K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL
14 tháng 12 2019

Ý nghĩa

- Chính sách Kinh tế mới đưa nước Nga Xô viết vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị…

- Chính sách kinh tế mới khẳng định trong khôi phục kinh tế cần bắt đầu từ nông nghiệp đó là khâu căn bản; Chính sách kinh tế mới đã để lại những bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước sau này.

Bài học để lại cho Việt Nam

- Chính sách kinh tế mới đã chