K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

1. Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em? chúng có đa dạng , phong phú ko?

+ Gà

+ Chó

+ Mèo

+ Chuột

+ Khỉ

+ Heo

+ Bò

+...

- Chúng rất đa dạng và phong phú.

2. Chúng ta cần phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng và phong phú.

+ Nhân giống những con vật đó

+ Mua loài đv nhỏ và bán đv lớn

+ Hạn chế giết mổ động vật.

+ ....

# Học tốt #

26 tháng 8 2019

A, Truyền thuyết

B,cội nguồn, gốc gác, gốc rễ, .  .  .

C,Chú cháu,bố mẹ, cậu gì, .  .  .

26 tháng 8 2019

A, Từ ghép

B, cội nguồn, gốc rễ, gốc gác,....

C, cậu mợ, cô dì, chú bác,..

Sự ra đời của Gióng:

- Bà mẹ ướm vào vết chân to, thụ thai, rồi 12 tháng sau đó sinh Gióng ra, từ khi sinh ra Gióng không biết nói cười, đi đứng, đặt đâu nằm đó...-> Chi tiết tưởng tượng hư cấu, kì ảo=> Sự ra đời phi thường.

26 tháng 8 2019

Làm giúp mình với mình đang cần gấp                                  

    Ai nhanh nhất minh k cho 

26 tháng 8 2019

Có rất nhiều loài cây có bóng mát nhưng em rất thích cây phượng. Cây phượng thường được trồng ở các sân trường, khuôn viên, hay công viên.

Ở trường em học có rất nhiều cây phượng. Trường em từ khoá học sinh đầu tiên đến nay đã là 30 khoá nên những cây phượng đã chừng nấy tuổi rồi. Bởi thế thân phượng đã cao khoảng 15 m và tán rộng nên phủ cả hết sân trường. Cây che ánh nắng mặt trời tạo bóng mát sân trường cho chúng em vui chơi thỏa thích mà không bị nắng. Lá cây phượngnhỏ giống như lá me, rất thanh mảnh. Những lá ấy dính song song vào hai bên của chiếc cành dài. Chúng rất dễ rụng, nhất là khi có cơn gió mạnh lay động thân và lá thì lá phượng trở nên cơn mưa lá bay khắp san trường. Khi lá non có màu xanh mướt, đến khi già chúng mặc áo màu vàng và nhanh rụng hơn. Các cô lao công hàng ngày đều quét và dọn sân trường sạch đẹp cho chúng em vui chơi. Em thật biết ơn các cô chú vì giúp cho chúng em có môi trường sạch đẹp để học tập.

Mùa cây phượng nở hoa là mùa hè. Những chùm hoa màu đỏ cam tươi lấp ló dưới nền lá xanh thanh mảnh rất đẹp. Kết hợp với tiếng chim kêu nữa nên lúc nào ở trường cũng có âm thanh rộn ràng. Màu hoa phượng nở điểm tô nét đẹp cho ngôi trường thân yêu của chúng em khiến em càng yêu trường hơn. Nhưng khi mùa hoa phượng nở sắp tàn thì ấy cũng là lúc chúng em sắp kết thúc một năm học. Khi ấy xa bạn bè, xa thầy cô và xa cây phượng một thời gian nên em cũng buồn.

Mái trường chúng em có hình ảnh cây phượng thật đẹp nên em cũng yêu cây phượng che bóng mát.

Hoàn cảnh: Vua Hùng đã già mà không biết trường ngôi cho ai để cai quản đất nước.
Ý định của ngài là nhân dân ta ấm no, ngai vàng luôn vững của tổ tiên đã truyền lại sáu đời.
Bằng hình thức là Lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền không nhất thiết phải là con trưởng.

