K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2018

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

Nguồn :ST_

9 tháng 5 2018

Trong cuộc sống, mấy ai không học mà có được thành công. Học giúp chúng ta có kiến thức, hiểu biết để trở thành con người thành đạt, sống  tốt trong xã hội. Để nêu lên vai trò, tầm quan trọng của việc học, Lê Nin đã có câu "Học, học nữa, học mãi". Để hiểu rõ nội dung ý nghĩa câu nói này bây giờ ta hãy giải thích

Qủa đúng như vậy, câu tục ngữ này rất hay và có ý nghĩa thiết thực sâu sắc đối với mọi người.  Trước tiên ta phải hiểu học có nghĩa là gì? Học là hoạt động của trí óc nhằm tiếp nhận, lĩnh hội, tích lũy kiến thức nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô hoặc tự học. Từ tương đương là học tập, học hành nhưng học hỏi có ý nghĩa riêng là khi học có chỗ chưa thấu đáo phải hỏi, phải tìm kiếm bàn luận, tra cứu thêm để mở rộng kiến thức đã thu nhập được . Việc học cũng không giới hạn ở nhà trường mà cả ngoài cuộc sống trong xã hội. Vậy Lê Nin đã nói học nữa có nghĩa là sao? Học nữa tức là ta không dừng lại ở kiến thức đã có mà cần phải tiếp tục  học thêm nữa. Học từ trình độ thấp đến cao, dễ đến khó, dơn giản đến phức tạp. Vậy học mãi ở đây có nghĩa là như thế nào? Học mãi là một công việc học tập suốt đời mãi mãi, tuổi tác không thể cản trở được việc học. Con người phải luôn luôn học tập ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội (còn tiếp)

9 tháng 5 2018
 Giống nhauKhác nhau
         Nông nghiệp                           Nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.

+ Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế 

+ Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều 

Thủ công nghiệpNhiều ngành nghề thủ công phát triển Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác ) 
Thương nghiệpCả nội thương và ngoại thương đều phát triển Thời Lê sơ ngày càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp 

 CHÚC BẠN HỌC GIỎI NHÉ >.<

9 tháng 5 2018

a/ Nông nghiệp 

_ giống nhau: nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố. 

_ khác nhau: 

+ Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế 

+ Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều 

b/ Thủ công nghiệp 

_ giống nhau: nhiều ngành nghề thủ công phát triển 

_ khác nhau: Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác ) 

c/ Thương nghiệp 

_ giống nhau: cả nội thương và ngoại thương đều phát triển 

_ khác nhau: Thời Lê sơ càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp 

9 tháng 5 2018

+ - a)

A A b)

9 tháng 5 2018

ok cam on

9 tháng 5 2018

* Phương pháp chế biến:

1, Phương pháp sấy khô

2, Phương pháp chế biến bột mịn

3, Phương pháp muối chua

4, Phương pháp đóng hộp

* Địa phương em thường áp dụng pp chế biến thực phẩm là sấy khô và muối chua.

Chúc bn học tốt!

9 tháng 5 2018

Tram Nguyen13 giờ trước (19:49)

* Phương pháp chế biến:

1, Phương pháp sấy khô

2, Phương pháp chế biến bột mịn

3, Phương pháp muối chua

4, Phương pháp đóng hộp

* Địa phương em thường áp dụng pp chế biến thực phẩm là sấy khô và muối chua.

Ví dụ về phương pháp đóng hộp :

Rau (quả) tươi -> rửa sạch -> cho vào hộp hay lọ thuỷ tinh -> đậy kín -> làm chín.

Ví dụ như củ sắn. Phương pháp chế biến là :

Củ sắn -> ngâm nước -> rửa -> nghiền nhỏ -> lọc hay rây -> để lắng -> phơi hay sấy khô -> tinh bột.

Chúc bn học tốt!

9 tháng 5 2018

Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, việc lao động, học tập và nghiên cứu thường gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Trong đó trở ngại khó khăn lớn nhất, theo ý kiến của nhiều người ấy là sự thiếu kiên trì, nhẫn nại trong công việc.

