K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BÀI DỰ THI CUỘC THI VIẾT "20/11" Có ai đó đã nói, nghề dạy học như nghề chèo đò đưa khách sang sông. Và người ta ví von, mỗi thầy, cô giáo như những người lái đò cần mẫn chở biết bao thế hệ học trò cập bến đỗ tương lai. Năm tháng đằng đẵng trôi, người lái đò vẫn mãi lặng thầm lái những con đò tri thức ấy, bỏ quên nỗi nhọc nhằn, những giọt mồ hôi đã rơi trên tấm ván đò cũ kĩ. Mặc cho cuộc...
Đọc tiếp

BÀI DỰ THI CUỘC THI VIẾT "20/11"

Có ai đó đã nói, nghề dạy học như nghề chèo đò đưa khách sang sông. Và người ta ví von, mỗi thầy, cô giáo như những người lái đò cần mẫn chở biết bao thế hệ học trò cập bến đỗ tương lai. Năm tháng đằng đẵng trôi, người lái đò vẫn mãi lặng thầm lái những con đò tri thức ấy, bỏ quên nỗi nhọc nhằn, những giọt mồ hôi đã rơi trên tấm ván đò cũ kĩ. Mặc cho cuộc sống bận rộn, con đò ấy cứ thế ngày lại ngày chở khách sang sông . Những tia nắng cuối chiều như cố níu kéo ngày dài khi hoàng hôn đang dần buông xuống. Những người lái đò bên con sông kia vẫn luôn miệt mài, cặm cụi chở những đợt khách cuối cùng rồi ngồi một mình mà mỉm cười nhìn đàn con thơ tung cánh bay xa. Dòng sông vẫn cứ êm trôi... Tóc thầy bạc đi vì bụi phấn. Nhưng thử hỏi liệu có còn ai nhớ chăng hình ảnh con đò ?

Thầy cô – những người lái đò thầm lặng, những tấm gương cao đẹp với nhân cách mẫu mực, yêu trẻ, tận hiếu với nghề. Trong truyện Người thầy đầu tiên, với tấm lòng hi sinh vô bờ bến cho học trò, người thầy Đuysen đã thắp lên

ngọn lửa của ý chí, nghị lực vươn lên trên hoàn cảnh cho các em học trò để khẳng định chính mình. Thầy đã mở lớp, đã tự lấy rơm rạ lót nền, lấy củi nhóm lên sưởi ấm cho các trò trong mùa đông giá lạnh. Ai đó đã từng nói rằng: “Giáo dục như ánh thái dương phản chiếu cả đến những gian nhà cỏ thấp bé, mái tranh của con nhà nghèo”. Ở đó, nhân cách của người thầy chính là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức hay một sự khen thưởng, trách phạt nào khác. Vâng, cũng có một ánh dương xuất hiện trong cuộc sống đời thường, cũng có một người như bao người bình dị khác nhưng khiến tôi rất ngưỡng mộ bởi sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi. Ánh dương ấy đã thắp sáng ước mơ của bao nhiêu thế hệ học trò, truyền cảm hứng cùng ý chí, nghị lực để vươn lên nghịch cảnh. Đó chính là cô giáo T.T.T.M– cô giáo chủ nhiệm lớp tôi.

Sinh ra trong một gia đình nhà giáo, bố và mẹ đều là giáo viên, cô đến với trường THCS & THPT CT như một định mệnh. Đã một thời áo trắng gắn bó bên ngôi trường này, vì yêu nghề, yêu các học sinh, yêu đồng nghiệp hay yêu từng hàng cây, ghế đá, yêu cả mái trường THPT, chín năm sau cô đã quay lại với tư cách là một nhà giáo. Đã mười lăm năm kể từ khi công tác tại ngôi trường này, cô mới có dịp trở lại với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm. Thật vậy đấy, những người có thể gặp gỡ nhau trong kiếp này chính là mối nhân duyên tu từ nhiều kiếp trước. Những người thành công trong cuộc sống xét cho cùng cũng chẳng thể chạy khỏi chữ “duyên”. Có ai đó đã đúng khi nói rằng: “Công việc đôi khi là cái duyên” hay “Nghề chọn người chứ không phải người chọn nghề”. Và có lẽ cách mà cô đến với nghề cũng vì một chữ “duyên” trời định , rồi được làm việc với lớp 10A1 chúng tôi cũng không ngoại lệ. Nói về duyên số, chúng tôi cũng đã nhiều lần nghe cô kể: Cô viết văn từ năm lớp năm và duy trì lên đến cấp hai thì đạt giải tỉnh, rồi lên đến cấp ba vì muốn đến Huế nên đăng kí thi chuyên Toán và sau đó đậu vào khóa chuyên Toán – Tin của Đại học Khoa học Huế. Có lẽ tất cả những ngã rẽ, sự thay đổi trong cuộc đời của mỗi con người đều cũng nhờ hai chữ “hữu duyên”. Và đôi khi, trong cuộc sống này cũng cần một chữ duyên như thế.

