soạn bài chuyên cổ nước mình
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngoài những giờ học căng thẳng trên lớp, thì em về đến nhà là sẽ giúp mẹ những công việc nhà. Em biết mẹ ở nhà đã vất vả như thế nào. Nên khi về đến nhà cất sách vở là em lấy cây chổi ra quét nhà. Người ta thường nói " nhà sạch thì mát bát sạch ngon cơm". Em quét từng ngóc ngách trong ngôi nhà, từng hạt bụi, hạt cát. Em làm việc nhà thấy mẹ rất vui,nên từ nay em sẽ luôn phụ giúp mẹ như vậy.
đây e nha
HT
Hôm nay, em được nghỉ học. Em đã giúp mẹ làm việc nhà. Sáng sớm, em giúp mẹ quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Đến chiều, em ra vườn tưới cây giúp ba. Sau đó, em còn cho con Đậu ăn. Tối ăn cơm xong, em giúp chị Lan rửa bát. Sau đó, cả nhà cùng nhau xem phim, trò chuyện. Em cảm thấy thật hạnh phúc. Em mong rằng có thể làm việc nhà nhiều hơn.
nếu bạn muốn câu chuyện hay hơn thì đầu câu bạn nên ghi là 'tôi là một thiếu nữ xinh đẹp' vì trong câu truyện này nhân vật chính(thiếu nữ) xưng tôi,nếu bạn ko muốn ghi như vậy thì trong lúc kể truyện bạn ko được xưng tôi.mình thấy câu chuyện bạn kể rất hay nhưng vẫn còn thiếu đôi chút lúc mà ba cô ấy nói:VẬY CÓ CÁCH NÀO ĐỂ CỨU CÔ ẤY KO Ạ ! rồi bác sĩ trả lời như vậy thì bạn nên ghi là:'mặt ba tôi trầm xuống hết hi vọng,khuông mặt mà một người sống trong gia đình hạnh phút như tôi chưa từng nhìn thấy'.
văn của bạn rất hay nên nếu mình được chấm điểm thì 9 điểm
mọi người ui còn thiếu nhé cái cuối là cô ấy lên sân thượng và nhảy lầu chết trong sự đau đớn và khổ đâu nước mắt cô ấy chảy ra và lang chảy khắp nơi
Đó là bức ảnh chụp phong cảnh Vịnh Hạ Long - một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam, một kỳ quan của thế giới. Em biết được như vậy là vì phía dưới bức ảnh ấy có hai hàng chữ tiếng Việt và tiếng Anh giới thiệu tên của bức ảnh. Bao trùm lên toàn cảnh là những hòn núi đá to, nhỏ mọc lên giữa biển nước xanh mênh mông với những hình thù khác nhau. Hòn cao nhất giống như một chú gà trống đang ngẩng cao đầu để gáy, gọi là “hòn Trống”. Phía bên phải có hai hòn chồng gối lên nhau, trông thật chông chênh nguy hiểm. Xa xa là một cửa hang rộng với những dòng thạch nhũ nhảy từ trên cao xuống, tạo cho cửa hang có những hình thù kỳ dị, lạ mắt. Xung quanh là biển nước xanh mênh mông. Một chiếc tàu du lịch đang rẽ sóng tiến vào một cửa động. Phong cảnh vịnh Hạ Long quả thật là đẹp và hấp dẫn. Lớn lên, nhất định em sẽ thực hiện một chuyến tham quan du lịch đến với Hạ Long.
Cuối học kì một, chúng em được nhà trường tổ chức đến tham quan tại Hà Nội - thủ đô của đất nước Việt Nam. Lần đầu tiên em được đến thăm một thành phố lớn như vậy, nên cảm thấy vô cùng thích thú. Hà Nội rất rộng lớn, có nhiều con đường. Con đường nào cũng có xe cộ đi lại tấp nập. Đặc biệt là ở đây có rất nhiều xe ô tô. Hai bên đường là các cửa hiệu trưng bày những món hàng vô cùng đẹp mắt. Chúng em được đi ăn phở - món ăn đặc sản của Hà Nội mà cô giáo đã từng kể. Sau đó, tớ còn được đến thăm một số nơi nơi như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác Hồ, Hoàng Thành Thăng Long… đây đều là địa danh nổi tiếng của thủ đô. Nơi nào cũng đẹp cả. Thủ đô của nước mình thật đẹp biết bao nhiêu.
+Động từ :tắt ,hạ thấp ,kéo ,chầm chậm
+Tính từ : loãng ,nhanh ,thưa thớt ,mềm mại ,đỏ
+Quan hệ từ : từ ,trên ,như
Động từ:Kéo
Tính từ: Chầm chậm,mềm mại,đỏ trên
Quan hệ từ:loãng,mềm mại
Vote đúng cho mình nhé>__<
người nghĩ anh mình còn phải nuôi vợ, con nếu phần của mình bằng phần của anh thì ko công bằng thế là người em ra đồng lấy 1 phần lúa của mình bỏ vào phần của anh
Câu 1
Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ?
