K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 A. Một cặp từ. (Đó là các từ: lên-về, ngược – xuôi)

27 tháng 11 2022

B

4 tháng 1 2022

Phương thân mến,

Mình vừa mới được mẹ cho đi thăm chị mình đang học ở trên thành phố Hồ Chí Minh đấy. Thế nên, mình muốn viết bức thư này để kể lại cho bạn nghe về thành phố lớn nhất cả nước nhé!

Chúng mình đều là dân ở thôn quê nên lần đầu tiên lên thành phố không tránh khỏi bỡ ngỡ. Dọc các con đường mình đi qua, người và xe cộ đông đúc như đi dự hội. Những hàng cây cổ thụ hai bên đường cao vút tỏa bóng xuống lòng đường mát rượi. Đường phố thật là đẹp! Con đường nào cũng rộng thênh thang, lại được trải nhựa phẳng lì. Ngã tư trên đường đều có đèn tín hiệu để điều chỉnh tốc độ cho các phương tiện giao thông. Một điều mà mình thấy rõ nhất là việc thực hiện luật đi đường của người dân thành phố rất tốt. Họ tự giác chấp hành theo chỉ dẫn của tín hiệu đèn: đi, dừng, rẽ trái, rẽ phải. Họ đều thực hiện nghiêm túc lắm. Chứ không phải như ở quê mình tự tiện muốn đi thì đi, muốn dừng thì dừng, muốn rẽ đâu thì rẽ. Đông người và xe cộ như thế mà rất ít những vụ tai nạn. Còn nhà cửa ở đây thì đẹp lắm. Nhiều nhà cao tầng san sát nhau vươn cao lên tít trời xanh. Các tòa nhà đều có thang máy để di chuyển nhanh hơn. Cuộc sống thật là sôi động, nhộn nhịp.

Mình và bạn hẹn nhau cùng đến thăm thành phố này vào một dịp gần nhất nhé?

Bạn của cậu

Chi

4 tháng 1 2022

thank bạn

4 tháng 1 2022

Người ta có thể tác con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người. Câu nói ấy thật sâu sắc. Đối với tôi, làng Chợ Dầu là máu thịt, là linh hồn, không gì có thể cướp lấy hay xóa nó đi trong tâm hồn tôi.

Đã mấy chục năm rồi, có lẽ chừng ấy năm ròng cũng đủ để tôi thấu hiểu hầu hết những người dân trong làng. Họ và tôi, chúng tôi đều là người Việt Nam, chúng tôi đều mang trong mình dòng máu lạc hồng luôn đỏ mãi trong lòng mỗi người. Người trong làng tôi hầu hết đều là những người nông dân một nắng hai sương tần tảo sớm hôm vất vả ra đồng. Chúng tôi sống cho bản thân mình nhưng chưa giây phút nào chúng tôi quên được lòng yêu Tổ Quốc, yêu nơi mà tôi sinh ra và lớn lên. Thế mà không hiểu vì lí do gì mà mọi người lại tung tin đồn xấu cho làng tôi.

Hôm ấy trời nắng đẹp và trong, như mọi hôm tôi lại đến phòng thông tin để đọc báo. Tôi rất thích đến đây nghe người khác đọc báo. Tuy là nông dân nghèo, cuộc sống cực khổ, làm nhiều việc tôi vẫn có cái thú vui đọc tin tức thường xuyên để nắm bắt thông tin mọi nơi. Khi vừa bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi ra lối huyện cũ, tôi bắt gặp tốp người tản cư bàn tán rất náo nhiệt.

