K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2018

Đẹp sao đất nước như bài thơ

Biển xanh thấp thoáng bao cách buồm

Dừa xanh ôm ấp bao nếp nhà

Êm ấm tiếng ru hời trên cánh nôi tuổi thơ.

Ngày mai như cánh chim hải âu

Vượt khơi bay khắp muôn phương trời

Càng yêu tha thiết quê hương này cùng tiếng hát ru hời ngày ấu thơ êm...đềm

 

8 tháng 10 2018

bạn ơi viết lời khác nhé

Thak bn đã xem bài viết của mik

8 tháng 10 2018

vì dưới lớp da của giun đất là một hệ thống mao mạch dày đặc mà máu giun do có chứa sắc tố nên có máu đỏ và bao quanh giun đũa là lớp vỏ cuun==> giun có màu phớt hồng 

k cho mik nhé 

8 tháng 10 2018

cảm ơn

8 tháng 10 2018

Hồi còn ấu thơ, ai mà chẳng một lần nhõng nhẽo được theo mẹ cùng đi chợ quê. Chợ là một phần quê hương, một phần kỉ niệm trong tâm tưởng của chúng ta. Chợ quê còn gắn liền với những thức quà giản dị mang hương vị của hương đồng gió nội.

Những người dân quê tôi đi chợ từ khi ông mặt trời vừa mới ló rạng sau lũy tre làng, tỏa những ánh mắt ấm áp đầu tiên xuống mặt đất. Cảnh đi chợ lúc nào cũng đông vui, làm nhộn nhịp con đường buổi sáng. Chợ cũng là nơi giao lưu, trao đổi, buôn bán chính của người dân trong làng. Chợ quê tôi tuy không lớn lắm nhưng lúc nào cũng thật đa dạng và phong phú với nhiều mặt hàng được bày bán. Ở đầu chợ là những gian hàng bán thực phẩm. Nào là những gian với rau củ quả xanh tốt, được người nông dân trồng tại chính vườn nhà mình: những bó rau ngót, rau muống, mùng tơi tươi tốt, những quả bầu, quả bí, cái bắp, súp lơ.. cùng với nhiều trái ăn quả khác được bày bán la liệt. Ở một gian khác là nơi bán thịt và cá. Những con cá béo mập nằm trong chậu quẫy đuôi làm nước bắn lên tung tóe. Những con gà, con vịt ở trong lồng giương mắt nhìn người mua. Bên cạnh gian bán thực phẩm là gian đồ dùng sinh hoạt gia đình. Ở đây có thể tìm thấy mọi đồ dùng, dụng cụ thường dùng trong cuộc sống hàng ngày. Tôi thích nhất là được mẹ dẫn qua gian bán quần áo, mua cho một bộ quần áo mới. Người ta có đủ những loại quần áo dành cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Ở cuối chợ là một gian chuyên bán đồ ăn. Có những bát phở, bát bún nóng hổi, những cốc chè ngon mát dành cho ngày hè nóng lực, những chiếc bánh rán, bánh mì vừa mới ra lò thơm ngon và béo ngậy.

Chợ lúc nào cũng đông vui, nhộn nhịp bởi tiếng nói cười của mọi người. Người bán thì ra sức mời chào, đâu đó vang lên tiếng mặc cả. Đó là thứ âm thanh gợi sự yên bình của một cuộc sống ấm no, trù phú. Ở chợ, tôi cũng bắt gặp những gương mặt thân thương, bình dị, hiền lành, chất phác của quê hương mình. Người đi chợ nhiều nhất vẫn là các bà, các chị. Họ là những người chăm lo chủ yếu cho sinh hoạt của gia đình. Ai cũng mong muốn mua được những thực phẩm thật tươi ngon để bữa ăn gia đình được phong phú mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng. Những em bé nắm tay mẹ đi chợ thì thích nhất là được mua cho một thứ đồ chơi hay quà bánh. Nhìn cảnh tượng ấy, tôi lại thấy trong đó có bóng dáng của mình năm nào.

Chợ quê là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam, là nơi lưu giữ những yên bình, mộc mạc của làng quê. Nhớ chợ quê, tôi nhớ một quê hương bình dị mà xiết bao thương mến. 