Để động viên tất cả mọi người vượt khó, vươn lên đạt thành tựu, nhân dân ta từ xưa đã khích lệ nhau bằng lời tục ngữ quen thuộc: “Có công mài sắc có ngày nên kim”.

Điều này trong thực tế, với nhiều tấm gương lao động, học tập và nghiên cứu đã thành đạt cho phép chúng ta khẳng định câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng.

Để dễ thuộc, dễ nhớ, dễ lưu truyền, cha ông chúng ta thường đúc kết kinh nghiệm của mình lại thành những câu văn cô đọng, hàm súc. Ở đâycũng thế, tác giả dân gian đưa ra hình ảnh cụ thể là một thỏi sắt đen sì, thô cứng. Nếu có công mài lâu ngày thì nhất định sẽ trở thành một cây kim nhỏ sáng bóng, hữu dụng. Câu này nhằm nhắn nhủ chúng ta phải hết sức kiên trì, nhẫn nại như một người cứ ngồi ngày này qua ngày khác mài mãi một thỏi sắt cho thành cây kim thì nhất định sẽ đạt đến thành công lớn lao, mĩ mãn trong công việc của mình.

Chân lí ấy, Bác Hồ kính yêu sau này cũng đã khẳng định thành một bài học cho thanh thiếu niên ta:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

Ngay trong thực tế đời sống đã có biết bao gương sáng trên nhiều lĩnh vực là những bằng chứng sinh động, hùng hồn làm sáng tỏthêm bài học ấy.

Trong lĩnh vực học tập, là học sinh hẳn chúng ta đều biết đến tấm gương sáng của anh Nguyễn Ngọc Kí. Tuy bị liệt cả haitay từ nhỏ, không thể nào cầm bút được, nhưng anh vẫn đến trường, kiên trì luyện tập viết bằng chân.

Những năm tháng âm thầm bền bỉ khổ luyện đã giúp anh viết đẹp, vẽ đẹp, học lên đến đại học, tốt nghiệp trường sư phạm. Sau nhiều năm phấn đấu, anh đã trở thành thầy giáo dạy học giỏi và viết văn hay.

Trong lĩnh vực hoa học kĩ thuật, có biết bao nhiêu nhà bác học cặm cụi hết ngày này sang ngày khác trong phòng thí nghiệm, tổn hao nhiều công sức lẫn thời gian, làm đi làm lại hàng trăm nghìn lần trên một thí nghiệm để đi đến những sáng chế phát minh giúp ích cho mọi người. Chúng ta dễ gì quên tên tuổi những Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Tôn Thất Tùng...

Ngay trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng đâu có khác.

Bài học về sự kiên trì nhẫn nại cũng đã được chứng minh với trường hợp nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn. Để có được thành công rạng rỡ là giải nhất cuộc thi âm nhạc quốc tế Sô-panh, anh cũng đã trải qua biết bao công phu khổ luyện miệt mài từ những ngày khó khăn trong chiến tranh phải đi sơ tán, tránh bom đạn Mĩ cho đến khi được đưa đi học ở nước bạn.