5 tháng 1 2022

Quê hương là gì hở mẹ
à cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

Chúng ta ai cũng có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng những tâm hồn thơ bé, nơi mà dù đi xa tới đâu ta đều hướng về. Riêng tôi đó là cái làng chợ Dầu đầy thương nhớ. Mọi người thắc mắc tôi là ai ư? Tôi chính là ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Ôi cái làng chợ Dầu của tôi! Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh làng tôi có cái phòng thông tin rộng nhất vùng, cái tròi phát thanh cao tít bằng ngọn tre, chiều chiều tiếng loa gọi vang vọng khắp cả một khoảng trời, không ai là không nghe thấy. Rồi nhà ngói san sát nhau, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng toàn lát đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng cuối xóm, bùn không dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất. Chẳng là tôi tự hào về cái làng của tôi lắm các bác ạ. Tôi vẫn có tính hay khoe làng như thế xưa nay. Thế mà chỉ vì cái bọn giặc đáng khinh kia mà làng chợ Dầu bị tàn phá, dân trong làng thì phải đi tản cư hết.

Bây giờ khoe làng, tôi khoe khác. Tôi khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng, mà tôi gia nhập phong trào từ thời kỳ còn bóng tối. Những buổi tập quân sự. Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai. Mỗi lần hô động tác, anh huấn luyện viên lại phải đệm tiếng ạ… thườn thượt đằng sau: “Nghiêm ạ!… Nghỉ ạ!… Vác súng lên vai ạ!…”. Nhất là những hố, những ụ, những giao thông hào của làng tôi thì làm công trình không để đâu hết. Ba chìm bảy nổi mười mấy năm trời mới lại được trở về quê hương bản quán.

Thực tình tôi không muốn tản cư lên trên này một chút nào. Nhưng bà Hai nhà tôi cứ khóc lóc, bà năn nỉ bắt tôi phải đi, bà bảo:

-Thế ông định bỏ mẹ con tôi chết đói à? Ông phải lên trông nom chúng nó cho tôi xoay xỏa chứ. Rồi bà khẩn khoản nói với mọi người, khẩn khoản với đồng chí thôn đội trưởng, mọi người đồng ý để tôi đi, tôi đành phải nghe theo.

Những ngày đầu ở trên này công việc không có, trong người tôi lúc nào cũng bực bội, không yên. Cũng đến khổ bà nhà tôi các bác ạ. Tôi quay sang cáu gắt mẹ con nhà bà ấy. Nhưng tôi nghĩ mình sinh sống ở cái làng này từ tấm bé đến giờ. Ông cha cụ kỵ mình xưa kia cũng sinh sống ở cái làng này đã từ bao nhiêu đời nay rồi. Bây giờ gặp phải cái lúc hữu sự như thế này mình lại đâm đầu bỏ đi còn ra thế nào nữa. Công việc là công việc chung chứ của riêng mình ai?

Mỗi lần tôi bước chân ra khỏi cái gian nhà tối thấp bề bộn những bồ, bị, nồi, niêu, và những dây quần áo ẩm sì ấy là tôi nhẹ nhõm, tươi tỉnh hẳn lên. Sao mà tôi sợ cái gian nhà ấy thế! Nhất là những buổi trưa im ắng, oi ả, có tiếng mụ chủ nhà nói nheo nhéo ở bên ngoài, thì tôi không sao chịu được. Tôi phải đi cho nó khuất. Tôi chưa thấy người đàn bà nào tham lam, tinh quái như mụ ta. Người thì gầy đét như thanh củi khô. Cái miệng mỏng lèo lèo, nói cứ liến đi, mà chúa thần là gian. Không vào nhà thì thôi, động vào nhà là nhòm.

Ngay từ dạo mới lên, tôi đã bực mình với mụ ấy lắm rồi. Nghe xóm giềng ở đây người ta nói, tôi biết mụ không phải là người đứng đắn.

