viết một đoạn văn tả cử chỉ và thái độ của một bạn để chứng tỏ 1 phẩm chất nào đó của bạn ấy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Tuần trước, em được bố cho về thăm nhà bác An. Bác An là bạn thân ở chiến trường xưa cùng bố. Nhà bác ở một làng quê thanh bình. Nơi đây có những cánh đồng lúa xanh rì trải rộng. Đường làng đã được trải bê tông phẳng lì. Những mái nhà cao thấp ẩn hiện dưới những vườn cây đầy hoa trái. Xa xa là dãy núi tím biếc ẩn hiện trong mây. Trên đồng, đàn bò nhẩn nha gặm cỏ. Các cô bác đang chăm sóc lúa. Họ vừa làm vừa nói chuyện vui vẻ. Khi về đến nhà bác An, ai cũng tốt bụng, họ cho em bao nhiêu quà quê. Em thích nhất được chị Hà dẫn em đi câu cá, chạy thả diều trên đồng. Em tha hồ cười nói. Em mong hè này, bố lại cho em về quê bác An.
@Trunglaai?
Tả người thân em yêu quý nhất :
Trong gia đình em có rất nhiều người em yêu quý, nhưng người em yêu quý nhất là em gái em. Em gái em tên là Thanh Trà, em còn tên gọi khác là Bún. Năm nay em ấy gần 3 tuổi. Làn da em ấy trắng, mắt em mở rất to, má em hồng hào và em có một đôi bàn tay mũm mĩm xinh xắn. Em ấy rất ngoan và còn quan tâm người khác, nhưng em ấy lại ít khi nói lắm, em còn hay giúp em và mẹ làm ít việc nhà nữa. Chiều lại, em thường hay dắt em ấy đi chơi trước sân. Em của em sắp bắt đầu vào năm học lớp mầm rồi. Em rất yêu quý em của em.
tả cảnh đẹp quê hương đất nước :Cửa Lò là một bãi biển đẹp, nằm cách thành phố Vinh khoảng hơn 15km, đường sá đi lại thuận tiện, hệ thống khách sạn, nhà nghỉ phong phú, đồ ăn ngon rẻ và người dân hiền lành, chất phác. Bãi biển rộng dài, một trong những bãi tắm đẹp nhất nước, nằm giữa quần thể du lịch – văn hóa xứ Nghệ. Ở đây có nguồn hải sản phong phú, đặc biệt có mực nhảy và mực câu nổi tiếng cả nước. Em yêu cảnh biển nơi đây, và cũng yêu đất nước Việt Nam của mình.
tả người thân mà em yêu quý nhất.:Trong gia đình, người em luôn kính trọng và tin yêu nhất là cậu . Cậu em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Cậu là bộ đội, cũng là kỹ sư giỏi. Mái tóc đen nhánh của cậu luôn được cắt gọn gàng. Cậu thường mặc những chiếc áo phông trông rất trẻ trung. Những lúc mặc quân phục, trông cậu rất oai phong. Cậu em là người tận tụy trong công việc. Nhìn những cây cầu mới được dựng lên, em càng thấu hiểu về công việc của cậu và càng tự hào về cậu hơn. Mặc dù công việc bận rộn nhưng cậu vẫn luôn chăm lo cho gia đình. Không chỉ giúp mợ việc nhà, cậu còn dạy chúng em học mỗi tối. Cậu đúng là người cậu tuyệt vời của em.
Phương thân mến,
Mình vừa mới được mẹ cho đi thăm chị mình đang học ở trên thành phố Hồ Chí Minh đấy. Thế nên, mình muốn viết bức thư này để kể lại cho bạn nghe về thành phố lớn nhất cả nước nhé!
Chúng mình đều là dân ở thôn quê nên lần đầu tiên lên thành phố không tránh khỏi bỡ ngỡ. Dọc các con đường mình đi qua, người và xe cộ đông đúc như đi dự hội. Những hàng cây cổ thụ hai bên đường cao vút tỏa bóng xuống lòng đường mát rượi. Đường phố thật là đẹp! Con đường nào cũng rộng thênh thang, lại được trải nhựa phẳng lì. Ngã tư trên đường đều có đèn tín hiệu để điều chỉnh tốc độ cho các phương tiện giao thông. Một điều mà mình thấy rõ nhất là việc thực hiện luật đi đường của người dân thành phố rất tốt. Họ tự giác chấp hành theo chỉ dẫn của tín hiệu đèn: đi, dừng, rẽ trái, rẽ phải. Họ đều thực hiện nghiêm túc lắm. Chứ không phải như ở quê mình tự tiện muốn đi thì đi, muốn dừng thì dừng, muốn rẽ đâu thì rẽ. Đông người và xe cộ như thế mà rất ít những vụ tai nạn. Còn nhà cửa ở đây thì đẹp lắm. Nhiều nhà cao tầng san sát nhau vươn cao lên tít trời xanh. Các tòa nhà đều có thang máy để di chuyển nhanh hơn. Cuộc sống thật là sôi động, nhộn nhịp.