Một nhà văn phương Tây cho rằng thiên tài chỉ có một phần trăm là năng khiếu bẩm sinh, còn chín mươi chín phần trăm là sự kiên nhẫn lâu dài. Ởnước ta, ngày xưa, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu đến Nguyễn Khuyến, Tản Đà, ngày nay, từ Nguyễn Tuân đến Xuân Diệu... Cây bút nào cũng như nhau, dùi mài cần mẫn, đêm đêm thao thức bên đèn, trước trang giấy trắng, chú tâm kiếm tìm từng chữ, từng câu,dập dập, xóa xóa bao lần viết đi viết lại mới có được nhưng hình tương văn học đặc sắc làm rung động lòng người.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu dựng gian khổ, hiểm nguy, thiếu thốn trước cuộc kháng chiến trường kì chín năm ròng rã mà nhàn dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lững lấy: “Chín năm làm một Điện Biên, Nên vành hoa đó nên thiên sứ vàng" (Tố Hữu). Sau đó nhân dân cả nước lại phải kiên trì bền bí gánh chịu vô vàn hi sinh, mất mát trong bom đạn chiến tranh, cuối cùng đã đánh được "Mĩ cút ngụy nhào” “toàn thắng đã về ta” thống nhất đất nước vào mùa xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Làm sao kể hết những dẫn chứng có thểtìm thấy dễ dàng trong thực tế cuộc sống và lịch sử của dân tộc ta. Cũng do tính phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống mà bài học quý đó được văn học thể hiện dưới nhiều hình thức sinh động khác nhau. Có khi dưới dạng là các câu tục ngừ, ca dao diễn đạt cụ thể, có đúc và gợi cảm: “Nước chảy đá mòn”, “Kiến tha lâu cùng đầy tổ” hay “Cóng lênh chẳng quản bao lâu. Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng”.

Trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng từng nhắc đến bài học quý giá này, nêu bặt tấm gương bền lòng trì chí của người anh hùng dấy nghĩa đất Lam Sơn:

Đau lòng nhức óc chốc đà mười mấy năm trời

Nếm một nằm gai há phải một hai sớm tối.

                                    (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

Năm 1942, bị chính quyền Tương Giới Thạch giam cầm một cách bất ngờ và vô lí, Bác Hồ trải qua kinh nghiệm của mình cũng đã đúc kết:

Kiên trì và nhẫn nại

Không chịu lùi một phân

Vật chất tuy gian khổ

Không nao nung tinh thần.

                                    (Nhật kí trong tù – HồChi Minh)

Gạo đem vào giã hao đau đớn

Gạo giã xong rồi tráng tựa bông

Sống ởtrên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công.

                                    (Nhật kí trong tù – HồChí Minh)

Như thế, có thểnói bài học về kiên trì nhẫn nại nhất định dễ dẫn đến thành công là bài học không riêng của ai và của một thời nào. Ngay đối với bản thân em cũng thế, bài học lớn này nhắc nhở mình phải luôn luôn rèn luyện ý chí trong cuộc sống hằng ngày, không nôn nóng, chán nán khi gặp khó khăn, trở ngại trong học tập hay làm bất cứ một công việcgì. Cũng chính nhờ những tấm gương sáng vừa phân tích bên trên mà em hiểu được phải có quyết tâm cao mới đem lại kết quả mong muốn trong việc làm của mình, phải biết cố gắng từ sớm thì mới có thể đạt được những thành công rực rỡ sau này.

Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện "Rùa và Thỏ". Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã "mài sắt" để có ngày "nên kim". Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là một tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.

Trong trường học cũng vậy, sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.

Bác Hồ từng dạy:

"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"

Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn, thiết thực, không chỉ có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.

9 tháng 5 2018

chúc bn học giỏi

9 tháng 5 2018

Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Lớn nhỏ mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Vịnh cái quạt

Một lỗ xâu xâu mới cũng vừa
Duyên em dính dán tự ngàn xưa
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng:
“Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?”

Cảnh thu

Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ,
Xanh ôm cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ. 

Bầu dốc giang sơn say chấp rượu.
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.
Ơ hay, cánh cương ưa người nhỉ,
Ai thấy, ai mà chẳng ngẩn ngơ.

Thơ tự tình

Tiếng gà xao xác gáy trên vòm 
Oán hận trông ra khắp mọi chòm 
Mõ thảm không khua mà cũng cốc 
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om 
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ 
Sau hận vì duyên để mõm mòm 
Tài tử văn nhân ai đó tá 
Thân này đâu đã chịu già tom.

Vấn nguyệt

Trải mấy thu nay vẫn hãy còn, 
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn? 
Hỏi con Bạch Thố đà bao tuổi? 
Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con? 
Đêm tối cớ sao soi gác tía? 
Ngày xanh còn thẹn mấy vầng tròn. 
Năm canh lơ lửng chờ ai đó? 
Hay có tình riêng mấy nước non?