Buổi trưa hôm ấy tôi ở nhà một mình. Con bé lớn gánh hàng ra quán cho mẹ chưa thấy về. Hai đứa bé thì tôi bắt chúng nó ra vườn trông mấy luống rau mới cấy lại chẳng gà vặt hết. Tôi hì hục vỡ một vạt đất rậm, ngoài bờ suối từ sáng đến giờ, tôi tính để trồng thêm vài trăm gốc sắn ăn vào những tháng đói sang năm. Đến khi mỏi nhừ tôi vào nhà nằm vật lên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Tôi lại nghĩ về cái làng của tôi, lại nghĩ đến những ngày cùng làm với anh em. A, sao mà độ ấy vui thế. Tôi thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng Tôi lại thấy náo nức hẳn lên. Tôi lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm. Chao ôi! Tôi lão nhớ làng, nhớ cái làng quá. Bên ngoài, ánh nắng rọi xuống mặt sân sáng lóa, có mấy tiếng gà trưa cất lên eo óc. Gian nhà càng như lịm đi, mờ mờ hơi đất. Giờ này là mụ chủ sắp đi làm đồng về đây. Tôi lại sắp phải nằm trong này mà nghe mụ chửi con mắng cái, kêu vại nước chóng cạn, cái bếp bừa bộn nheo nhéo lên đây. Tấm liếp che cửa bỗng kêu lạch xạch, gian nhà sáng bừng lên. Tôi giật mình, ngóc đầu nhìn ra. Đứa lớn gồng đôi thúng không bước vào. Tôi cất tiếng hỏi:

-Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày?

Không để đứa con kịp trả lời, tôi nhỏm dậy vơ lấy cái nón:

-Ở nhà trông em nhá! Đừng có đi đâu đấy. Tôi giơ tay chỉ lên nhà trên và bước ra ngoài.

Loading...

Bên ngoài trời xanh lồng lộng, có những tảng mây sáng chói, lừ đừ. Đường vắng hẳn người qua lại. Họ rạt cả vào các khoảnh bóng cây tránh nắng. Một vài tiếng động nhẹ khẽ gợn lên, oi ả. Tôi đi nghênh ngang giữa đường vắng, cái đầu cung cúc lao về phía trước. Hai tay vung vẩy, nhấp nhổm. Cũng như thường lệ, tôi ghé vào trạm thông tin nghe ngóng tình hình chiến sự. Biết bao là tin hay đều được cập nhật ở đây. Ruột gan tôi cứ như múa cả lên. Nhưng dường như hạnh phúc của con người thật là bé nhỏ. Ngờ đâu cái vui vẻ ấy chỉ là một ngày lặng gió trước khi giông bão nổi lên. Bước ra khỏi phòng thông tin, tôi rẽ vào dặn vợ vài việc rồi theo lối huyện cũ mà đi. Tôi tạt qua quán nước ngồi. Ở đây, những tốp người tản cư dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố. Nghe một người đàn bà nói bọn Tây nó vào làng chợ Dầu, nó khủng bố, tôi lo lắng, quay phắt lại lắp bắp hỏi:

– Nó… Nó vào làng Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?

– Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!

Giọng người đàn bà the thé, đầy mùi căm giận. Nó như gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt tôi. Tôi bàng hoàng. Cổ họng nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, tưởng như đến không thở được. Khóe mắt cứ giật giật, các dây thần kinh như tê liệt. Một lúc lâu sau, tôi mới rặn è è, nuốt cái gì vương vướng ở cổ, hỏi lại, giọng lạc hẳn đi:

– Liệu có thật không hở bác? Hay lại chỉ…

– Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy lên đây mà lại…

Tôi chưa dứt lời thì người ta đã nói. Dứt khoát. Chắc như đinh đóng cột. Tôi đờ người. Hai tai ù ù. Chẳng còn nghe thấy gì cả. Giọng người kia như lẫn vào trong gió. Tôi trả tiền nước, lảo đảo đứng dậy. Chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng:

4 tháng 1 2022

8.c

9.rách-lành

10.

a.cửa, thiếu nữ, 

b. mở, bướcvào

4 tháng 1 2022

nhớ k cho mình nha

4 tháng 1 2022

??????

4 tháng 1 2022

???????????????????????

