Inh gia tri cua bieu thuc sau
\(\frac{^{\sqrt{3^2}}-\sqrt{39^2}}{\sqrt{7^2}-\sqrt{91^2}}\)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Dịch thơ
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi tóc đà khác bao
Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nói về tình cảnh của tác giả lúc đó. Khi tác giả li khai quê hương để tạo lập con đường công danh là khi người vẫn còn là một thanh niên có mang đầy những hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ, mang những cố gắng cho con đường sự nghiệp, người thanh niên ấy đã quyết tâm đi tới những miền đất mới để có thể cố gắng cống hiến sức lực cho triều đình và cho tổ quốc. Những công việc cùng những lý tưởng ấy đã cuốn người thanh niên học tập và làm việc tại nơi xứ người, đi xa khỏi quê hương đến cả nửa đời người.
Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi và không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)
Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.
Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn.
Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bộc phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
dịch thơ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương không chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàm đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên cớ”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đời Hạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
“Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”
(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
(Khuất Nguyên) Đó là dù đi những đâu không gì vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hương về quê hương. Cả 1 đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sông nơi đô thành làm cho tóc mai rụng, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều không thay đổi ấy là "giọng quê” (hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con người của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.
Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngụi ấy xuất phát từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳng còn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười nói và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà là việc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. Một vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà không được coi là người con của quê hương quả là 1 tình huống bi hài, cười ra nước mắt.
Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tac giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách
Ai ai trong cuộc đời học sinh cũng có một người thầy hay một người cô giáo mà mình yêu mến, kính trọng. Em cũng vậy. Trong năm năm học tiểu học, có nhiều cô dạy em và cô nào em cùng yêu mến, kính trọng nhưng người khiến em yêu mến nhất chính là cô Mai.
Cô Mai là giáo viên chủ nhiệm của em khi học lớp năm dưới mái trường tiểu học. Lương Thị Tuyết Mai là tên cô. Ôi! Cái tên mới đẹp làm sao! Cô có vóc dáng hơi mập nhưng khá cao. Em được biết cô năm nay bốn mươi tuổi nhưng em thấy cô như trẻ hơn cái tuổi của mình. Khuôn mặt cô hình trái xoan rất đẹp. Mái tóc cô dài, óng ả, có màu đen nhánh thường được cô buộc lên cao cho gọn. Trông cô thật trẻ trung khi buộc cao tóc lên bởi vì mái tóc đó rất hợp với khuôn mặt hình trái xoan của cô. Cô có một đôi mắt rất đẹp, nổi bật trên khuôn mặt. Dưới đôi mắt tinh anh kia là một cái mũi dọc dừa, thanh tú làm sao! Cô rất hay cười và mỗi lần cười cô lại để lộ hàm răng trắng tinh, đều tăm tẳp đằng sau đôi môi đỏ tươi. Nước da cô trắng ngần, tuyệt đẹp. Mỗi khi cô bước đi trên bục giảng là tà áo dài tím lại phấp phới bay. Trong lớp em, ai cũng bảo là cô đẹp nhất trường. Đứa nào cũng ước được đẹp giống cô một chút thôi cũng được.
Cô Mai là một giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề; đi dạy đã gần hai mươi năm. Cô Mai rất thương yêu học sinh và lúc nào cũng muốn giúp đỡ học trò học giỏi, đạt kết quả tốt. Trong lớp em năm đó có khoảng chừng bảy bạn học không tốt. Cô liền dạy phụ đạo thêm cho các bạn đến khi nào các bạn tiến bộ hẳn và cô không nhận một đồng nào từ phụ huynh. Cô còn cố gắng đến trường sớm để cùng truy bài với chúng em. Không những vậy, cô còn quan tâm giúp đỡ các bạn nghèo, khó khăn. Bằng chứng là cô Mai đã đến tận nhà các bạn nghèo để tặng quà, làm ba mẹ các bạn rất cảm động. Có lần bạn Tú Anh bị bệnh nặng phải nghỉ học cả tuần, cô liền đến thăm và nhờ chúng em chép bài hộ bạn. Các phụ huynh và chúng em rất cảm động trước tấm lòng yêu thương rộng lớn của cô đối với học sinh. Mẹ em bảo rằng: “Cô Mai đúng là một giáo viên giỏi, tận tâm với học sinh. Mẹ rất mừng vì con được cô dạy học.”. Em thầm nghĩ rằng mẹ nói thật đúng vì cô Mai là giáo viên giỏi, tận tâm khi mà chúng em không hiểu chỗ nào là cô sãn sàng giảng lại kĩ hơn cho chúng em hiểu. Em thấy mình may mắn khi được vào học lớp cô.