Mỗi thầy cô đều có nét đặc biệt gợi nhớ riêng: có thầy nghiêm nghị, có cô vui tính, dễ gần… nhưng tất cả trên hết là tình yêu thương của thầy cô dành cho những đứa con thân yêu của mình. Đó là cảm xúc ngập tràn niềm vui khi thấy học sinh mình chăm ngoan, học giỏi, chứng kiến sự lớn lên và trưởng thành. Hay cũng là khi cô buồn phiền, trăn trở khi học sinh chưa ngoan, khi trả bài học sinh bị điểm kém, khi bài giảng chưa hay, khi công việc chưa hoàn thành... Niềm vui của cô luôn đong đầy trong ánh mắt, và hơn thế nữa đó là niềm tự hào, là động lực cho cô tiếp tục sự nghiệp trồng người, tiếp tục công việc cao quý nhất trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo này.

Có một câu nói nổi tiếng: “Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên”. Thật vậy, hạnh phúc của người thầy không phải là những gì lớn lao mà từ chính từ những điều giản đơn trong cuộc sống . Dù đơn sơ, mộc mạc, thậm chí lạc lõng giữa thời hiện đại này nhưng không phải ai cũng dễ gì có được. Muốn như thế, người thầy phải biết quan sát và lắng nghe, chỉ sự tinh tế mới có thể nhận thấy được sự lớn lên cũng như sự phát triển của cả một thế hệ. Cô cũng như người trồng cây, nhờ sớm hôm chăm chút cho cái cây non của mình mà hình thành nên tình cảm gắn bó, rồi vui mừng khi thấy nó đơm hoa, kết quả. Thế đấy các bạn ạ! Người trồng cây phải thức khuya dậy sớm, bắt sâu tỉa lá, che gió chắn sương, chăm chút từng chút một mới gắn bó thiết tha, mới có được niềm hạnh phúc khi thấy cái cây đó lớn lên, vững chãi giữa đời. Và từ những cái cây chắc khỏe đó, những hạt giống tốt lại được nhân lên…Có những lúc, sự ngây ngô, cứng đầu của chúng tôi đã làm cô buồn nhưng lớn hơn tất cả đó chính là sự bao dung của một người mẹ hiền từ dành cho những đứa con thân yêu của mình. Cũng có những khi, lời phàn nàn của đồng nghiệp về việc lớp chưa ngoan cũng làm cô có chút phiền lòng, rồi giờ sinh hoạt, mười lăm phút đầu giờ nào cũng bị phê bình, nhắc nhở. Thật tệ , dù bị phê bình hay khiển trách thế nào “lũ quỷ” 10A1 cũng đều rất vui vẻ, xem chuyện đó dường như không liên quan tới mình kể cả những tiết bị phê vào giờ Khá. Những lúc như vậy, cô chỉ im lặng và không nói gì, một sự im lặng làm tôi lo lắng. Nhưng có lẽ, đằng sau sự im lặng đó chất chứa bao nỗi niềm giấu kín bấy lâu. Thật sự, những tâm tư, tình cảm ấy là học sinh có mấy ai mà hiểu được ?