4 tháng 1 2022

à mk ko bt

SĨ DIỆN=))))

4 tháng 1 2022

Gia đình của em có ba người: bố em, mẹ em và em. Bố em năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi. Bố em là chủ một xưởng gỗ có tiếng trong tỉnh. Mẹ em năm nay đã ở tuổi ba mươi chín. Mẹ em là một bà nội trợ vô cùng đảm đang. Ngày ngày mẹ ở nhà lo cơm nước, chăm sóc gia đình. Còn em là cô học sinh lớp Ba, là con một trong nhà nên luôn được bố mẹ cưng chiều. Bố mẹ rất quan tâm, lo lắng cho em. Em rất yêu quý gia đình em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố mẹ vui lòng.

Tham khảo

4 tháng 1 2022

Gia đình của em có ba người: bố em, mẹ em và em. Bố em năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi. Bố em là chủ một xưởng gỗ có tiếng trong tỉnh. Mẹ em năm nay đã ở tuổi ba mươi chín. Mẹ em là một bà nội trợ vô cùng đảm đang. Ngày ngày mẹ ở nhà lo cơm nước, chăm sóc gia đình. Còn em là cô học sinh lớp Ba, là con một trong nhà nên luôn được bố mẹ cưng chiều. Bố mẹ rất quan tâm, lo lắng cho em. Em rất yêu quý gia đình em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố mẹ vui lòng

A. Đọc câu chuyện sau:CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ                 Ở xã Cam Hòa, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa có một người đàn ông đã ròng rã suốt 16 năm bới đất , nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1km. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng.            Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là “...
Đọc tiếp

A. Đọc câu chuyện sau:

CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ

                 Ở xã Cam Hòa, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa có một người đàn ông đã ròng rã suốt 16 năm bới đất , nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1km. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng.

            Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là

“ điên”. Còn chú Trọng lại nghĩ rất đơn giản, đất vùng này đá rất nhiều, nếu không nhặt đi thì khó trồng trọt. Và chú ước ao mình sẽ biến miếng đất lóc chóc sỏi đá này thành một nương rẫy phì nhiêu như cánh đồng dưới chân núi kia. Chính vì vậy suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành. Từng tí một hết ngày này sang ngày khác, chỗ đất nào nhặt sách đá là chú trồng trọt hoa màu liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được.

              Với gia đình, tưởng chú chỉ nhặt đá một chút rồi lo phát rẫy trồng trọt, vợ chú Trọng nén chịu đựng đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi chồng nhưng thấy chồng say nhặt đá đắp thành quá, mùa vụ chẳng được gì, người vợ bực lắm. Có lúc không muốn làm  với ông “đắp đá vá trời” này nữa, song nghĩ lại , người vợ càng thương chồng hơn. Đứa con trai nhỏ của chú Trọng tên là Nguyễn Trọng Trí cũng ra giúp bố vác đá đắp thành.

              Sau 16 năm vác đá đắp thành, chú Trọng đã có được một trang trại rộng 3,8 hec – ta xanh rờn hoa màu, cây trái như xoài, mận, ngô, đậu, dưa… mùa nào thức ấy. Chú đã mua được máy nông cụ làm đất, hai con bò. Tất nhiên vẫn còn khó khăn nhưng việc làm của chú Trọng thực sự đã làm cho mọi người kính nể vì nghị lực và sự kiên trì phi thường của mình. Suốt 16 năm, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai: đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành dài 800 mét với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét.

             Bước vào trang trại của chú Trọng, ấn tượng nhất vẫn là bốn phía tường thành đá dựng. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu  biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt. Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người. Một nông dân hiền lành nhưng đầy ý chí hơn người.

                                                                                          (Theo Lê Đức Dương)

 

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1. Chú Nguyễn Văn Trọng đã ròng rã làm công việc gì suốt 16 năm để tạo nên một kì tích có một không hai ở Việt Nam?

A.  Bới đất, nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1km

B.  Vận động mọi người đóng góp tiền để xây dãy trường thành bằng đá dài gần 1km

C.  Đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi gia đình

D. Cùng mọi người xây dựng một trang trại rộng lớn

 

Câu 2. Tại sao chú Trọng làm công việc này ?