Đối với đồng nghiệp, cô Mai luôn vui vẽ, cởi mở và cô luôn dìu dắt các đồng nghiệp trẻ. kính trọng các thầy cô lớn tuổi hơn mình. Em được biết rằng, gia đình cô chẳng khá giả gì. Chồng cô là thương binh luôn yếu ớt và bệnh tật. Cô còn có hai con nhỏ nên gia đình luôn gặp khó khăn nhưng cô lại bỏ tiền túi ra để mua quà thưởng cho các bạn học giỏi, chăm ngoan. Em thấy cô thật đáng khâm phục. Hôm có kết quả thi cuối kì hai, cô đã thưởng cho các bạn cao điểm nhất một cây bút máy màu xanh rất đẹp mà đến giờ em vẫn còn giữ.
Bây giờ em đã trở thành một học sinh lớp bảy, nhưng em vẫn nhớ đến người giáo viên dạy mình năm lớp Năm. Em thật sự yêu mến, kính trọng và rất khâm phục cô Mai. Đến giờ em vẫn chưa thể về trường cũ thăm cô được. Em cảm thấy mình thật có lỗi khi ngày 20/11 không về thăm cô. Cô Mai là người em yêu mến, kính trọng vì cô là giáo viên hết sức thương yêu học sinh. Em luôn mong cô được khoẻ mạnh, hạnh phúc, được học sinh yêu mến. Cô Mai ơi, một ngày nào đó em sẽ về thăm cô!
“Không gia đình, không người thân, không nơi nương tựa, không họ hàng, tự bươn trải cho cuộc sống”, đã ai nghĩ về điều đó chưa? Ắt hẳn là bạn sẽ chẳng dám nghĩ thế và tôi cũng vậy. Nhưng lại có một cậu bé có cuộc sống như vậy đấy. Đó là Rêmi –nhân vật chính trong tiểu thuyết “Không gia đình” của Hector Malot.
“Không gia đình” kể về cuộc đời của bé Rêmi, cậu bé được má Bácbơranh tốt bụng nuôi lớn, rồi bị ông Bácbơranh bán cho cụ Vitali. Cậu bé đã bao lần đưa đám nhưng người bạn nghề và cả cụ Vitali. Đối với chúng ta sẽ không đủ can đảm để chứng kiến cái chết thương tâm của những người đã quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ mình đâu nhỉ? Ấy vậy mà Rêmi vẫn sống tự lập, cậu tự lao động đẻ kiếm sống cùng chú chó Capi và cậu bạn Mátchia trong đoàn hát rong của mình, Cho dù nhiều lúc gặp cảnh khó khăn quá cậu không bao giờ ngửa tay xin người, cậu luôn giữ cho mình được những phẩm chất đạo đức tốt của con người mà cụ Vitali đã dạy.
Mặc cho cậu có nghèo khổ đến đâu, vẫn có nhiều người tốt bụng đã cưu mang cậu họ cho cậu chỗ ăn, chỗ ở và cả người bạn tốt cùng chia ngọt sẻ bùi với cậu. Hơn thế nữa, cậu còn có Mátchia – cậu bạn luôn luôn sát cánh bên bạn cho dù có khó khăn đến đâu, Mátchia luôn đặt trọn niềm tin của mình vào Rêmi. “Không bao giờ tôi rời bỏ Rêmi” Mátchia đã nói như vậy với ông Étxpinátxu khi ông ấy cho cậu bé con đường tiến thân tốt hơn là đi cùng Rêmi. Đó là tình bạn thật sự, thứ tình bạn này có lẽ thật khó tìm ra trong thế giới ngày nay. Tuy nghèo vậy nhưng Rêmi cũng có ước mơ, không phải là bánh kẹo hay chăn ấm nệm êm, mà là một con bò sữa (con bò sữa của hoàng tử) dành tặng má Bácbơranh kính yêu bằng thành quả lao động bao lâu nay của cả đoàn.
Sau khi rời khỏi Anh, rời khỏi gia đình giả mạo của mình, cậu lại nuôi hy vọng vào bà Miligơn sẽ cứu cậu lần nữa như khi bà cứu cậu sắp chết đói. Và rồi cuối cùng cậu đã tìm lại được gia đình thật sự của mình sau bao giông bão cuộc sống, bao lần suýt chết hay bị tù oan. Đó là cái kết như trong truyện cổ tích “ở hiền gặp lành” mà Rêmi được hưởng lấy Đó cũng là kết quả của sự hào phóng, tốt bụng, trong sạch của cậu.
Thật sự mỗi lần đọc lại “Không gia đình” tôi luôn có thêm tự tin để quyết định đúng hướng và phong cách sống cho bản thân mình để luôn đi theo hướng tích cực.
Hãy thử trải nghiệm “Không gia đình”! Tôi hi vọng rằng các bạn cũng sẽ có cảm nhận giống tôi sau khi đọc xong cuốn tiểu thuyết này.