Nhanh thật đấy ! Nhìn những cơn mưa đầu mùa hạ ồ ạt đổ xuống, giật mình tôi mới chợt nhận ra một năm học đã kết thúc thật rồi. Mới tiếng trống trường năm hôm nao thế mà giờ đây, chúng ta mỉm lại cười khi nhớ về nhứng kỉ niệm ngày ấy. Nhớ cái tinh nghịch, ngây ngô, hồn nhiên đến đáng yêu của tuổi học trò. Nhớ nhất là những trò chơi chẳng giống ai, viết lên giấy những dòng chữ: "Tao bị điên", "Hãy đánh tao đi", "Tao là chó" , có bạn nào là nạn nhân của trò này chưa? Cảm giác bị mọi người cười mà không biết lý do vì sao chắc "ức chế" lắm đấy nhỉ ? Hay là những hôm nhân lúc cô giáo chưa vào lớp, chúng nó lại định lừa lũ bạn là cô ốm, được nghỉ. Để đến khi cả lớp mừng rỡ hò hét xách cặp ra về thì cô giáo đứng ngay trước cửa rồi. Thế rồi tên "lừa đảo" đã bị cả lớp trừng trị thẳng tay và cho một trận nhớ đời. Nhớ những cơn mưa rả rích ngoài cửa sổ khiến ta lãng đãng nhìn theo từng sợi nước chảy dài mà quên mình đang trong giờ học, mãi đến khi đứa bạn ngồi bên vỗ vai đau điếng thì tâm hồn mới rơi xuống mặt đất. Những cảm xúc trong trẻo ấy được thầy cô gán cho hai từ “ tinh nghịch”, nhưng đối với cô đó là cái nghịch ngợm đáng yêu của tuổi mới lớn. Đi học trễ, ăn vụng, ngủ gật trong lớp, “quyển sổ ghi tội” của thiên thần lớp trưởng nghiêm khắc, những xích mích, mâu thuẫn, những thú vui livestream, chụp hình… khi xảy ra một sự việc “chấn động” nào đó, hay đặc biệt là thức uống không thể thiếu cho lứa tuổi học trò như trà sữa “chân trâu”… Tất cả đều sẽ là kỉ niệm, kỉ niệm đáng nhớ không bao giờ quên.

Đúng như người ta nói: “Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Giờ đây, tôi mới hiểu hết ý nghĩa của câu nói ấy. Sự nghịch ngợm của tuổi học trò dường như không có giới hạn và hình như nó sáng tạo theo từng lứa, từng hoàn cảnh khác nhau. Tôi còn nhớ rất rõ tiết thao giảng đầu tiên môn Công nghệ, hôm đó có rất nhiều giáo viên đến có cả Ban giám hiệu. Sau tiết học đó đã thầy PHT nhà trường phê bình về thái độ học tập và mất trật tự trong lớp. Thế là hôm sau cả lớp phải đi học bù. Thay mặt giáo viên chủ nhiệm, cô giáo bộ môn nhắc nhở lớp tôi “Mỗi bạn phải có tinh thần tự quản thì lớp mới tiến bộ lên được”. Có quan tâm cô mới dành hẳn cả một buổi để nói như vậy, thế mà chúng nó có chịu nghe đâu, cứ vẫn chứng nào tật ấy. Mà cũng phải thôi, những lời chê bai về lớp có phải lần đầu chúng tôi mới nghe đâu. Lớp tôi nghịch ngợm, phá phách, nhưng chúng là những đứa sống tình nghĩa, hồn nhiên, trong sáng đúng với lứa tuổi học trò. Mỗi đứa tự đặt cho nhau một cái tên, rồi đằng sau những cái tên ấy là những câu chuyện giở khóc giở cười. Nào là thiên thần lớp trưởng, đạt IQ vô cực, Duy mỡ, Long gà…Buồn cười thật. Tinh nghịch, quậy phá vậy nhưng chúng tôi luôn dành những tình cảm đặc biệt, đáng yêu, vô tư dành cho những thầy cô của mình. Chúng tôi gọi cô với nhứng cái tên thân thương là mẹ, rồi cứ thế ngày nào cũng lẽo đẽo theo sau “mẹ”. Bao nhiêu năm trôi qua, những dấu vết của thời gian đã hằn sâu trên đôi mắt mẹ, là bao khó khăn lo toan cho cuộc sống vẹn tròn để có thể dành nhiều thời gian nhất cho đám học trò.

