản nhạc quen thuộc vang lên, tiếp đó một nhóm nghệ sĩ hài cúi đầu chào ra mắt khán giá. Cu Bi nhà em kêu lên: “Cô Vân Dung kia kìa”. Nghệ sĩ hài Vân Dung được cả gia đình em yêu thích.

   Để chào khán giả, cô đi một vòng quanh sân khấu. Dáng cô dong dỏng cao, mềm mại trong bộ áo dài tứ thân đang bay bay. Đầu vấn tóc đôi gà. Nhìn dáng điệu cô ai cũng muốn cười. Ô kìa! Hôm nay cô hoá trang trông ngồ ngộ làm sao, môi và má đỏ choét, dưới cằm lại có một mụn ruồi rất to. Thì ra cô đang hoá thân trong vai Thị Mầu lên Chùa.

   Mọi khi xem cô biểu diễn, em chỉ thấy cô hay nhập vai bà già hoặc một bà cô cau có khó tính, nhưng hôm nay trông cô hoàn toàn mới lạ từ dáng đi, lời nói đều thế hiện sự đỏng đảnh của một cô gái con quan nhà giàu nhưng lại thích một chú tiểu trong chùa. Những động tác lẳng lơ của cô như cầm tay, ghé sát người vào chú tiểu đều toát lên sự nhuần nhuyễn, thành thục trong sự nhập vai cùa mình. Em xem cô biểu diễn mà cứ tưởng như mình đang xem vở chèo Quan Âm Thị Kính do cô Vân Quyền biểu diễn. Cả nhà em không ai báo ai đều vỗ tay khen ngợi, cổ vũ cô. Dường như cô cũng hiểu được điều đó hay sao, sự diễn xuất của cô càng sinh động hơn, uyển chuyển hơn. Rồi bất ngờ cô cất lên một làn điệu chèo nghe thật ngọt tai. Em ngỡ ngàng vì đây là lần đầu tiên được nghe cô hát, không ngờ cô Vân Dung lại hát hay đến thế. Sau màn trêu ghẹo Thị Kính, cô Vân Dung lại múa lượn một vòng quanh sân khấu, tay cầm quạt phe phẩy, tay kia cầm oản khiến cả nhà em có một trận cười bể bụng.

Cô Vân Dung quả là một nghệ sĩ hài tài ba, bằng diễn xuất của mình cô đã đem lại cho mọi người những phút thư giãn đầy thú vị. Em mong rằng thứ bảy tuần nào cũng được xem cô biểu diễn.

Việt Nam ta có rất nhiều những nghệ sĩ hài, những người mang đến cho ta những tiếng cười thật thoải mái, vui vẻ sau những giờ học hành, làm việc căng thẳng. Trong số đó, em thật sự ấn tượng về chú Hoài Linh, một trong những danh hài mà ai ai cũng biết.

Chú Hoài Linh xuất thân vốn đã khốn khó, ấy vậy mà điều đó không làm tắt đi nụ cười và tinh thần của chú. Và ta cũng thấy, lúc nào chú cũng xuất hiện với một sự giản dị, chất phác cho dù chú đang hóa thân vào bất kì vai diễn nào. Sự mộc mạc đó trước tiên đã đem đến cho khán giả, những người thưởng thức một sự quen thuộc, gần gũi tự nhiên.

Dáng người chú không mập mạp chút nào, thay vào đó là sự mảnh khảnh, trông có vẻ gầy lắm. Tóc chú thường dài đến ngang vai, chắc tại chú hay đóng là con gái nên để vậy suốt.

Chú đóng hài, làm cho người ta cười lên cười xuống, nhưng cũng có những lúc, lại im lặng, có khi còn khiến mình rơi nước mắt. Những bài học của chú mang vào trong vai diễn giống như là những điều mà chú từng trải qua, cay đắng ngọt bùi đủ cả...

Chú Hoài Linh có biệt tài giả nữ. Không chỉ từ cách ăn mặc, điệu bộ, mà còn cả giọng nói nữa. Có người còn khen chú Hoài Linh có khi còn đẹp gái hơn mấy cô người mẫu nữa kia.

Riêng về giọng nói, chú có thể giả giọng được rất nhiều vùng miền. Từ giọng ngoài Bắc, miền Trung, miền biển, miền Tây sông nước nữa. Nhớ có lần được xem chú thể hiện, giả giọng của rất nhiều cô chú ca sĩ nổi tiếng như chú Duy Khánh, Tuấn Ngọc... khiến cho khán giả ngồi dưới kinh ngạc và bái phục chú.

Cách chú nói chuyện trong khi diễn rất tự nhiên, lâu lâu lại có những câu "mất nết" nhưng lại làm cho mọi người phải ồ lên thích thú.

Dạo này nghe nói sức khỏe của chú đang đi xuống. Có lần người ta có nói chú mỗi lần diễn xong là vào trong, có người phải đỡ chú đi nữa. Ai biết được đằng sau những tiếng cười ngoài sân khấu kia là sự hy sinh vô bờ bến của chú, nói riêng và những người như chú nói chung. Điều này càng làm cho chú trở nên đáng kính trọng hơn nhiều nữa.

Mong chú luôn luôn mạnh khỏe, luôn mang tiếng cười đến mọi người và cả cho bản thân. Mong chú biết được rằng chú luôn được mọi người mến mộ và kính trọng nhé.