Mình và bạn hẹn nhau cùng đến thăm thành phố này vào một dịp gần nhất nhé?
Bạn của cậu
Chi
Người ta có thể tác con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người. Câu nói ấy thật sâu sắc. Đối với tôi, làng Chợ Dầu là máu thịt, là linh hồn, không gì có thể cướp lấy hay xóa nó đi trong tâm hồn tôi.
Đã mấy chục năm rồi, có lẽ chừng ấy năm ròng cũng đủ để tôi thấu hiểu hầu hết những người dân trong làng. Họ và tôi, chúng tôi đều là người Việt Nam, chúng tôi đều mang trong mình dòng máu lạc hồng luôn đỏ mãi trong lòng mỗi người. Người trong làng tôi hầu hết đều là những người nông dân một nắng hai sương tần tảo sớm hôm vất vả ra đồng. Chúng tôi sống cho bản thân mình nhưng chưa giây phút nào chúng tôi quên được lòng yêu Tổ Quốc, yêu nơi mà tôi sinh ra và lớn lên. Thế mà không hiểu vì lí do gì mà mọi người lại tung tin đồn xấu cho làng tôi.
Hôm ấy trời nắng đẹp và trong, như mọi hôm tôi lại đến phòng thông tin để đọc báo. Tôi rất thích đến đây nghe người khác đọc báo. Tuy là nông dân nghèo, cuộc sống cực khổ, làm nhiều việc tôi vẫn có cái thú vui đọc tin tức thường xuyên để nắm bắt thông tin mọi nơi. Khi vừa bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi ra lối huyện cũ, tôi bắt gặp tốp người tản cư bàn tán rất náo nhiệt.
Quê hương là gì hở mẹ
à cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
Chúng ta ai cũng có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng những tâm hồn thơ bé, nơi mà dù đi xa tới đâu ta đều hướng về. Riêng tôi đó là cái làng chợ Dầu đầy thương nhớ. Mọi người thắc mắc tôi là ai ư? Tôi chính là ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Ôi cái làng chợ Dầu của tôi! Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh làng tôi có cái phòng thông tin rộng nhất vùng, cái tròi phát thanh cao tít bằng ngọn tre, chiều chiều tiếng loa gọi vang vọng khắp cả một khoảng trời, không ai là không nghe thấy. Rồi nhà ngói san sát nhau, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng toàn lát đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng cuối xóm, bùn không dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất. Chẳng là tôi tự hào về cái làng của tôi lắm các bác ạ. Tôi vẫn có tính hay khoe làng như thế xưa nay. Thế mà chỉ vì cái bọn giặc đáng khinh kia mà làng chợ Dầu bị tàn phá, dân trong làng thì phải đi tản cư hết.
Bây giờ khoe làng, tôi khoe khác. Tôi khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng, mà tôi gia nhập phong trào từ thời kỳ còn bóng tối. Những buổi tập quân sự. Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai. Mỗi lần hô động tác, anh huấn luyện viên lại phải đệm tiếng ạ… thườn thượt đằng sau: “Nghiêm ạ!… Nghỉ ạ!… Vác súng lên vai ạ!…”. Nhất là những hố, những ụ, những giao thông hào của làng tôi thì làm công trình không để đâu hết. Ba chìm bảy nổi mười mấy năm trời mới lại được trở về quê hương bản quán.
Thực tình tôi không muốn tản cư lên trên này một chút nào. Nhưng bà Hai nhà tôi cứ khóc lóc, bà năn nỉ bắt tôi phải đi, bà bảo:
-Thế ông định bỏ mẹ con tôi chết đói à? Ông phải lên trông nom chúng nó cho tôi xoay xỏa chứ. Rồi bà khẩn khoản nói với mọi người, khẩn khoản với đồng chí thôn đội trưởng, mọi người đồng ý để tôi đi, tôi đành phải nghe theo.
Những ngày đầu ở trên này công việc không có, trong người tôi lúc nào cũng bực bội, không yên. Cũng đến khổ bà nhà tôi các bác ạ. Tôi quay sang cáu gắt mẹ con nhà bà ấy. Nhưng tôi nghĩ mình sinh sống ở cái làng này từ tấm bé đến giờ. Ông cha cụ kỵ mình xưa kia cũng sinh sống ở cái làng này đã từ bao nhiêu đời nay rồi. Bây giờ gặp phải cái lúc hữu sự như thế này mình lại đâm đầu bỏ đi còn ra thế nào nữa. Công việc là công việc chung chứ của riêng mình ai?