Thật sự, cô là một giáo viên rất nghiêm khắc, đặc biệt là trong việc thi cử. Tụi trong lớp cứ dặn khéo: “Cô ơi, cô coi dễ dễ nghe cô, kì ni em rớt thiệt rồi”, đứa thì bảo: “Cô coi dễ lại kẻo họ ném đá nghe cô”. Cô cười vui vẻ rồi nói rằng: “ Lương tâm không cho phép”. Có lần, cô từng kể, hồi mới ra trường, cô đen lắm, đen hơn bây giờ nhiều. Mà cũng chẳng có gì lạ, ngày nào cũng chạy hai mươi, ba mươi cây lên về, đen cũng phải thôi. Ngày ấy ra trường không hiểu sao kì coi thi đầu tiên sở lại điều đúng về trường mình. Ngay sau ngày coi thi đầu tiên, cô bị cả nhà chồng, bị làng xóm trách móc là dâu con của làng mà coi thi ghê quá. Bạn bè điện, hàng xóm trách móc khiến cô cũng có gì đó lo sợ, cảm thấy khổ vì áp lực nhiều phía. Cứ trước kì thi là mấy đứa trong lớp vẫn nói vui với cô là né né cái phòng của chúng nó ra. Cũng buồn, cũng tủi thân lắm nhưng biết sao được có làm như vậy thì chúng tôi mới chịu học hành. Sau kì thi, Diễm nhí nhảnh bảo: “ Ri là em tạch rồi cô, không biết được năm điểm không nữa”, “ Răng cô coi ghê rứa”. Mặc cho những lời phàn nàn, kể lể cô nhẹ nhàng khuyên rồi lớn lên các em sẽ hiểu. Có thể những lời nói đó của cô bây giờ chúng tôi chưa thể hiểu nhiều lắm nhưng chắc chắn cô có lí do của mình. Đã có nhiều lúc cô cũng thấy thương lũ học trò khi đọc những dòng tâm sự về việc chuyển lớp. “Giá như ban đầu mình chưa từng vào lớp này thì chắc bây giờ sẽ không phải hối tiếc về những ngày tháng còn gắn bó bên nhau. Chỉ biết mỗi ngày còn lại sẽ là một kỉ niệm thật đáng nhớ sau này.”

Thật sự, chỉ có người mẹ hiền như cô mới có thể hiểu và thương học sinh mình như thế thôi. Dẫu biết cuộc đời này không tồn tại hai chữ “ giá như”, và “ nếu như” mà thay vào đó là hai chữ "nguyên nhân" và "kết quả” nhưng cũng muốn một lần đứng lên mà nói rằng: giá như cuộc sống này luôn tồn tại hai chữ yêu thương.

Tuy trong học hành cô nghiêm khắc thế thôi nhưng trong giao tiếp hằng ngày, cô vẫn rất thân thiện và biết quan tâm đến học sinh. Khi học sinh bị ốm, cô sẽ tận tình hỏi thăm, biết tin bố mẹ mấy đứa trong lớp bị bệnh, cô nói sao không báo cô để mấy bác hội phụ huynh đi thăm. Tận tình là vậy đấy, nên dù cô có nghiêm khắc thế nào, học sinh ai cũng yêu mến cô.