8 tháng 10 2018

“Quê hương là chùm khế ngọt”, phải chăng cách định nghĩa như vậy của nhà thơ Đỗ Trung Quân là bởi quê hương luôn là những gì rất gần gũi đơn sơ mà thân thuộc trong tâm tưởng của chúng ta. Đi về trong những gì mộc mạc êm đềm ấy của dáng quê, cảnh quê, hồn quê có lẽ có cả những phiên chợ quê thân thương, đẹp đẽ nữa. 

Quê hương là nơi ta chôn rau cắt rốn, nơi ửng hồng gò má ta, là nơi ta cất tiếng khóc oa oa đầu tiên. Nơi đây, luôn gắn với những gì thân thuộc, hồn nhiên của ấu thơ. Trong số những kỉ niệm về miền quê thân thương hẳn không thể thiếu hình ảnh chúng ta lon ton chạy theo mẹ những ngày thơ bé khi đi chợ quê. Phiên chợ quê là dịp mọi người từ khắp nơi đổ về giao lưu, buôn bán gặp gỡ nhau. Những mặt hàng đa dạng, phong phú được bày bán trên từng gian hàng rất gọn gàng, theo một hệ thống sắp đặt chứ không hề lộn xộn. Nào rau, nào hoa, nào quả rồi các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, tép hay những lồng ngan, gà, vịt cũng được hội tụ đầy đủ nơi đây. Mọi người nói chuyện, cười đùa rôm rả, tiếng mời bán, gọi mua, tiếng giao hàng, tiếng mặc cả tạo nên nhịp sôi động, huyên náo. Một thứ âm thanh rộn ràng của sự sống chứ không hề là vẻ êm đềm, yên ả như mọi khi. Những sạp hàng bán bánh rán, bánh cuốn, hay các gói xôi, cốc chè, bánh kẹo có lẽ luôn được mọi người kéo đến nhiều. Nhìn mọi người ngồi ăn trông mới vui vẻ, hạnh phúc. Tiếng cười nói, rò chuyện vui vẻ, dường như có sự quen thân trên những gương mặt tưởng như chưa từng gặp gỡ. Mọi người đều chung nhau ở tấm lòng quê chân thật, gần gũi, mộc mạc chứ không chút toan tính, xô bồ. 

Những người bán hàng ra sức quảng cáo, mời gọi người mua. Người tiêu dùng, có lẽ đông đảo nhất là các bà, các mẹ, các chị, bởi họ là những người lo cho bữa ăn cả gia đình thì xúng xính vui vẻ cầm trên tay những chiếc làn nhỏ để đựng đồ. Các mặt hàng rất sặc sỡ, phong phú và bắt mắt, hấp dẫn người mua, trên mỗi gương mặt đều ánh lên nét tươi vui, thân mật. Tôi lại nhớ lại hình ảnh mình đâu đó, có một thời đã từng léo nhéo, nhí nhố chạy quanh chân mẹ đòi mua bánh rán, đòi mua những thức quà ngon lạ. Nó nhắc tôi một thuở từng hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng thật tuyệt vời. Quê hương gắn với phiên chợ quê luôn là một nét văn hóa truyền thống rất đẹp, một lối đẹp xưa cũ, êm đềm, một nét đẹp rất riêng của những gì chân quê, mộc mạc mà đằm thắm.

Phiên chợ quê thân thương, đông vui, tấp nập chính là một nét đẹp trong những sinh hoạt văn hóa truyền thống của làng quê. Nơi có những con người bình dị, mộc mạc, có sự tươi vui của cuộc sống mới đầy náo nức, rộn ràng

10 tháng 10 2018

Huế – mảnh đất lãng mạn, mộng mơ, đậm chất thơ, một miền di sản có một không hai về vẻ đẹp rất riêng, rất ngọt ngào. Khi chưa đặt chân đến Huế, tôi không mường tượng được một cố đô đầy chất thơ sẽ ra sao giữa thời hiện đại. Nhìn cuộc sống sôi động, ồn ào, náo nhiệt không ngừng ở Thủ đô Hà Nội và tp Hồ Chí Minh, tôi bất chợt lo lắng cho thành phố nhỏ, thơ mộng ấy dường như chỉ xuất hiện trong thơ ca, nhạc họa và nhiếp ảnh...

