K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4
456
CTVHS
5 tháng 5

Bạn TK:

Tình mẫu tử thiêng liêng chẳng thể nào đong đếm. Khi còn thơ bé, chúng ta nhận được sự chăm sóc của người mẹ. Đến khi lớn lên, mẹ lại trở thành điểm tựa tinh thần vô cùng vững chắc cho mỗi người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, người mẹ cũng luôn dang rộng vòng tay ôm lấy những đứa con. Sự bao dung và tình yêu thương của mẹ bởi vậy mới vĩ đại đến nhường nào. Bởi vậy, chúng ta cần phải giữ gìn tình cảm tốt đẹp ấy. Mỗi người hãy tích cực nói yêu thương mẹ nhiều hơn, luôn ý thức sống tốt để mẹ cảm thấy tự hào. Bản thân em cũng ý thức được điều đó. Vì vậy, em luôn cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức hay thường xuyên giúp đỡ công việc nhà. Như vậy, mẹ có thể cảm thấy tự hào về em, bớt đi nỗi vất vả hằng ngày. Mỗi người hãy ý thức được giữ gìn và phát huy tình mẫu tử đáng trân quý này.

5 tháng 5

1. C

2. B

Câu 1 :c

Câu 2 : b

thật sự đây là toán lớp 2 ??

5 tháng 5

ảo à văn mà

 

4 tháng 5

MĐ: - Giới thiệu tên VB, tác giả + ấn tượng chung(nội dung chính)

       Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của NKĐ đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc về sự hi sinh của những người lính trong cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc.

TĐ:

-         Khổ thơ đầu đã khắc họa hình ảnh người lính lên đường chiến đấu vào những năm tháng chiến tranh khốc liệt: “Có một người lính/ Đi vào núi xanh/ Những năm máu lửa”. “Máu lửa” là cách nói hoán dụ gợi tả sự dữ dội, đau thương của chiến tranh. Các anh ra đi chiến đấu và đã không trở về: “Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa”.

-         Trong hình dung của nhà thơ, những người lính đó còn rất trẻ tuổi, chưa từng yêu, cà phê chưa uống, còn chơi những trò chơi của tuổi thơ hồn nhiên như thả diều... Họ sinh ra trong chiến tranh nên chưa được hưởng những niềm vui của tuổi trẻ thì đã dấn thân vào khói lửa theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

-         Chiến tranh thật đau thương, dữ dội, người lính đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của dân tộc: “Một lần bom nổ / Khói đen rừng chiều / Anh thành ngọn lửa / Bạn bè mang theo”.

-         Cuộc chiến kết thúc, các anh không trở về mà ở lại với “Trường Sơn núi cũ”. Những người lính với ba lô con cóc, tấm áo màu xanh, làn da sốt rét và cái cười hiền lành ấy ngồi lặng lẽ “dưới cội mai vàng”. Biện pháp liệt kê và cách nói giảm, nói tránh đã gợi lên trong lòng người đọc bao niềm thương cảm, xót xa. Thời gian trôi qua, những vết thương cũng đã lành nhưng sự hi sinh, mất mát đó vẫn “Dài bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian”.

-         Trong suy nghĩ của nhà thơ, người lính đã hi sinh nhưng họ lại trở nên bất tử. Tên tuổi của họ vẫn rực rỡ, chói lòa. Tác giả sử dụng phép so sánh và nói quá trong hai câu thơ “Mắt như suối biếc / Vai đầy núi non” đã khắc sâu trong tâm trí người đọc vẻ đẹp trong sáng và tinh thần quả cảm của người lính.

-         Khép lại bài thơ là những lời chan chứa ân tình: “Tuổi xuân đang độ/ Ngày xuân ngọt lành / Theo chân người lính/ Về từ núi xanh…”. Bằng cách nói ẩn dụ qua những hình ảnh “tuổi xuân”, “ngày xuân ngọt lành”, nhà thơ đã khẳng định ý nghĩa của sự hi sinh. Các anh đã góp phần làm nên mùa xuân tươi đẹp của đất nước.

-         Bài thơ được viết theo thể thơ bốn chữ, chủ yếu gieo vần chân và vần cách, giọng điệu trầm lắng, ngôn ngữ giàu tính biểu tượng.

KĐ: Tóm lại, qua bài “Đồng dao mùa xuân”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm muốn nhắc nhở chúng ta trong niềm vui của cuộc sống hòa bình cũng không bao giờ quên công ơn của những người đã sống và chiến đấu, đã hi sinh vì độc lập tự do.