Động Hương tích

Bầy đặt kìa ai khéo khéo phòm, 
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom. 
Người quen cõi Phật chen chân xọc, 
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm. 
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót, 
Con thuyền vô trạo cúi lom khom. 
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại, 
Rõ khéo trời già đến dở dom.

Hoạ Nhân

Vài hàng chữ gấm chạnh niềm châu, 
Nghĩ tưởng năm canh nguyệt hé lầu. 
Lá nhuộm thức lam thêm vẻ thẹn, 
Sương pha khói biếc rộn thêm sầu. 
Thẩn thơ trước viện, nhà khoe gió, 
Đồng vọng bên tai, địch thét đâu, 
Ướm hỏi trăng già khe khắc bấy, 
Trêu nhau chi những sợi cơ cầu.

Đá Ông Bà Chồng

Khéo khéo bày trò tạo hoá công 
Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng 
Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc 
Thớt dưới sương pha đượm má hồng 
Gan nghĩa dãi ra cùng chị Nguyệt 
Khối tình cọ mãi với non sông 
Đá kia còn biết xuân già giặn 
Chả trách người ta lúc trẻ trung

Hỏi Trăng

Một trái trăng thu chín mõm mòm,
Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom!
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo,
Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm.
Ghét mặt kẻ trần đua xói móc,
Ngứa gan thằng Cuội đứng lom khom.
Hỡi người bẻ quế rằng ai đó,
Đó có Hằng Nga ghé mắt dòm.

Duyên Kỳ Ngộ

Nghìn dặm có duyên sự cũng thành, 
Xin đừng lo lắng hết xuân xanh. 
Tấc gang tay họa thơ không dứt, 
Gần gụi cung dương lá vẫn lành. 
Tên sẵn bút đề dường chĩnh chện, 
Trống mang dùi cắp đã phanh phanh. 
Tuy không thả lá trôi dòng ngự

TK CHO MÌNH NHA
 

9 tháng 5 2018

1, Thơ Tự Tình

Tiếng gà xao xác gáy trên vòm
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau hận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom

2, Canh Khuya (Tự Tình II)

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan mấy nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy chòm
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con

3, Lỡm Học Trò

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa

4, Đánh Đu

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai co gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân đã biết xuân chăng tá.
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!

5, Ốc Nhồi

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi

6, Quả Mít

Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì múi nó dày
Quân tử có yêu xin đóng cọc
Đừng mân mó nữa nhựa ra tay

7, Lấy Chồng Chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm chừng mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Nỗi này ví biết dường này nhỉ
Thời trước thôi đành ở vậy xong

8, Đánh Cờ

Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Ðốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Ðể đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Ðem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu,
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.

9, Bánh Trôi Nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm mấy nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

10, Miếu Sầm Thái Thú

Ghé mắt trông lên thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu

8 tháng 5 2018

theo tớ nghĩ là Kiruna của Thụy Điển

8 tháng 5 2018

là quốc gia THỤY ĐIỂN nha !!!

8 tháng 5 2018

Cậu k nên đưa những câu hỏi linh tinh lên diễn đàn !

8 tháng 5 2018

mình <3 

8 tháng 5 2018

Niên đại

Sự kiện

Nhân vật chính

Kết quả

Năm 939

Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa

Ngô Quyền

Mở đầu thời kì độc lập, tự chủ của dân tộc.

Năm 968

Nhà Đinh thành lập, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư

Đinh Bộ Lĩnh

“Loạn 12 xứ quân” được dẹp, đất nước thống nhất.

Năm 980

Lê Hoàn lên ngôi vua, lập ra nhà Tiền Lê, đóng đô ở Hoa Lư

Lê Hoàn

Lãnh đạo quân dân kháng chiến chống quân xâm lược Tống.

Năm 981

Cuộc kháng chiến chống Tống lần 1

Lê Hoàn

Đánh bại âm mưu xâm lược của quân Tống.