Thế rồi, tôi cũng đến Huế. Huế đón chào tôi giống như khi tôi ngắm Huế qua những bức ảnh, thơ ca… Thật bình yên, thơ mộng đến lạ kỳ, Huế bình lặng từ cảnh vật đến con người. Từ nụ cười dịu dàng, kín đáo sau vành nón lá của các cô gái Huế đạp xe trên phố cho đến nét đôn hậu vô tư của bà chủ quán hàng ăn, tay thoăn thoắt xếp bánh bèo cho khách đang nôn nóng chờ đợi…
 

Huế thâm trầm mà sâu lắng

Huế có sông Hương hiền hòa thơ mộng, có núi Ngự thông reo vi vu giữa trời xanh. Huế có Kinh thành, nơi chứng kiến biết bao sự đổi thay quyền cai trị đất nước, lúc thịnh lúc suy. Huế có lăng tẩm đền đài lưu dấu ngàn thu của các bậc Vua chúa. Huế có Từ Đàm, ngôi Phạm Vũ đã chứng tri biết bao biến động thăng trầm hào hùng của lịch sử nước nhà. Huế có Thiên Mụ, ngôi cổ tự hùng thiêng trải qua bao thế hệ. Những hồi chuông Thiên Mụ còn mãi ngân vang từ ngàn xưa cho tới tận ngàn đời sau. Tháp Phước Duyên vời vợi giữa chốn Kinh kỳ, như thâu gọn hồn thiêng của Tổ quốc.

Huế khiến ai đặt chân đến bỗng nhiên bước chầm chậm hẳn lại, nói năng trò chuyện nhỏ nhẹ hơn, ngắm nhìn và suy ngẫm nhiều hơn… Sông Hương, lặng lẽ, bao dung, hiền hòa êm ả là thế, cứ như một tiểu thư khuê các không vướng bụi trần. Và người dân xứ Huế cũng hiền hòa, cởi mở. Dưới ánh nắng rực rỡ, vàng óng như mật của những ngày vào Hè, tôi ngắm nhìn dòng sông từ những bậc đá của Chùa Thiên Mụ, sông Hương đẹp đến mê hồn bởi màu xanh trong như ngọc bích, bởi ôm trọn bóng của sự sống dọc hai bên bờ.

Huế nổi tiếng với vẻ đẹp đượm buồn và ấn tượng. Điều đó càng sâu lắng khi bạn đón hoàng hôn trên Phá Tam Giang, cách thành phố Huế khoảng 15 km. Cái cảm giác thật nhỏ bé, vui sướng khi ngồi thuyền dạo chơi giữa sóng nước mênh mông, thỉnh thoảng đón những cơn gió mát lạnh ào tới. Để rồi theo ánh nắng chiều buông dần phía chân trời, bạn sẽ choáng ngợp trước cảnh đầm phủ một màu tím xẫm. Chính màu tím chiều hoàng hôn hiếm hoi ấy đã khơi nguồn cảm hứng cho những sáng tác thơ, ca, nhạc, họa, nhiếp ảnh và để lại trong lòng du khách một nỗi nhớ da diết, khôn nguôi.

Kinh thành Huế ngày nay ngoài những nét đẹp nên thơ vẫn nổi bật với tiềm năng phát triển du lịch không hề thua kém bất cứ địa danh nổi tiếng nào khác. Tạo hóa đã ban tặng cho Thừa Thiên Huế một địa hình khá độc đáo: toàn tỉnh có kiến trúc giống như một công viên lớn, phong phú, đa dạng. Nơi đây hội tụ núi đồi và đồng bằng, là chỗ gặp nhau của sông, đầm phá và biển. Từ hệ thống đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai đến sông Hương, núi Ngự, Vườn quốc gia Bạch Mã, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Ðiền, tất cả đều cho thấy đây là vùng đất của sự cộng sinh và hội tụ. Chính vì vậy, thế mạnh du lịch của Huế không chỉ là sức hấp dẫn của một cố đô cổ kính, lắng đọng mà còn nổi bật như một thành phố xanh của Việt Nam.