“Không gia đình, không người thân, không nơi nương tựa, không họ hàng, tự bươn trải cho cuộc sống”, đã ai nghĩ về điều đó chưa? Ắt hẳn là bạn sẽ chẳng dám nghĩ thế và tôi cũng vậy. Nhưng lại có một cậu bé có cuộc sống như vậy đấy. Đó là Rêmi –nhân vật chính trong tiểu thuyết “Không gia đình” của Hector Malot.
“Không gia đình” kể về cuộc đời của bé Rêmi, cậu bé được má Bácbơranh tốt bụng nuôi lớn, rồi bị ông Bácbơranh bán cho cụ Vitali. Cậu bé đã bao lần đưa đám nhưng người bạn nghề và cả cụ Vitali. Đối với chúng ta sẽ không đủ can đảm để chứng kiến cái chết thương tâm của những người đã quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ mình đâu nhỉ? Ấy vậy mà Rêmi vẫn sống tự lập, cậu tự lao động đẻ kiếm sống cùng chú chó Capi và cậu bạn Mátchia trong đoàn hát rong của mình, Cho dù nhiều lúc gặp cảnh khó khăn quá cậu không bao giờ ngửa tay xin người, cậu luôn giữ cho mình được những phẩm chất đạo đức tốt của con người mà cụ Vitali đã dạy.
Mặc cho cậu có nghèo khổ đến đâu, vẫn có nhiều người tốt bụng đã cưu mang cậu họ cho cậu chỗ ăn, chỗ ở và cả người bạn tốt cùng chia ngọt sẻ bùi với cậu. Hơn thế nữa, cậu còn có Mátchia – cậu bạn luôn luôn sát cánh bên bạn cho dù có khó khăn đến đâu, Mátchia luôn đặt trọn niềm tin của mình vào Rêmi. “Không bao giờ tôi rời bỏ Rêmi” Mátchia đã nói như vậy với ông Étxpinátxu khi ông ấy cho cậu bé con đường tiến thân tốt hơn là đi cùng Rêmi. Đó là tình bạn thật sự, thứ tình bạn này có lẽ thật khó tìm ra trong thế giới ngày nay. Tuy nghèo vậy nhưng Rêmi cũng có ước mơ, không phải là bánh kẹo hay chăn ấm nệm êm, mà là một con bò sữa (con bò sữa của hoàng tử) dành tặng má Bácbơranh kính yêu bằng thành quả lao động bao lâu nay của cả đoàn.
Sau khi rời khỏi Anh, rời khỏi gia đình giả mạo của mình, cậu lại nuôi hy vọng vào bà Miligơn sẽ cứu cậu lần nữa như khi bà cứu cậu sắp chết đói. Và rồi cuối cùng cậu đã tìm lại được gia đình thật sự của mình sau bao giông bão cuộc sống, bao lần suýt chết hay bị tù oan. Đó là cái kết như trong truyện cổ tích “ở hiền gặp lành” mà Rêmi được hưởng lấy Đó cũng là kết quả của sự hào phóng, tốt bụng, trong sạch của cậu.
Thật sự mỗi lần đọc lại “Không gia đình” tôi luôn có thêm tự tin để quyết định đúng hướng và phong cách sống cho bản thân mình để luôn đi theo hướng tích cực.
Bài làm
1. Trồng cây con có bầu
Quy trình trồng cây con có bầu
Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất
Rạch bỏ vỏ bầu
Đặt bầu vào lỗ trong hố
Lấp và nén đất lần 1
Lấp và nén đất lần 2
Vun gốc
Trồng rừng bằng cây con có bầu lại được áp dụng phổ biến ở nước ta
Vì cách trồng này, bộ rễ của cây con không bị tổn thương, bầu đất có đủ phân bón và đất tơi xốp, cây có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt.
2. Cây non dễ trần
Tạo lỗ trong hố đất
Đặt cây vào lỗ trong hố
Lấp đất kín gốc cây
Nén đất
Vun gốc
Trước khi đem trồng nên hồ phân bộ rễ. Khi nén đất chú ý không làm đứt rễ, khi vun đất giữ cho cây sao cho cây đứng, rễ không bị cong ngược lên.
Trồng cây con rễ trần được áp dụng đối với loại cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe, nơi đất tốt và ẩm
# Chúc bạn học tốt #
1. Trồng cây con có bầu
Quy trình trồng cây con có bầu
Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất
Rạch bỏ vỏ bầu
Đặt bầu vào lỗ trong hố
Lấp và nén đất lần 1
Lấp và nén đất lần 2
Vun gốc
Ở đất khô cằn cây hoang dại phải trồng cây con có bầu vì cách trồng này, bộ rễ của cây con không bị tổn thương, bầu đất có đủ phân bón và đất tơi xốp, cây có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt.
\(\frac{\sqrt{3^2}-\sqrt{39^2}}{\sqrt{7^2}-\sqrt{91^2}}=\frac{3-39}{7-91}=\frac{-36}{-84}\)
\(=\frac{3}{7}\)
tui bt lau r
hoi cho vui thui