Học tốt

26 tháng 8 2019

Hoàn cảnh :

+ Vào đời Vua Hùng Vương thứ 6

+ Đã đánh xong giặc Ân xâm lược 

+ Vua đã già mà lại có 20 vị hoàng tử chưa biết sẽ lựa chọn ai 

Ý định :

 Vua muốn chọn ra một vị hoàng tử nối ngôi mà biết yêu dân , yêu nước , làm nhân dân có cuộc sống ấm no 

Cách thức 

 Vua đã nói rằng : " COn nào tìm được thức ăn ngon lành , để bày cỗ có ý nghĩa nhất , thì ta sẽ truyền ngôi cho " . Vua nói để bày cỗ có ý nghĩa nhất nên vị hoàng tử nào dâng lên vua mâm cỗ có lòng yêu dân , dâng lên một mâm cỗ đầy là thức ăn bổ ích 

26 tháng 8 2019

Bạn tham khảo , link :

Sơn Tinh, Thủy Tinh - Loigiaihay.com

https://loigiaihay.com/son-tinh-thuy-tinh-e1402.html

Chúc bạn học tốt !!

26 tháng 8 2019

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... mỗi thứ một đôi): Vua đưa ra điều kiện kén rể.

   - Đoạn 2 (tiếp ... đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa hai vị thần, Sơn Tinh thắng.

   - Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh và quy luật thất bại.

Tóm tắt:

   Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.

#Hok_tốt

26 tháng 8 2019

Bố cục:

   - Phần 1 (Từ đầu ... nằm đấy): Sự ra đời của Gióng.

   - Phần 2 (tiếp ... cứu nước): Gióng đòi đi đánh giặc, sự lớn bổng kì lạ.

   - Phần 3 (tiếp ... lên trời): Gióng đánh giặc và bay về trời.

  - Phần 4 (còn lại): Nhân dân ghi nhớ công ơn.

Tóm tắt:

   Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười.

   Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi.

   Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...

#Hok_tốt

26 tháng 8 2019

con https://olm.vn/thanhvien/kimmai123az, nó chửi e con loz, thèm cặc, nếu mn mún bt thì vào trangcánhân của e ak

26 tháng 8 2019

Ủa lớp 6 có tả cái này à :v ? 

26 tháng 8 2019

nâng cao thui bn

26 tháng 8 2019

Cô giáo chủ nhiệm lớp con là giáo viên giỏi của trường. Cô của con dạy tiết nào cũng đều rất hay. Nhưng con cá ấn tượng nhất khi cô dạy tiết kể chuyện Người đi săn và con nai. Cho đến bây giờ con vẫn như thấy hình ảnh cô đang giảng bài trước mắt con.

Hôm đó, cô giáo con mặc bộ quần áo dài màu xanh nước biển. Tóc cô cột cao sau gáy. Mỗi bước cô đi, tóc cô lại đưa đưa theo nhịp bước. Cả lớp ngước mắt nhìn theo mỗi bước cô đi. Cô bắt đầu câu chuyện bằng giọng trầm trầm: “Có một người thợ săn…” Khi kể đến đoạn dòng suối khuyên người đi săn không nên bắn nai vì nai hay đến soi gương xuống mặt suối, giọng cô nhỏ nhẹ, nhưng có sức thuyết phục. Kể đến đoạn cây trám hỏi người thợ săn đi đâu và người thợ săn trả lời đi săn nai vì thịt nai ngon lắm, giọng cô lúc đó thể hiện sự tức giận. Đặc biệt khi kể đoạn người thợ săn say sưa ngắm vẻ đẹp của chú nai dưới ánh trăng, cô giáo nhìn xa, mơ màng như cỗ đang ngắm chú nai thật dưới ánh trăng trong rừng. Giọng cô nhẹ nhàng, ấm áp làm cả lớp dóng tai lên nghe còn mắt thì chăm chú nhìn về phía mắt cô nhìn. Giọng cô thoải mái, hả hê khi kể đến đoạn con nai chạy biến vào rừng còn người đi săn trở về không. Khi đó, nét mặt, ánh mắt, động tác của cô làm cho cả lớp cũng thấy thoải mái, vui vẻ hơn khi con nai thoát nạn. Cuối tiết học, cô ân cần nhắc nhở chúng con hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên.

Giọng nói, ánh mắt, nét mặt của cô đã để lại ẩn tượng sâu sắc trong con. Con không bao giờ quên được tiết học, quên được dáng vẻ của cô, quên được bài học bổ ích mà cô đã dạy con trong tiết kể chuyện hôm ấy.

26 tháng 8 2019

Tham khảo :

Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồi đầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.

Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.

Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.

Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:

- Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.

Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bối cảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là Bình Tây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.

Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.

~Std well~

#Lâm