Giữa thành phố cổ kính, bạn vẫn bắt gặp những bãi cỏ xanh trải dài hai bên bờ sông Hương. Thói quen sống với môi trường tự nhiên, gắn bó với cỏ cây, sông nước, coi thiên nhiên là một phần của cuộc sống đã in sâu trong tâm thức người dân Huế cho đến tận ngày nay. Huế còn được mệnh danh là "Kinh đô vườn" chẳng hề sai. Đâu đâu cũng thấy một màu xanh êm đềm của cỏ cây, hoa lá, của đồi núi, sông hồ, mà nhà vườn là mảng xanh lớn nhất do con người tạo ra suốt hàng trăm năm nay. Những khu nhà vườn nổi tiếng, yên bình và quyến rũ của Huế nằm tập trung ở Long Hồ, Hương Long, Nguyệt Biểu, Lương Quán, Vĩ Dạ, Bao Vinh,... Nhà vườn Huế như một cây cầu nối giữa con người với thiên nhiên.

Nói đến Huế, ít ai không nhắc đến sông An Cựu. Tách ra từ sông Hương, nhưng An Cựu lại có dòng chảy độc lập của chính mình. Được nghe những người dân nơi đây kể, tôi như trôi theo câu chuyện ngược trở về 200 năm trước. Khi Vua Gia Long lên ngôi, ông cho xây dựng Kinh thành và lập kế hoạch phát triển vùng ven Huế. Chiểu theo ý nguyện thần dân, Nhà Vua cho đào sông An Cựu. Tương truyền, An Cựu trong khi khơi dòng đã đào vào hang động của Thuồng Luồng khổng lồ. Từ rất lâu đời rồi Thuồng Luồng khổng lồ đã là thủy quái trấn giữ cả khúc sông sâu. Cửa sông An Cựu được khai mở khiến hang động của Thuồng Luồng khổng lồ bị lộ thiên. Mỗi khi trời nắng nóng, oi bức, Thuồng Luồng khổng lồ khó chịu, vẫy vùng, làm cả dòng sông An Cựu đục ngàu bùn đen. Mưa xuống, tiết trời mát mẻ, dễ chịu, Thuồng Luồng khổng lồ ngủ yên, dòng sông phẳng lặng, êm ả trôi. Những lúc như vậy, nước sông An Cựu trở lại trong xanh. Dòng An Cựu vẫn nắng đục mưa trong ấy, gắn liền với dấu tích lịch sử, những câu chuyện đời, chuyện người tích tụ theo dòng chảy cùng năm tháng.

Tuy không ồn ào, náo nhiệt như Thủ đô Hà Nội hay tp Hồ Chí Minh nhưng Huế vẫn đang dần khẳng định sự phát triển của một thành phố năng động, giàu tiềm năng du lịch. Theo đà phát triển của xã hội, Huế vẫn lung linh, huyền ảo nhưng đã có phần nhộn nhịp hơn xưa. Những tòa nhà hiện đại mọc lên ngày càng nhiều với những ánh đèn rực rỡ sắc màu trong đêm. Các tuyến phố lớn như Hùng Vương, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Bến Nghé… đang trở thành những địa điểm vui chơi, giải trí, mua sắm của người dân Huế và du khách sau bữa tối. Giờ đây, nếu bạn đến Huế và dạo chơi ngoài đường vào ban đêm, bạn sẽ thấy thành phố sôi động hơn rất nhiều, không còn tĩnh lặng, êm đềm như những năm 1980 trở về trước. Tối đến, hàng trăm cụ già, thanh thiếu nhi đến vui chơi, giải trí, tập thể dục trước cổng Đại nội. Những ngọn đèn vàng chiếu sáng mặt đường xen lẫn ánh đèn từ các phương tiện đi lại, hối hả ngược xuôi. Chẳng mấy ai còn để ý đến những lời thủ thỉ tâm tình của thành quách rêu phong cổ kính.

Đêm ở Huế yên tĩnh và bình lặng đến lạ kỳ. Chúng tôi ngồi trên xích lô chạy lòng vòng qua các đường phố rợp bóng cây xanh. Gần cầu Tràng Tiền, gặp những đôi trai gái ngồi bên bờ sông Hương nhâm nhi tách cà phê, cốc nước ngọt trò chuyện rôm rả; nhóm khác ăn chè thập cẩm, cười nói vui vẻ, rất thoải mái, an nhàn tự tại. Vài đôi trai gái đứng ngắm nhìn dòng sông Hương lung linh, vời vợi, huyền ảo. Tất cả cảnh trí đó tạo nên một bức tranh sống động, nhộn nhịp, sao mà đẹp mà nên thơ đến thế! Đêm ở Huế trôi đi chậm chạp khiến tôi thấy lòng mình thanh thản, thư thái….