Năm 1009

Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lý thành lập.

Lý Công Uẩn

Mở đầu một triều đại mới trong lịch sử dân tộc.

Năm 1010

Dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long

Lý Thái Tổ

Tạo điều kiện cho đất nước ổn định, phát triển lâu dài.

1075-1077

Cuộc kháng chiến chống Tống lần 2

Lý Thường Kiệt

Đánh bại âm mưu xâm lược của quân Tống.

Năm 1226

Trần Cảnh lên ngôi, nhà Trần thành lập

Trần Cảnh

Mở đầu một triều đại mới trong lịch sử dân tộc.

Năm 1258

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất.

Trần Quốc Tuấn, các vua Trần.

Đánh bại âm mưu xâm lược của quân Mông Cổ.

Năm 1285

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.

Trần Quốc Tuấn, các vua Trần.

Đánh bại âm mưu xâm lược của quân Nguyên.

1287-1288

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba.

Trần Quốc Tuấn, các vua Trần.

Đánh bại âm mưu xâm lược của quân Nguyên.

Năm 1400

Hồ Quý Ly lên ngôi, nhà Hồ thành lập

Hồ Quý Ly

Mở đầu một triều đại mới trong lịch sử dân tộc.

1406-1407

Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ

Hồ Quý Ly

Thất bại, đất nước rơi vào cảnh đô hộ một lần nữa.

1418-1427

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Lê Lợi, Nguyễn Trãi,…

Thắng lợi, giành lại độc lập, tự chủ cho đất nước.

Năm 1248

Lê Lợi lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Đại Việt

Lê Lợi

Mở đầu một triều đại mới, thời kì mới - thời kì phát triển thịnh vượng của chế độ phong kiến.

Năm 1527

Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê sơ, thành lập nhà Mạc

Mạc Đăng Dung

Mở đầu một thời kì mới - thời kì nội chiến, chia cắt đất nước.

1543-1592

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều

Mạc Đăng Dung, Nguyễn Kim

Nhà Mạc thất bại, phải chạy lên Cao Bằng. Tàn phá nền kinh tế, nhân dân khổ cực.

1627-1672

Chiến tranh Trịnh - Nguyễn

Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng

Không phân thắng bại, đất nước bị chia cắt thành hai vùng.

1771-1785

Phong trào Tây Sơn

Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ,…

Thắng lợi, thống nhất đất nước, tạo thuận lợi cho đất nước phát triển.

Năm 1802

Nguyễn Ánh lên ngôi, nhà Nguyễn thành lập

Nguyễn Ánh

Mở đầu một triều đại mới trong lịch sử dân tộc.

Năm 1858

Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta

Nguyễn Tri Phương,…

Lịch sử Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới.


k bn mk nha

8 tháng 5 2018

* Dàn ý thui nha !

Câu chủ đề : Trong Văn bản '' Ý nghĩa văn chương'' , Hoài Thanh đã đưa ra quan điểm đúng đắn và sâu sắc về công dụng của văn chương: " Trích dẫn".

Như vậy , theo Hoài Thanh , văn chương có 2 công dụng cơ bản mà đầu tiên phải kể đến là nhen nhóm , khơi gợi những tình cảm mới trong ta.

Dẫn chứng1:Học bài thơ '' Lượm '' của Tố Hữu , ta không chỉ biết yêu thương kính trọng vị anh hùng nhỏ tuổi mà còn biết lên án chiến tranh phi nghĩa bởi nó tước đoạt mạng sống con người , hủy hoại cuộc sống bình yên của xã hội

Dẫn chứng2:Em may mắn vì được sống trong gia đình tràn ngập tình yêu thương nhưng chỉ khi đến với văn bản '' cuộc chia tay của những con búp bê '' , ta mới thấy xung quanh mình còn đầy rẫy những bạn nhỏ không may rơi vào hoàn cảnh gia đình tan vỡ . Càng đồng cảm với các bạn nhở bao nhiêu , em càng mong các bậc làm cha mẹ đừng vì sự ích kỉ của cá nhân mà đẩy con cái vào tình cảnh khốn khổ .