Nhà giáo dục William Arthur đã nói: “Một giáo viên bình thường kể chuyện. Một giáo viên giỏi giải thích. Một giáo viên xuất sắc chứng minh. Một giáo viên vĩ đại truyền cảm hứng”. Và cô chính là giáo viên vĩ đại đó. Cô không chỉ truyền cho chúng tôi cảm hứng với bộ môn Toán học mà cô còn gửi gắm cho chúng tôi ba chữ Nghị lực sống. Cô từng kể: “Tôi từng lê lết hết bệnh viện này đến bệnh viện khác để tìm cơ may cho mình. Từ Huế lết vào tận Sài Gòn rồi vô Tiền Giang, từ Đà Nẵng lết lên tận núi Quãng Ngãi. Từ Hà Nội lết lên tận Ba Vì, Từ bệnh viện tây y đến Y học cổ truyền. Cái cảm giác vào viện thì còn cà nhắc mà đi nhưng ra viện lại phải ngồi xe lăn cho ba đẩy hắn đau khổ ghê gớm lắm. Đêm đêm thường lay người bên cạnh mà nói một câu duy nhất : "Anh, em không ổn rồi". Người bên cạnh nói "Không được, em mà liệt là anh sẽ lấy vợ khác rồi nằm đó mà ngó". Vậy là không được, phải khỏe mạnh để vì người bên cạnh, vì mình.” Những lời tâm sự thật tự đáy lòng không phải ai cũng hiểu được. Cái cảm giác đau đớn, khổ sở trong từng câu nói đã tiếp thêm cho cô động lực vươn lên tất cả. Cô đã bị bệnh nặng với đôi chân đau không thể đi lại bình thường. Cảm giác chuyển từ bệnh viện tư đến bệnh viện công, từ bác sĩ miền xuôi đến miền ngược nhưng không hề kêu ca, phàn nàn mà vẫn cứ lạc quan như thường khiến cho những người xung quanh không biết mình đau. Trong suốt mười năm trời, bằng ý chí, nghị lực của mình, cô chưa bao giờ đi vào viện lần nào nữa hay cũng chưa bao giờ bỏ một buổi đến trường nào. Mọi sự cố gắng dường như đều che lấp hết những cơn đau của căn bệnh ngày ấy. Thử hỏi nếu không bằng nghị lực và tình yêu với nghề, liệu cô còn đứng vững trên bục giảng để cầm viên phấn trắng đem hết sức trẻ của mình cống hiến cho những thế hệ tương lai của đất nước? Có lần chứng kiến nhiều bạn trẻ vì suy nghĩ nông nổi, suy sụp, trầm cảm hay áp lực học hành mà dẫn tới những hành động thương tâm xảy ra cô lại lo cho lớp tôi. Từ cô giáo dạy toán, nhưng vì sợ học sinh mình mắc phải sai lầm ấy cô đã trở thành cô giáo dạy văn khi nào chẳng hay. Cô ngậm ngùi “ Tiếc cho những trái tim đang còn đầy nhựa, tiếc những đôi môi còn chưa được nồng cháy, tiếc những đôi chân khỏe mạnh chưa được đi qua những miền đất đẹp, tiếc những đôi tay chưa làm được điều mình thích, tiếc…”. Người ta vì một chút yếu lòng mà có thể hủy hoại cả cuộc sống đang còn tươi đẹp, vì một phút lỡ dại mà chấp nhận kết thúc một cuộc đời. Với một con người đã nếm hết tất cả những vị cay đắng ngọt bùi của cuộc đời mới có thể hiểu hết được ý nghĩa của cuộc sống này.

Chiều nay, hay tin cô nhập viện, cả lớp dáo dác nhìn nhau. “ Xin lỗi mấy đứa cô đi viện rồi, bữa giờ cố gắng, bây giờ đau quá, muốn ráng đến tổng kết mà không ráng được. Chắc hôm tổng kết cô không về được, mấy đứa muốn gì cô gửi cho. Vắng cô nhưng mọi việc vẫn diễn ra bình thường nhé!” – Cô thầm thì trong tiếng nói yếu ớt. Nằm viện, cô cũng chẳng thể nào nghỉ ngơi khi tâm trí cứ đoái hoài đến những đứa trẻ ở nhà mong mẹ sớm hôm. “Mấy ngày này, thấy tụi nó cũng quan tâm tới bệnh tình của cô hơn. Đứa hỏi: Cô đau chi? Cô đỡ hơn chưa? Đứa thì bảo: Cô nằm dãy nhà mô rứa? Khi mô cô về? Có lẽ, dù nhận được những câu hỏi dù nhỏ nhặt thế thôi nhưng cũng đủ cho tâm hồn ấm lại, cũng thấy phần nào an ủi trong lúc đang chịu sự đau khổ của bệnh tật.