Đến với Huế, lòng bâng khuâng xao xuyến khi nghe ca Huế trên dòng sông Hương. Những lời ca tao nhã vang vọng, nửa như muốn ôm trọn cố đô mộng mơ, nửa như níu kéo ta chẳng muốn rời xa Huế. Sao nỡ xa Huế cho được… Tôi còn chưa được đi hết khu di tích Tử cấm thành, chưa được tận mắt ngắm nhìn những lầu son gác tía trong Đại nội, chưa được nghe hết những lịch sử huyền bí, chưa được ngắm hết những lăng tẩm, đền đài vốn có một thời xa hoa lộng lẫy, chưa hiểu hết những tài hoa khéo tay của người dân đất Huế… Đúng vậy, Huế thanh bình, yên ả, không vội vã mà sâu lắng đi vào lòng người. Chia tay với Huế, lòng tôi tự nhủ và ước ao: nhất định sẽ có ngày tôi trở lại Huế thân yêu – một nơi bình yên, quyến rũ, đẹp như mộng như mơ.

Quả thật, ai đã từng đến Huế, đều đọng lại trong tim vẻ đẹp trầm mặc của Huế, giọng nói sâu lắng đến lạ kỳ của người dân Huế. Huế nhẹ nhàng, duyên dáng nên thơ, không ồn ào xô bồ, vội vã tấp nập như những nơi tôi đã từng được đi qua. Huế đối với tôi luôn luôn huyền bí, hấp dẫn và cuốn hút… Biết bao thi nhân đã miêu tả Huế bằng ngòi bút ngọc ngà và những lời văn yêu kiều, diễm lệ… Tôi không phải nhà thơ mà cũng chẳng phải nhà văn. Tôi chỉ muốn nói lên cảm xúc của lòng mình về Huế, nơi tôi có nhiều tình cảm sâu lắng, yêu thương.

Trở đi trở lại Huế đã nhiều lần, tôi không còn nỗi háo hức của buổi ban đầu. Mỗi chuyến đi, tôi càng thấy Huế thân yêu hơn, gắn bó hơn. Lần này, tôi trở lại Huế đúng độ Thu về. Có lẽ Thu là mùa đẹp nhất trong năm, không có cái nắng rát bỏng của mùa Hạ, không có nỗi man mát buồn, ngao ngán, của những cơn mưa dài, dai dẳng, rả rích không ngớt của Huế, cũng không có buốt giá của mùa Đông… Phố xá như rộn ràng hơn, tưng bưng hơn, náo nhiệt hơn cùng dấu mốc son kỷ niệm 69 năm Quốc khánh 2/9/1945 – 2/9/2014.

Tôi đến Huế không chỉ để tham dự lễ khai mạc Liên hoan Giao lưu ảnh nghệ thuật 3 thành phố: Hà Nội – Huế – tp Hồ Chí Minh mà còn được Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức cho đi sáng tác một ngày ở Thừa Thiên Huế cùng các nghệ sĩ nhiếp ảnh của 3 thành phố. Lần đầu tôi được đi sáng tác tại tỉnh Thừa Thiên Huế, một cảm giác thật khó tả, rạo rực trong tôi khi tận mắt chiêm ngưỡng cảnh và người dân Huế dễ thương, gần gũi, nhiệt tình. Rất đúng là Huế mộng Huế mơ trong tâm trí tôi từ thuở nào…