Dẫn chứng3:Hằng ngày , ta nói bằng Tiếng Việt nhưng sau khi học văn bản " buổi học cuối cùng " của A. đô - đê ta mới thấu hiểu được giá trị của ngôn ngữ dân tộc cũng như trân trọng , bảo vệ tiếng mẹ đẻ của mình.

Bên cạnh đó , văn chương còn có công dụng thứ 2 là làm sâu sắc , phong phú những tình cảm sẵn có trong ta .

Dẫn chứng1 + 2:Mẫu tử vốn là thứ tình cảm sắn có trong tâm hồn của mỗi con người nhưng khi đến với '' cổng trường mở ra '' và '' mẹ tôi '' ta mới biết trân trọng tình cảm thiêng liêng , đức hy sinh vô bờ mà mẹ giành cho mình.

Dẫn chứng3: Qua bài thơ '' tiếng gà trưa " , nữ sĩ Xuân Quỳnh đã bồi đắp thêm cho ta tình cảm với gia đình và tình yêu với quê hương đất nước

8 tháng 5 2018

Cuộc sống này thật đa dạng muôn màu, muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này. Vì vậy mà “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Nhưng ai cũng hiểu rằng văn chương là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn chương là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” chính là công dụng của văn chương, Nghĩa là văn chương mở ra cho ta những “chân trời mới”, bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn chương khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa.
Vì sao trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”, nhà văn Hoài Thanh lại nói “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”. Vì văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm được ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng thế nào. Giúp cho mỗi lứa học sinh chúng ta thấm thía hơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; sự vất vả, những giọt mồ hôi phải rơi xuống của cha mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày. Qua câu ca dao ông cha ta nói ngày xưa: “ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ta đã thấy được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta là vô bến bờ, cha mẹ luôn luôn yêu thương ta, che chở ta mãi mãi.
Và qua những dòng văn thơ, văn chương cũng cho chúng ta biết ông bà, những người tuy không sinh ra chúng ta nhưng ông bà đã cùng bố mẹ nuôi nấng, chăm sóc chúng ta nên người. Và nhờ ông bà thì mới có bố mẹ, để rồi có chúng ta ngày hôm nay. Từ đó mà ta nhận ra một điều rằng càng phải biết ơn, kính yêu ông bà hơn nữa. Và cũng từ câu ca dao xưa đã giúp ta hiểu được đạo lí ấy: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà / Bao nhiêu nuộc lát nhớ ông bà bấy nhiêu”. 
Ông cha ta còn có câu: “ Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, để từ đó mà ta biết được, hiểu rõ sự quí giá của tình anh em ruột thịt. Để từ đó ta biết được rằng anh em luôn sát cánh bên chúng ta, luôn bên ta những lúc khó khăn và cả những giây phút hạnh phúc. Hiểu giá trị tình anh em để ta hiểu được ta phải làm j` để cho tình anh em ruột thịt thêm khăng khít, bền chặt.
Văn chương cho ta biết giá trị tình cảm gia đình, và văn chương còn cho ta biết ý nghĩa của tình bạn bè, bằng hữu. Văn chương ngày nay đã có bao nhiêu những tác phẩm nói lên tình bạn thực sự, đẹp đẽ, tri kỉ. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong văn bản “Bạn đến chơi nhà”, tình bạn đã hiện lên thật giản dị mà cũng thật cao thượng. Tình bạn là 1 thứ tất yếu, tình bạn không cần của cải vật chất. Bạn bè luôn hiểu ta nhất, luôn bên ta, biết ta cần gì,…Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mà ta thêm trân trọng tình cảm bạn bè dành cho nhau, một thứ tình cảm tồn tại mãi mãi…