Mỗi lần tôi bước chân ra khỏi cái gian nhà tối thấp bề bộn những bồ, bị, nồi, niêu, và những dây quần áo ẩm sì ấy là tôi nhẹ nhõm, tươi tỉnh hẳn lên. Sao mà tôi sợ cái gian nhà ấy thế! Nhất là những buổi trưa im ắng, oi ả, có tiếng mụ chủ nhà nói nheo nhéo ở bên ngoài, thì tôi không sao chịu được. Tôi phải đi cho nó khuất. Tôi chưa thấy người đàn bà nào tham lam, tinh quái như mụ ta. Người thì gầy đét như thanh củi khô. Cái miệng mỏng lèo lèo, nói cứ liến đi, mà chúa thần là gian. Không vào nhà thì thôi, động vào nhà là nhòm.
Ngay từ dạo mới lên, tôi đã bực mình với mụ ấy lắm rồi. Nghe xóm giềng ở đây người ta nói, tôi biết mụ không phải là người đứng đắn.
Buổi trưa hôm ấy tôi ở nhà một mình. Con bé lớn gánh hàng ra quán cho mẹ chưa thấy về. Hai đứa bé thì tôi bắt chúng nó ra vườn trông mấy luống rau mới cấy lại chẳng gà vặt hết. Tôi hì hục vỡ một vạt đất rậm, ngoài bờ suối từ sáng đến giờ, tôi tính để trồng thêm vài trăm gốc sắn ăn vào những tháng đói sang năm. Đến khi mỏi nhừ tôi vào nhà nằm vật lên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Tôi lại nghĩ về cái làng của tôi, lại nghĩ đến những ngày cùng làm với anh em. A, sao mà độ ấy vui thế. Tôi thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng Tôi lại thấy náo nức hẳn lên. Tôi lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm. Chao ôi! Tôi lão nhớ làng, nhớ cái làng quá. Bên ngoài, ánh nắng rọi xuống mặt sân sáng lóa, có mấy tiếng gà trưa cất lên eo óc. Gian nhà càng như lịm đi, mờ mờ hơi đất. Giờ này là mụ chủ sắp đi làm đồng về đây. Tôi lại sắp phải nằm trong này mà nghe mụ chửi con mắng cái, kêu vại nước chóng cạn, cái bếp bừa bộn nheo nhéo lên đây. Tấm liếp che cửa bỗng kêu lạch xạch, gian nhà sáng bừng lên. Tôi giật mình, ngóc đầu nhìn ra. Đứa lớn gồng đôi thúng không bước vào. Tôi cất tiếng hỏi:
-Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày?
Không để đứa con kịp trả lời, tôi nhỏm dậy vơ lấy cái nón:
-Ở nhà trông em nhá! Đừng có đi đâu đấy. Tôi giơ tay chỉ lên nhà trên và bước ra ngoài.
Loading...
Bên ngoài trời xanh lồng lộng, có những tảng mây sáng chói, lừ đừ. Đường vắng hẳn người qua lại. Họ rạt cả vào các khoảnh bóng cây tránh nắng. Một vài tiếng động nhẹ khẽ gợn lên, oi ả. Tôi đi nghênh ngang giữa đường vắng, cái đầu cung cúc lao về phía trước. Hai tay vung vẩy, nhấp nhổm. Cũng như thường lệ, tôi ghé vào trạm thông tin nghe ngóng tình hình chiến sự. Biết bao là tin hay đều được cập nhật ở đây. Ruột gan tôi cứ như múa cả lên. Nhưng dường như hạnh phúc của con người thật là bé nhỏ. Ngờ đâu cái vui vẻ ấy chỉ là một ngày lặng gió trước khi giông bão nổi lên. Bước ra khỏi phòng thông tin, tôi rẽ vào dặn vợ vài việc rồi theo lối huyện cũ mà đi. Tôi tạt qua quán nước ngồi. Ở đây, những tốp người tản cư dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố. Nghe một người đàn bà nói bọn Tây nó vào làng chợ Dầu, nó khủng bố, tôi lo lắng, quay phắt lại lắp bắp hỏi:
– Nó… Nó vào làng Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?
– Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!
Giọng người đàn bà the thé, đầy mùi căm giận. Nó như gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt tôi. Tôi bàng hoàng. Cổ họng nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, tưởng như đến không thở được. Khóe mắt cứ giật giật, các dây thần kinh như tê liệt. Một lúc lâu sau, tôi mới rặn è è, nuốt cái gì vương vướng ở cổ, hỏi lại, giọng lạc hẳn đi:
– Liệu có thật không hở bác? Hay lại chỉ…
– Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy lên đây mà lại…
Tôi chưa dứt lời thì người ta đã nói. Dứt khoát. Chắc như đinh đóng cột. Tôi đờ người. Hai tai ù ù. Chẳng còn nghe thấy gì cả. Giọng người kia như lẫn vào trong gió. Tôi trả tiền nước, lảo đảo đứng dậy. Chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng:
ko biết thế thui