Chúng tôi bấm máy liên hồi mà không muốn ngừng. Ông mặt trời đã lên giữa đỉnh đầu mà tiếng bấm máy vẫn nổ ròn như rang ngô. Thế rồi, NSNA Xuân Lê – Ủy viên BCH Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, trưởng đoàn yêu cầu chúng tôi dừng tay máy, đi ăn trưa để chiều còn tiếp tục chụp tại bãi biển Vinh Thanh. Chúng tôi lên đường mà vẫn còn lưu luyến chưa muốn dời. Chỉ một ngày thôi, chị Xuân Lê đã đưa chúng tôi đi chụp ảnh khá nhiều nơi như: Đầm Cồn Tộ – Phá Tam Giang, Làng nghề Mây tre đan Bao La, Lăng Tự Đức, bãi biển Vinh Thanh… Một ngày làm việc cật lực, vất vả, song ai nấy đều vui mừng, hoan hỉ. Vâng, một chuyến đi đầy ý nghĩa và hiệu quả. Xin chân thành cảm ơn BCH Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, cảm ơn toàn thể anh chị em hội viên Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, cảm ơn nhân dân Huế, đặc biệt cảm ơn NSNA Phạm Văn Tý – Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và NSNA Xuân Lê đã tiếp đón chúng tôi rất nhiệt tình, nồng hậu và thân mật.

Trở về Hà Nội, tôi thầm mong sẽ sớm trở lại Huế một lần nữa để đi đến tận cùng dòng nắng đục mưa trong... Hơn nữa, sức cuốn hút của Huế vẫn luôn huyền bí và quyến rũ, như một cuốn sách hay còn dang dở... khiến Huế vừa quen vừa mới lạ. Huế dù phảng phất buồn nhưng luôn thân thiện, cởi mở để yêu thương, để say đắm lòng người. Xin tạm biệt Huế thân thương, đầy hấp dẫn.

8 tháng 10 2018

CÂU 1

gười dân Việt Nam thường thích chọn cây mai thờ cúng và trang trí trong nhà vào ngày Tết không phải là điều ngẫu nhiên. Hình ảnh cây mai nở rộ trong ngày đầu xuân là bài học đạo lý đối với mọi người và mọi nhà. Cây mai dãi nắng dầm mưa trong lòng đất Việt cũng là hình ảnh tiêu biểu cho những phẩm chất tinh thần cao quý của người dân Việt Nam trong quá trình đấu tranh, lao động và xây dựng cuộc sống qua nhiều thế hệ. 

    Cây mai vàng Việt Nam có địa vị trong thơ Thiền thời đại Lý Trần, nó là hình tượng cao quý ẩn dụ cho khả năng tiếp nhận chân lý của con người. Cây mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam, gắn bó với con người từ lúc tổ tiên khai đất lập làng để sinh sống. 

    Cây mai chịu đựng gió mưa lụt bão để có thể nở hoa vào dịp tết, đó là hình ảnh tượng trưng cho người dân Việt vượt mọi gian khó để gìn giữ quê hương nòi giống và sống đời có ý nghĩa.

Như cây mai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão, con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lý ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên.
    Như cây mai vàng đứng trước thời tiết nghiệt ngã, vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc, người Việt Nam dù bất cứ ở đâu cũng nhẫn nại và can đảm trước mọi hoàn cảnh để xây dựng cuộc đời.
    Như cây mai vàng trút những chiếc lá già cỗi cuối đông, nhường cho chồi non và hoa vàng nở đầu xuân, người Việt Nam dù bất cứ ở đâu cũng sống hy sinh cho thế hệ con cháu tương lai.
    Như cây mai vàng gìn giữ nhựa sống sâu kín trong thân tạo sức sống mạnh khỏe để hoa nở đầu xuân, người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lý trong tâm, tu nhân tích đức để sống có ích cho mình và cho mọi người.

    Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẻo dai, xuân về dâng cho đời bông hoa xinh đẹp. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc.

    Từ khi tổ tiên lập nước và giữ nước, thành lập chế độ làng xã, đã chú trọng vấn đề giáo dục đạo đức. Mỗi tên của làng xã cho đến tên tỉnh thành mà tổ tiên đặt ra đều mang dấu tích lịch sử và luôn tâm nguyện cho con cháu đời sau sống an lành. Nhiều làng xã trên quê hương Việt Nam đều có ngôi chùa, ngôi chùa từ thời đầu tiên như là thay thế cho trường học ngày nay để dạy lễ giáo và cũng là nơi tín ngưỡng chung cho mọi người. 