Với cô, trường học và bệnh viện là hai nơi mà hàng ngày cô phải lui tới như lịch trình đã định sẵn. Lúc trước, ngày ngày đi mấy chục cây số tới trường, rồi đôi khi không có tiết nhưng cũng phải đi, sợ mấy đứa lại phá rồi bị mấy thầy cô mắng. Với cô, thời gian trên lớp mặc dù một chút mà vui. Cực nhọc là vậy đấy nhưng cũng chẳng ai hiểu, thậm chí tụi nó còn phá hơn mặc cho cô lao lực, suốt ngày lo toan về bốn mươi hai đứa con của mình . Khó khăn đi kèm vất vả. Chúng không những không ngăn trở mà còn là động lực để cô trau dồi chuyên môn cũng như năng lực quản lí của mình. Và một điều đáng ghi nhận ở cô là luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn của gia đình, nên dù ở vai trò, nhiệm vụ nào cô cũng luôn hoàn thành bằng cả cái tâm và lòng nhiệt huyết. Nói đến công tác làm chủ nhiệm, hẳn là một công việc khó khăn, nhưng dù ở cương vị nào cô vẫn luôn hoàn thành tốt công việc dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Có những lúc nhìn vẻ bề ngoài tươi cười, vui vẻ khiến các đồng nghiệp đôi khi quên rằng cô đang bị bệnh. Và hình như cô cũng muốn như thế. Vậy nên cô chưa bao giờ than phiền hay nói với bất cứ ai về căn bệnh của mình, không nói tôi không làm được việc này, việc kia. Cứ thế mà âm thầm chịu đựng. Cũng đã có những lúc vì ốm đau đến kiệt quệ, không còn có thể chịu đựng được nữa, cô vẫn cố vươn lên với một ý chí kiên cường vì cô biết nếu mình bỏ cuộc một lần, mình sẽ không thể nào đứng lên được nữa. Quả thật, cuộc đời con người không thể thuận buồm xuôi gió mãi, có thành công, cũng sẽ có thất bại; có niềm vui, cũng sẽ có nỗi buồn, có niềm hạnh phúc dâng lên cao thì có sự đớn đau đến tuyệt vọng. Nếu chúng ta quá để tâm đến những bấp bênh trong cuộc sống , chúng ta vĩnh viễn không thể có được niềm vui. Bởi vì thế giới này muôn hình muôn vẻ, có người hưởng cuộc sống vui vẻ, an nhàn nhưng lại có người sống trong cô đơn và đau đớn khôn cùng. Hãy tin rằng sự hi sinh sẽ có sự đền đáp. Cô đã sống vì những người xung quanh mình, sống để không trở thành gánh nặng cho những người mình yêu thương nhất. Tôi thiết nghĩ mỗi người chỉ sống có một lần, nhưng nếu sống tốt, sống thật với lương tâm và ý nghĩa, thì một lần đó thôi cũng là đủ để ta cảm thấy mãn nguyện, vui lòng. Cô tâm sự với chúng tôi rằng: “ Đời người cũng giống một cái cây, dù cây to hay nhỏ, dù khỏe mạnh hay bị sâu đục thân thì cũng nên xanh hết mình có thể.” Có ai tin rằng lời nói ấy là của một con người đang nằm trên giường bệnh? Chính những câu nói đó, suy nghĩ đó là liều thuốc tốt nhất giúp cô vượt lên, sống lạc quan với bệnh tật, sống có ích, sống xứng đáng với những gì mình nhận được và đặc biệt sống để truyền ngọn lửa nhiệt huyết cho nhiều người trong đó có cả tôi.

Cuộc sống này luôn ẩn chứa nhiều điều bất ngờ mà chúng ta khó có thể lường trước hết được. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, số phận của mỗi người là không giống nhau. Chính vì lẽ đó không phải ai sinh ra đều có cuộc sống hạnh phúc. "Không có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thôi". Bệnh tật cũng là một phép thử để con người ta biết được bản thân mình mạnh mẽ đến mức nào. Mỗi chúng ta đều không ai mong muốn bản thân mình phải chịu nhiều bệnh tật và khổ đau. Dù không mong muốn như thế, nhưng bệnh tật khổ đau vẫn cứ đến. Trong bất kỳ hoàn cảnh, sự chọn lựa nào, hãy luôn mang theo hành trang của ý chí và niềm tin. Ta sẽ nhận ra phía sau những đắng cay và giọt nước mắt là niềm vui và hạnh phúc; sau những mây đen, bão tố là bầu trời rực sáng đế chúng ta đứng lên, bước tiếp, và đi đến tận cùng ước mơ và niềm đam mê cháy bỏng giống như câu nói này:

“Đừng thở dài hãy vươn vai mà sống

Bùn dưới chân nhưng nắng ở trên đầu.”