Phương pháp giải:
Con đọc lại toàn bộ bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Tác giả yêu truyện cổ nước nhà là vì:
- Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa
- Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang,..
- Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời dăn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, ở hiền gặp lành, chăm làm, sống có chính kiến,…
Câu 2
Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào ?
Phương pháp giải:
Con đọc lại đoạn thơ từ "Thị thơm thị giấu..." đến "... cũng vì đời sau"
Lời giải chi tiết:
Bài thơ gợi cho em nhớ đến chuyện cổ tích nào:
- Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm/Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà)
- Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì)
Câu 3
Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta?
Phương pháp giải:
Con suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta:
Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, Sọ Dừa, Sự tích dưa hấu, Trầu Cau, Thạch Sanh...
Câu 4
Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?
Phương pháp giải:
"Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời ông cha dạy cũng vì đời sau"
Lời giải chi tiết:
Hai dòng thơ cuối bài: Tôi nghe truyện cổ thầm thì. Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. Ý nói truyện cổ là lời cha ông răn dạy con cháu đời sau sống cần nhân hậu, độ lượng, công bằng, thông minh, chăm chỉ.
Bài thơ
Truyện cổ nước mình
(trích)
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
(theo Lâm Thị Mỹ Dạ)
Độ trì: (phật, tiên,…) cứu giúp và che chở cho người khác.
Độ lượng: rộng rãi, dễ tha thứ cho người khác.
Đa tình: giàu tình cảm (nghĩa trong bài)
Đa mang: lo lắng, quan tâm đến nhiều người, nhiều việc (nghĩa trong b
Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Bài thơ được viết theo thể lục bát.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Số tiếng, số dòng: gồm nhiều cặp lục bát nối tiếp nhau; dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng.
+ Về vần: tiếng cuối của dòng sáu tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới, tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo.
Ví dụ:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa” …
Hiền – tiên , trì – đi – thì
+ Về nhịp: ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4.
Ví dụ:
“Ở hiền / thì lại / gặp hiền
Người ngay thì gặp / người tiên độ trì
Mang theo / chuyện cổ / tôi đi
Nghe trong cuộc sống / thầm thì tiếng xưa” …
+ Về thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc.
Ví dụ:
Ở
hiền
thì
lại
gặp
hiền
T
B
B
T
T
B
Người
ngay
thì
gặp
người
tiên
độ
trì
B
B
B
T
B
B
T
B
Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Các câu chuyện cổ được nhắc đến trong bài thơ:
+ Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm / Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà)
+ Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta / Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì)
+ Sự tích trầu cau (Đậm đà cái tích trầu cau / Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người)
Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều về vẻ đẹp tình người là: nhân hậu, sâu xa, thương người, yêu nhau, độ lượng, đa tình, đa mang, nặng sâu,….
→ Bài thơ thể hiện giá trị nhân văn của những câu chuyện cổ. Dòng thơ nào cũng hướng đến việc ca ngợi ý nghĩa của những câu chuyện cổ trong việc phản ánh những nét đẹp tình người như lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,… Điều đó cắt nghĩa tình yêu mà nhà thơ dành cho những câu chuyện cổ được bộc lộ trực tiếp ngay trong dòng thơ đầu tiên: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi” .
Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Nghĩa của hai dòng thơ:
+ “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha”: Đó là những tình cảm sâu nặng, thiết tha mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là những tình cảm thiết tha của nhà thơ với chuyện cổ nước mình.
+ “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” : Nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa.
→ Cảm nhận được tình cảm sâu nặng, thiết tha của nhà thơ với thế giới chuyện cổ, cũng là những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa được ghi dấu trong những câu chuyện đó. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt” của cha ông thời xưa, hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh, … của cha ông.
- Một số câu chuyện cổ trong đó dấu ấn đời sống, phong tục và những quan niệm sống của người xưa được thể hiện rõ, chẳng hạn: Cây tre trăm đốt, Sọ Dừa, Thạch Sanh, …
Câu 5 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Hai dòng thơ:
“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”
Giúp người đọc cảm nhận được những bài học cuộc sống được gợi ra từ những câu chuyện cổ. Đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thành, nhân ái; phải cần cù, siêng năng; phải có trí tuệ, có chính kiến riêng của bản thân, không nghe theo lời người khác một cách thụ động, ...
- Những bài học cuộc sống được thể hiện rất rõ qua những dòng thơ:
+ Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì.
+ Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.
+ Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.
Câu 6 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Với nhà thơ, những câu chuyện cổ “Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”:
+ “mới mẻ”, “rạng ngời lương tâm”: Những câu chuyện cổ không cũ. Đó là những viên ngọc vẫn tiếp tục tỏa sáng trong cuộc sống hiện tại. Vẻ đẹp tình người và những bài học về đạo lí làm người ẩn chứa trong đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn có khả năng giáo dục thế hệ trẻ.