    Khắp ba miền Nam, Trung, Bắc ở Việt Nam, mỗi làng xã đều có nhà thờ họ, nhà thờ nhánh, đình làng và miếu xóm lập lên để tỏ lòng tri ân đối với ông bà tổ tiên cũng như những anh hùng hào kiệt có công với dân với nước. Hằng năm, con cháu trong làng quê đi làm ăn hay sinh sống khắp nơi, thường trở về làng quê thăm cha già mẹ yếu, thăm mồ mả ông bà, tu chỉnh gia phả, ôn lại lời dạy của các bậc tiền bối để tri ân và báo ân.

 
Mai vàng 5 cánh


    Cây mai trong sân chùa ở làng quê Việt Nam được xem là hình ảnh quan trọng trong văn học Phật Giáo thiền thời đại Lý Trần. Trong tuệ giác của các bậc thánh nhân, hình ảnh cây mai sống trong sương mai nắng chiều, sống qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mà nở hoa đó là năng lực sống nhiệm mầu. Nó xứng đáng là biểu tượng cho trạng thái thân tâm vô nhiễm trong cuộc đời này. Thiền sư Mãn Giác làm bài thơ “Cáo tật thị chúng” với hình ảnh cây mai vàng đã gửi gắm tinh thần siêu việt tiềm ẩn trong khả năng của con người. Đó là năng lực sống tự chủ và  trí tuệ. Trí tuệ ấy là tầm nhìn tổng quát trong mọi hoàn cảnh thăng trầm của cuộc sống, vượt qua mọi ràng buộc ước lệ thời gian và không gian trong thế giới hiện tượng. 

    Nội dung bài thơ như sau:       

"Xuân đi trăm hoa rụng,

Xuân đến trăm hoa cười.

Việc đời qua trước mắt,

Già đến trên đầu rồi! 

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Ngoài sân đêm trước một cành mai.”  


    Hai câu thơ đầu như nói chuyện về thời gian, cảnh vật và thời tiết vốn có trong đời. Hai câu thơ tiếp như lời tâm sự chân tình về sự việc đến đi liên quan trong cuộc đời ngắn ngủi của con người. Tất cả đó diễn ra trong sân khấu cuộc đời luôn biến đổi, mọi hiện tượng sự vật đang trong trạng thái: thành, trụ, hoại, không. Con người cũng nằm trong quy luật: Sanh, già, bệnh chết.  Hạnh phúc sau cùng là sống với cái tâm chân thật không bị điên đảo trước mọi hiện tượng cám dỗ của cuộc đời. Cuộc sống quanh năm dù nghèo khổ hay giàu sang phú quý, khó khăn hay thuận lợi cũng quan niệm như cảnh huyễn mộng mà thôi.

 
 

    Cái đạo lý siêu nhiên chứa đựng trong ý nghĩa hai câu sau: “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Ngoài sân đêm trước một cành mai."  Đừng tưởng rằng xuân tàn hoa rụng là hết, vẫn còn có cành mai vàng đang nở ngoài sân. Ngay trong hiện tượng đang sanh diệt còn có chân tâm không sanh diệt.  Cành mai như là một thông điệp cảnh tỉnh mọi người đang sống trong trường đời thay đổi, hiện tượng sanh già bệnh chết là điều tất yếu trong kiếp nhân sinh. Bản tâm thanh tịnh vô nhiễm, cái chân lý tối hậu để thoát khỏi mọi khổ đau sanh tử.Hoa mai vàng là loại hoa tiêu biểu để thờ cúng và trang trí trong nhà vào dịp Tết, cũng như là trình bày bài học đạo lý uyên thâm cho đời. Cành mai ngày Tết là hình ảnh ẩn dụ cho sức sống và trí tuệ của con người Việt Nam. Quán chiếu hình ảnh cành mai để thấy rõ nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc để báo ân tổ tiên và quê hương xứ sở.  Quán chiếu hình ảnh cây mai ngày Tết để nhận thức ý nghĩa cuộc đời. Tất cả mọi hiện tượng thành tựu bởi vọng thức sau cùng cũng bị đào thải bởi quy luật sanh diệt với thời gian, trở về với chân tâm không sanh không diệt để có được hạnh phúc vĩnh hằng.

18 tháng 11 2018

Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Tết đến xuân về thì em và bố mẹ lại được ra chợ hoa xuân để chọn lựa cho nhà mình những cành mai đẹp nhất để trong ngày Tết.