Trái ngược với vẻ mỏng manh, yếu đuối của người đang mắc bệnh, ánh mắt thân thiện và nụ cười của cô để lại nhiều ấn tượng trong tôi. Vượt lên nỗi đau bệnh tật là niềm lạc quan, yêu đời, niềm đam mê, nhiệt huyết trong công việc. Khi đứng trước những khó khăn trong cuộc sống, khi đối diện những sự thật phủ phàng, đôi khi len lỏi trong ta sự bi quan khó tả nhưng điều quan trọng là ta biết vượt qua thử thách đó thế nào. Với cô, công việc và gia đình luôn là niềm vui để quên đi nỗi bất hạnh mang theo. Cũng chính vì thế mà chúng tôi đã không khỏi khâm phục những ý chí, nghị lực của cô. Chúc cô luôn giữ vững tinh thần lạc quan, tin yêu cuộc sống để vượt lên bệnh tật. Chúc cho nụ cười của cô mãi luôn tươi thắm - nụ cười tỏa sáng niềm tin sẽ giúp cô vượt qua những rào cản, tìm được giá trị đích thực của bản thân, vươn đến mục đích cao đẹp trong cuộc sống. Với ý chí, chúng ta sẽ học hỏi từ những thất bại đã qua, không nản lòng, chùn bước trước nghịch cảnh, không dẫm lên lối mòn của vết xe đỗ của chính mình .Với niềm tin, cô sẽ tìm thấy những điều hằng mong ước, cũng như tạo nên giá trị khác biệt và đúng nhất với chính bản thân mình. Dù có chông gai, trắc trở thế nào, hãy luôn trân trọng cuộc sống và chắc chắn một điều rằng những người yêu thương luôn ở bên bạn. Chúng em đã học được nghị lực sống ấy từ cô đó. Mong cô chóng lành bệnh.

Cuộc sống cần rất nhiều khoảng lặng để gọi tên. Sau những phút giây vội vã với cuộc mưu sinh, con người ta thích lắng lòng với những dòng suy tưởng. Giữa những bộn bề của cuộc sống này, ta quay cuồng trong vòng xoay bất tận ấy, mãi bị cuốn theo mà không thể dừng lại để rồi vô tình ta lại bắt gặp những khoảng lặng giữa dòng đời. Những khoảng lặng chẳng thành hình thành dạng, không cầm nắm được cũng không nhìn thấy được, cũng chẳng có màu sắc hay âm thanh. Đó là cái vô hình giữa hữu hình của thực tại. Phải chăng đó chỉ là những nốt trầm trong bản nhạc gọi tên “sắc màu” của cuộc sống ? Và trong vô vàn những khoảng lặng cuộc đời ấy, có những khoảng lặng chỉ của riêng thầy, riêng cô và của riêng học sinh. Nghề giáo viên cũng vậy, nghề của những khoảng lặng vô hình không đo đếm được. Đó chính là một góc nhỏ trong tâm sự nghề giáo về những cống hiến âm thầm, lặng lẽ. Đó là những hy sinh của những người lái đò tận tụy đưa những chuyến đò về bến cũ. Khoảng lặng ấy là hình bóng người thầy hằng đêm vẫn miệt mài bên trang giáo án, là lúc đứng trên bục giảng dùng hết tâm huyết của mình để truyền đạt cho chúng tôi từng lời hay, lẽ phải, dạy cho chúng tôi những hành trang vững bước để bước vào đời. Đó còn là những sầu lo, trăn trở trong đêm, là những giọt nước mắt thất vọng, là những giọt mồ hôi giữa ngày hè nóng rát, là những đôi giày ướt giữa ngày mưa tầm tã. Và còn nhiều nữa những khoảng lặng như thế, những khoảng lặng cho ta lại thoáng nhìn về quá khứ, về những việc đã làm, là khoảng lặng để ta trải lòng mình trên trang giấy, vần thơ. Khoảng lặng đó dù nhỏ bé thôi, song không phải ai cũng hiểu được, nhưng quý giá biết bao tấm lòng thầy cô – những người mang trên vai sứ mệnh trồng người, những người thầy cô không quản khó nhọc, hết mình vì đàn con thân yêu.

