26) Cho ba số tự nhiên, trong đó số thứ nhất bằng số thứ hai, số thứ ba bằng trung bình cộng của hai số kia. Tìm ba số đó, biết rằng số thứ nhất bé hơn số thứ ba là 17 đơn vị.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giải
Trong 1 giờ vòi 1 và 2 chảy được 1/6 bể.
Trong 1 giờ vòi 2 và 3 chảy được 1/8 bể.
Trong 1 giờ vòi 3 và 1 chảy được 1/12 bể.
Do đó trong 1 giờ cả 3 vòi chảy được:
(1/6 + 1/8 + 1/12) : 2 = 3/16 (bể)
Trong 1 giờ vòi 3 chảy được:
3/16 - 1/6 = 1/48 (bể)
Vậy thời gian để 1 mình vòi 3 chảy đầy bể là:
1 : 1/48 = 48 (giờ)\
Đáp số:48 giờ
BL:
Tuổi thơ của mỗi người đều gắn bó với một kỉ niệm nào đó, có thể là mái đình, bãi cỏ thả diều, lớp mẫu giáo… Riêng em, em thấy mình thật gần gũi với ngôi trường Tiểu học, nơi em đã học từ lớp một đến bây giờ.
Nhìn từ xa, ngôi trường ẩn trong luỹ tre làng, lấp ló những mảng tường xanh, vàng như một bức tranh lập thể nhiều màu sắc trên nền bầu trời xanh trong. Đến trường, hiện ra trước mắt em ba dãy phòng học xây thành hình chữ H. Tường lớp học màu xanh da trời, mái lợp tồn màu xám bạc. Dãy phòng Ban giám hiệu, phòng truyền thông lợp ngói đỏ, tường phòng sơn màu vàng kem. Trường có hai sân chơi, cũng là sân đế tập thể thao, diễu hành. Sân trước rộng hơn sân sau.
Giữa sân là cột cờ uy nghiêm với lá cờ dỏ sao vàng tung bay trong gió. Sân trước của trường rợp bóng mát dưới những tán lá bàng, tán cây phượng vĩ xum xuê, được trồng từ lâu đời. Sân sau của trường chỉ rộng bằng một nửa sân trước. Sân sau mát mẻ nhờ bóng râm của cây bàng cố thụ có thân cành phình to, chia nhánh, thắt eo như một cây cảnh khổng lồ.
Góc trái sân sau là giếng nước và nhà vệ sinh. Góc phải sân là căng-tin và phòng chơi bóng bàn. Đó là hai phòng lớn mái bê-tông, cửa kính nom khá đẹp. Trường em có tất cả hai mươi lăm phòng học. Mỗi phòng học có hai dãy bàn học sinh, một tủ hồ sơ và bàn giáo viên. Gần đây, mỗi phòng học được trang bị thêm một màn hình vi tính và quạt trần. Phòng học nào cũng có ảnh Bác Hồ treo trang trọng phía trên bảng đen lớp học. Ảnh Bác hiền từ, tôn nghiêm phía dưới câu khấu hiệu nối tiếng của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Phòng học sáng lên, rộng rãi, thoáng mát trước các khung
cửa sổ mở rộng.
Đẹp nhất trường là phòng Truyền thống và các bồn hoa dọc hành lang lớp học. Bước vào phòng Truyền thông, em rất xúc động trước sự bài trí ở đây. Tượng bán thân của Bác Hồ được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Cạnh đó, các lá cờ nhà trường đoạt giải trong các kì thi được treo ngay ngắn. Các ảnh chụp sinh hoạt của học trò và giáo viên treo dọc hai bức tường làm phòng Truyền thống thêm ấm áp. Ngoài sân, những bồn hoa nối dài nhau như một đường viền đủ màu sắc giúp sân trường đẹp hẳn lên, tươi vui hơn. Mỗi một ngày đến lớp học, em thêm yêu thầy cô, yêu bạn bè và ngôi trường thân quen của mình.
Mai này tốt nghiệp Tiểu học, chúng em sẽ xa mái trường đã học trong năm năm đầu đời. Em quên sao được những ngày đầu tiên đến lớp còn rụt rè, nép sát bên mẹ. Em chắc chắn sẽ ghi nhớ mãi hình ảnh chúng em: khăn quàng đỏ trên vai, nghiêm trang và xúc động trong lễ tống kết năm học hàng năm. Em cố gắng học giỏi để xứng đáng là anh chị, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.
- “Buổi sáng đến trường
- Em cười khúc khích
- Nụ cười vô tư
- Điều gì vui thế!”
Điều gì làm em vui thế? Đơn giản vì “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Và em rất yêu ngôi trường của em.