Văn chương giúp ta thấm thía được tình cảm gia đình, thêm trân trọng tình bạn thiêng liêng và giờ văn chương đẩy mạnh tình yêu nước trong tim mỗi con người. Những lời văn sinh động, chất chứa đầy tình cảm thúc đẩy niểm tự hào của ta về quê hương đất nước: vẻ đẹp tiềm ẩn, cảnh sắc quê hương, truyền thống văn hóa đặc sắc, một lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng,… Qua những lời văn miêu tả tinh tế, chân thật trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” hay Mùa xuân của tôi”,… ai mà chẳng tự hào, ngượng mộ vẻ đẹp tự nhiên tiềm ẩn của quê hương Việt Nam ta. Còn qua hai tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” và “ Ca Huế trên sông Hương”, một lần nữa ta lại thêm tự hào về nền văn hóa đặc sắc lâu đời của dân tộc ta. Đến khi đọc những tác phẩm “Lòng yêu nước của nhân ta”, “Nam quốc sơn hà”,… ta lại phải khâm phục sức kiên cường, không lùi bước chiến đấu của dân tộc ta, để lại một trang sử hào hùng.
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đó là tác dụng tiếp theo của văn chương đem lại. “ Văn chương là bức tranh muôn màu của cuộc sống giúp cho ta hiểu thêm những sắc màu khác nhau của cuộc đời mà ta chưa từng trải qua”. Chắc bạn hẳn bạn còn nhớ văn bản “Tụng giá hoàn kinh sư” do Trần Quang Khải viết sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. “Tụng giá hoàn kinh sư” như một khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. những dòng thơ chân thật, thúc đẩy tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm trong mỗi người, gợi cho ta một hào khí chiến đấu oai hùng của cha ông. 
Ngược lại với sự mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần chiến đấu trong mỗi người, những lời tâm sự của người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, bất hạnh lúc bấy giờ lại làm ta cảm động; có một sự cảm thông, chia sẻ với thân phận thiệt thòi, khốn khổ của những người phụ nữ ấy. Những bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm),… đã gợi lên trong ta biết bao cảm xúc, những sự đồng cảm với nhân vật trữ tình, để rồi phê phán, lên án chế độ phong kiến xưa. 
Trong những hoàn cảnh tuy ta có thể chưa bao giờ trải qua, những qua những lời văn giản dị mà chân thật thì ta cũng có thể hiểu được phần nào cảm xúc của những người rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đầu năm lớp 7 này, ta đã được biết đến văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, một câu chuyện buồn mà mọi đứa trẻ đều không thể chịu đựng được, có thể đứng dậy một cách dễ dàng sau cú vấp này. Một tuổi thơ buồn bã sẽ kéo dài mãi trong tâm trí mỗi đứa trẻ đã phải trải qua sự chia li của gia đỉnh khi hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ, mỗi người một nơi, anh chị em phải xa cách, thiếu đi tình cảm của cả bố và mẹ. Và từ đó ta vừa cảm thấy buồn thay cho những đứa trẻ vô tội, còn thơ dại kia mà đã phải chịu đựng nhiều như vậy, mà vừa chê chách những vị phụ huynh vô trách nhiệm với con cái như vậy.
Đọc lại những trang sử phong kiến xưa ,ta một lần nữa lại phải rơi nước mắt, cảm thương cho số phận những người nô lệ ngày ấy. Những gì họ phải trải qua chỉ là đau khổ, bị sai khiến, bóc lột,… không được hưởng những thành mình làm ra, có được một giây phút hạnh phúc,… Từ đó ta cũng phải cho đi một sự cảm thông, chia sẻ với họ, và lại lên án, chê trách chế độ phong kiến thối nát, tồi tàn.
Qua những dẫn chứng trên, ta thấy văn chương đã tạo ra những phép màu cho cuộc sống, tạo ra tình cảm giữa con người với con người. Văn chương đã bồi dương tâm hồn ta, mở rộng cánh cửa nhân ái của lòng ta, giúp ta hiểu thêm tình đời tình người. Văn chương khơi dậy lòng trắc ẩn trong mỗi người.
Văn chương thật quan trọng đối với cuộc sống. Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc đời thật của con người, giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.