Người viết : Trần Thị Thảo Di

Link tài khoản hoc24 của thí sinh: https://hoc24.vn/vip/thaodi365

Gmail hoặc Facebook liên hệ: tranthithaodiep@gmail.com

Thể loại đăng kí dự thi: Tản văn

2
10 tháng 11 2020

Ảnh

6 tháng 12 2020

bài này bạn đăng dài cần xem xét lại nhé

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

em vẫn giữ tấm lòng son

Tác dụng : Làm cho các câu , từ được liên kết một cách chặt chẽ để tránh câu thơ cộc lốc , khó hiểu , vô nghĩa .

15 tháng 11 2020

Em ơi không có đề sao làm được

Hãy đọc và nêu PTBĐ, nội dung, ý nghĩa, đối tượng và viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về đối tượng đó. Thư cho một ng bạn để bạn hiểu về đất nc mình Bạn biết ko, Ma-ri-a, một ý nghĩ thú vị vừa chợt nảy ra với mình nếu chúng ta sưu tầm, thu thập tất cả các bức thư của thiếu niên ở lứa tuổi mình trên khắp thế giới, xếp thành một tập, ta sẽ có một cuốn sách hay và độc đáo. Cuốn...
Đọc tiếp

Hãy đọc và nêu PTBĐ, nội dung, ý nghĩa, đối tượng và viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về đối tượng đó.

Thư cho một ng bạn để bạn hiểu về đất nc mình

Bạn biết ko, Ma-ri-a, một ý nghĩ thú vị vừa chợt nảy ra với mình nếu chúng ta sưu tầm, thu thập tất cả các bức thư của thiếu niên ở lứa tuổi mình trên khắp thế giới, xếp thành một tập, ta sẽ có một cuốn sách hay và độc đáo. Cuốn sách này sẽ có thể dùng làm sổ tay hướng dẫn về địa lý mỗi quốc gia [...]. Những trang sách sẽ chưa đời tình yêu của chúng ta đối với Tổ quốc mình. tưTình yêu ấy nằm trong một tình yêu lớn hơn - tình yêu với ngôi nhà chung của nhân loại - Trái Đất - một tinh cầu nhỏ bé trong vũ trụ bao la mà ta có được [...]

0
10 tháng 11 2020

Cậu tôi rất thẳng thắn với công việc

12 tháng 11 2020

BẠN NHI RAT THANG THAN

Hãy đọc và nêu PTBĐ, nội dung, ý nghĩa, đối tượng và viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về đối tượng đó. Thư cho một ng bạn để bạn hiểu về đất nc mình Mình yêu đất nước mình có những thảo nguyên bao la đẹp biết bao trong những ngày xuân và ngày hạ. Mùa xuân, những làn gió nhẹ nhàng mơn trớn những đóa hoa kiều diễm, càng làm nổi bật ánh bạc nơi cuống bông và tôn lên sắc hoa đỏ trên cái nền xanh...
Đọc tiếp

Hãy đọc và nêu PTBĐ, nội dung, ý nghĩa, đối tượng và viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về đối tượng đó.

Thư cho một ng bạn để bạn hiểu về đất nc mình

Mình yêu đất nước mình có những thảo nguyên bao la đẹp biết bao trong những ngày xuân và ngày hạ. Mùa xuân, những làn gió nhẹ nhàng mơn trớn những đóa hoa kiều diễm, càng làm nổi bật ánh bạc nơi cuống bông và tôn lên sắc hoa đỏ trên cái nền xanh ngăn ngắt của đồng cỏ. Muôn hoa trên thảo nguyên đua nhau khoe sắc trên tấm thảm không gian mênh mông trải dài như vô tận, khiến cho mặt đất cũng trở nên sinh động hơn. Ngoài những rặng núi hùng vĩ thích khoác tấm áo choàng của nàng Bạch Tuyết, nơi đây, dưới chân nhứng ngọn đồi xanh ngát, những đóa hoa tuy-líp đỏ tươi, hồng nhạt và vàng thắm vươn mình kiếu hãnh đung đưa trong làn gió nhè nhẹ. Những con suối đầu tiên đổ từ núi xuống trong tiếng róc rách trong trẻo, lúc rì rầm, lúc ngân vang như muốn đánh thức cả mặt đất này dậy khỏi gấc ngủ mùa đông. Và trên thảo nguyên lại vọng về giọng chim ca líu lo vui mừng chào xuân tới. [...]

0