A. Vì được trả lương cao.

B. Vì được khen thưởng.

C. Vì mong có đất trồng trọt.

D. Vì chú muốn tạo nên kì tích có một không hai ở Việt Nam.

 

Câu 3. Tại sao tác giả có thể viết “ Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người” ?

A. Bởi vì nhờ sự vận động của chú Trọng, nơi đây đã trở thành mảnh đất dân cư đông đúc.

B. Bởi vì miền đất khô cằn này đã được chú Trọng khôi phục lại vị trí trong bản đồ.

C. Bởi vì mảnh đất này nay đã không còn bom đạn sót lại từ thời chiến tranh.

D. Bởi vì nhờ sự kiên trì nhặt đá của chú Trọng, mảnh đát sỏi đá này đã được sống lại, biến thành trang trại xanh rờn hoa màu.

 

Câu 4. Điều quan trọng nhất để giúp chú Trọng thành công là gì ?

A. Có sức khỏe.

B. Được cả gia đình hết lòng ủng hộ.

C. Có nghị lực và sự kiên trì phi thường để theo đuổi mục đích của mình.

D. Có thu nhập tốt.

 

Câu 5. Câu nào phù hợp nhất với nội dung câu chuyện ?

A.         Ai ơi đã quyết thì hành

      Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.

B.        Bàn tay ta làm nên tất cả

      Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

C.      Một nghề cho chín còn hơn chín

D.     Lá lành đúm lá rách

 

Câu 6 . Từ ngữ nào dưới đây trái nghĩa với từ hạnh phúc.

A.   Sung sướng              B. bất hạnh            C. hòa thuận               D. sung túc

 

Câu 7. Câu “Ăn xôi đậu để thi đậu.” từ đậu thuộc:

A. Từ nhiều nghĩa.        

B. Từ trái nghĩa.

C. Từ đồng nghĩa.

D. Từ đồng âm.

 

Câu 8. Dòng nào chứa tiếng “ mắt” mang nghĩa gốc?

A. quả na mở mắt                                       B. mắt em bé đen lay láy

C. mắt bão                                        D. dứa mới chín vài mắt

 

Câu 9. Từ nào dưới đây có tiếng bảo mang nghĩa “ giữ, chịu trách nhiệm”

A. bảo kiếm         

B.  bảo ngọc        

C. bảo toàn

D. gia bảo

 

Câu 10. Dòng nào dưới đây gồm 3 từ đồng nghĩa với từ vàng rực?

A. Vàng tươi, vàng mượt, vàng bạc

B. Vàng tươi, vàng óng, vàng mượt

C. Vàng mượt, vàng tươi, vàng ròng

D. vàng ròng, vàng bạc, vàng tươi

 

Câu 11. Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh và nhân hoá

B. Nhân hóa

   C. Lặp từ

                D. So sánh

 

Câu 12. Trong các câu kể sau, câu nào thuộc câu kể Ai làm gì?

A. Công chúa ốm nặng.

B. Hoàng hậu suy tư.

C. Nhà vua lo lắng.

D. Chú hề đến gặp bác thợ kim hoàn.

 

Câu 13. Câu ghép nào biểu thị quan hệ tương phản trong các câu sau đây?

A. Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm.

B. Tuy Hoàng không được khỏe nhưng Hoàng vẫn đi học.

C. Do được dạy dỗ nên em bé rất ngoan.

D. Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn..