Chợ hoa xuân thật là đông đúc với biết bao loài hoa, nào hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn,… Nhưng em nhìn nổi bật nhất vẫn chính là những bông hoa mai vàng đang e ấp. Các bác bán hoa mai vàng đứng ở một góc chợ, sắc hoa mai vàng đã làm bừng tỉnh cả một góc chợ. Hoa mai vàng nở như báo hiệu Tết đã về và khiến cho lòng người chúng ta như xao xuyến biết bao nhiêu. Ta đã biết được rằng nếu như Tết ở miền Bắc như được điểm tô bởi những bông hoa đào hồng rực như mang đến sự ấm cúng và hạnh phúc. Nhưng đối với tiết trời phương Nam thì cây hoa mai mới thực sự có vị trí độc tôn – chúa tể của các loài hoa xuân. Hoa mai vàng như mang lại sự may mắn cho mọi người. Sắc mai vàng như khiến cho không khí xuân vui tươi và tràn ngập hơn bao giờ hết

Dễ nhận thấy được rằng cành cây trông mảnh mai, đồng thời nó cũng thật là khẳng khiu nhưng thân cây lại rất cứng cáp, khỏe mạnh biết bao nhiêu. Sắc mai vàng như thật rực rỡ, thế rồi như lấp ló và ẩn trong sắc vàng ấy thấp thoáng vài cái lá xanh non đang vươn lên đầy mạnh mẽ. Em như nhận thấy được lại có những nụ hoa nhỏ xinh bên cạnh những đóa hoa mai màu vàng như thật tươi thắm đang háo hức đợi đến lúc được bung mình nở rộ để đón Tết về. Thế của cây mai cũng chẳng kém gì cây đào ở miền Bắc đâu nhé. Nhờ được uốn nắn từ bé lên cây hoa mai có được những thế đứng thật đẹp, cây thì uống lượn, cây thì lại xòe ra từng tán hoa một trông thật như một kiệt tác hoàn hảo mà người nông dân đã thể hiện qua cây mai.

Lá của cây mai lúc này như cũng thưa dần, rất hiếm những chiếc lá già vì trước đó một tháng người ta cũng đã tỉa bớt lá để cho cây mai ra hoa. Giờ đây cây mai chỉ còn những chùm hoa và những chồi non mơn mởn mà thôi. Chính điều này như càng đã làm cho cây mai ngày Tết thêm đẹp đẽ hơn.

Nhà em trong nhà Tết cũng đã mua cho mình một cây mai. Nhìn sắc mai vàng tươi thắm, trong lòng em như thêm rạo rực và em cũng rất yêu cây mai vàng này nhà em. (Hết)

tên ở treenn của bn là Diệu Quỳnh còn gì, nên ng khác hỉu nhầm là đúng r

8 tháng 10 2018

hoa gia

10 tháng 10 2018

Thế giới có ngày Phụ nữ Việt Nam, tại sao ở Việt Nam lại có thêm 1 ngày phụ nữ Việt Nam 20 - 10 nữa. Không phải chỉ là 1 cách trang trọng, bày vẽ. Phụ nữ Việt Nam không như 1 hình ảnh người phụ nữ nào khác trên Thế giới, không nhẹ nhàng như phụ nữ Nhật, ko hiện đại như phụ nữ phương Tây, ko chất phác như phụ nữ Nam Phi. Phụ nữ Việt Nam tự hào với 8 chữ vàng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Trải qua hàng trăm năm chiến đấu bảo vệ đất nước, dường như hoàn cảnh đó đã khiến phụ nữ Việt Nam phải hội tụ đầy đủ nhưng yếu tố để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình trong thời vận đó của đất nước. Có phải hoàn cảnh chiến đấu ấy mà phụ nữ Việt Nam ko còn thùy mị nữa, KHông hề - vói tà áo dài, chiếc nón lá, cởi bỏ súng mác, phụ nữ Việt Nam lại trở thành 1 người phụ nữ hiền lành thùy mị như chính bản chất vốn có ấy. Trong cái không khí rạo rực của ngày 20 -10, chúng ta hân hoan gửi ngàn lời chúc tốt đẹp nhất đến những người phụ nữ Việt Nam - mãi thùy mị và chất phác, anh dũng, kiên cường khi đến lúc cần phải mạnh mẽ.

;)