Trường em không có tên gì nổi bật và đặc biệt, chỉ là một trường xã mang tên trường tiểu học Trực Phương. Nhưng đó là nơi chúng em đã học tập và lớn lên.
Ngôi trường ở vị trí rất tốt: phía trước là con sông, sống gần với nơi người dân ở. Đó chính là một ngôi nhà không lồ với rất nhiều căn phòng nhỏ mà thầy cô là cha mẹ, còn chúng tôi chính là những đứa con trong gia đình đó. Ngôi nhà của chúng tôi được sơn màu vàng. Từ cổng làng có thế nhìn thấy màu vàng đằng sau màu xanh của những tán lá cổ thụ. Phía bên ngoài cổng trường là những bức tường được sơn màu vàng, trên đó là những biển báo giao thông, dạy chúng em biết đi sang bên phải, không nô đùa hay dàn hàng ra lòng đường, … Chiếc cổng xanh lá đi vào có ba cửa, gồm một cửa chính lớn làm bằng innox rất vững chãi và chắc chắn.
Qua cánh cổng là có thể bước vào trường. Ngôi trường chào đón chúng em bằng vườn hoa thật đẹp và lộng lẫy. Những bông hoa được chăm sóc bởi bàn tay chúng em và các thầy cô lúc nào cũng rung rinh như đang muốn cảm ơn. Qua hai bên vườn là đến sân trường. Sân trường được đổ bê tông rất đẹp và rộng. Ở đó được chấm những dẫu chấm trắng để chúng em có thể xếp hàng ngay ngắn khi tập trung. Sân trường chính là thiên đường vui chơi của lũ học trò chúng em. Bao nhiêu trò chơi tinh nghịch, những lần í ới gọi nhau đều ở đây cả. Xung quanh đó còn có những chiếc ghế đá của các cựu học sinh tặng để chúng em ngồi nói chuyện và ôn bài nữa.
Ba dãy lớp học được xếp theo hình chữ U rất đẹp. Mỗi lớp học chính là một thế giới nhỏ con bên trong. Ở các tường bên ngoài đều là những hình ảnh ngộ nghĩnh do các lớp tự vẽ và tự trang trí. Hành lang vào lớp rất rộng. Chúng em có thể rủ nhau chơi ở đó nếu không muốn xuống sân trường. Mỗi khi những chiếc cửa sổ nhỏ xinh mở ra, ta có thể thấy những chậu hoa nhỏ xinh được treo trên đó làm đẹp cho ngôi trường. Tầng một là nơi làm việc của các thầy cô, chúng em được học ở tầng hai và ba rất thoáng mát và có thể ngắm toàn bộ sân trường.
Ngoài ra, chúng em còn có lán xe để gửi xe cho thầy cô và học sinh, những khu thể thao và sân bóng để chúng em có thể vui chơi và rèn luyện bất cứ khi nào.
Đó chính là nơi em đã học tập và vui chơi, có thầy cô, bạn bè và cả tuổi thơ đong đầy ở đó. Mai sau, dẫu có ở nơi đâu, có đi đến phương nào thì em cũng mãi không quên ngôi trường thân thương ấy.
\(=\left(\frac{1}{6}+\frac{5}{6}\right)+\left(\frac{5}{9}+\frac{4}{9}\right)-2\)
\(=1+1-2\)
\(=0\)
ĐÁP ÁN : 3 CHIẾC Ô TÔ CON NHIỀU HƠN CÓ SỐ BÁNH LÀ:
3 x 4=12(BÁNH)
SỐ XE CÒN LẠI CÓ SỐ BÁNH LÀ
132-12=120(BÁNH)
TỪ ĐÓ TA CÓ:NẾU SỐ Ô TÔ CON CÓ 6 PHẦN,Ô TÔ TẢI LÀ 4 PHẦN NHƯ THẾ THÌ
=>TỔNG SỐ PHẦN BẰNG NHAU LÀ:6+4=10(PHẦN)
VẬY SỐ Ô TÔ CON LÀ:(120:10)x6:6=12(Ô TÔ)
SỐ Ô TÔ TẢI LÀ:12+3=15(Ô TÔ)
ĐÁP SỐ:Ô TÔ CON:12(Ô TÔ)
Ô TÔ TẢI:15(Ô TÔ)
gọi số tiền của 4 bạn lần lượt góp là a; b; c; d
có a + b + c + d = 120 000
có a = 1/2 (b + c + d)
suy ra a + 1/2a = 1/2(b + c + d)
3/2a = 1/2 * 120000 = 60000
suy ra a = 40000
dua theo phương pháp trên tính ra các bạn còn lại
Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.
Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.
Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.
Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.
Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị… (Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).
- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).