 

Câu 14: Bộ phận chủ ngữ trong câu: Từ phía chân trời, trong làn sương mù,  mặt trời buổi sớm  đang từ từ mọc lên.” là:

A. mặt trời buổi sớm

B. trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm

C. Từ phía chân trời, trong làn sương mù

D. Từ phía chân trời, trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm

3
4 tháng 1 2022

1.a

2.c

3.d

4.d

5.b

6.b

7.d

8.b

9.c

10.b

11.a

12.d

13.b

14.d

4 tháng 1 2022

SAO BẠN LÀM ĐƯỢC CÂU BÀI KIỂU NÀY HAY VẬY

   Em yêu từng sợi nắng congBức tranh thủy mặc dòng sông con đò    Em yêu chao liệng cánh còCánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm     Em yêu khói bếp vương vươngXám màu mái lá mấy tầng mây cao….. …..Trăng lên lốm đốm hạt saoGió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên       Em đi cuối đất cùng miềnYêu quê, yêu đất gắn liền bước chân.”(“Yêu lắm quê hương”, Hoàng Thanh Tâm) Câu 1: Bài thơ...
Đọc tiếp

   Em yêu từng sợi nắng cong

Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò

    Em yêu chao liệng cánh cò

Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

     Em yêu khói bếp vương vương

Xám màu mái lá mấy tầng mây cao…..

 

…..Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

       Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê, yêu đất gắn liền bước chân.”

(“Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm)

 

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Những căn cứ nào giúp em xác nhận điều đó?

Câu 2: Bức tranh quê hương hiện ra qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy gợi tả khung cảnh làng quê ra sao?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trong khổ thơ trên.

Câu 4: Tìm và phân tích cấu tạo một cụm danh từ trong hai câu thơ sau:

Em yêu khói bếp vương vương

Xám màu mái lá mấy tầng mây cao”…..

Câu 5: Quê hương là nơi ta sinh ra, nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nơi lưu giữ những kí ức trong trẻo thời thơ ấu, là chốn đi về của mỗi con người. Em đã và sẽ làm gì để đóng góp sức mình làm đẹp giàu quê hương yêu dấu?

PHẦN II. Viết (4 điểm):

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) ghi lại cảm xúc của mình về đoạn thơ trên.

 

 

 

 

0

TL:

Hôm qua là một ngày may mắn vì em đã được gặp một cổ tiên mà chỉ có trong truyện cổ tích mới có.

Đó là một buổi tối mưa tầm tã. Bỗng một cụ già tay không đi dầm ngoài mưa có lẽ cụ đi ra ngoài nhưng vì quên mang ô. Thấy vậy em lập tức cầm một chiếc ô chạy ngay ra và đón cụ vào nhà nằm nghỉ. Em lấy chăn đắp lên người cụ, chắc vì mệt mỏi quá nên cụ ngủ đi rất nhanh nhưng em vẫn ngồi canh chừng cụ. Bỗng nhiên xuất hiện một Cô tiên tóc có mái tóc óng ả, bằng giọng nhẹ nhàng nói : " Cháu đã rất ngoan vì đã giúp đỡ bố mẹ nhiều công việc, học tập chăm chỉ và đặc biệt là giúp đỡ một cụ già bị ốm nặng. Ta sẽ cho con một viên ngọc ước. Con hãy ước đi ". Em đã rất bất ngờ nhưng em đã định nói là muốn một thứ đồ chơi rẻ tiền; nhưng rồi em lại suy nghĩ rằng nếu muốn như vậy thì thật phí. Em suy nghĩ một lúc thì nghĩ tới tiền. Em thấy thật tội nghiệp cho cụ nên em đã cầm viên ngọc lên và ước "cháu ước Cô tiên hãy làm cho nhà cháu một túi tiền và kim cương thật nhiều." bỗng đột nhiên Cô tiên xuất hiện rồi phất nhẹ que đũa lên tay em. Rồi sau đó em ngủ thiếp đi.

Sáng ra em tỉnh dậy thấy 1 túi tiền và 1 túi kim cương. Có lẽ Cô tiên đã bạn cho em một điều ước và đã giúp em làm thêm được một việc thiện.

HT

4 tháng 1 2022

   Cuối tuần trước , em được mẹ dẫn đi mua đồ dùng học tập mới. Nhìn món đồ nào em cũng thích mê. Trong những số đồ dùng mua được, em thích nhất chiếc cặp sách.

Chiếc cặp sách đó là mẫu khá phổ biến, em rất thích nó********************************************************************************************************************************************************************************************************************************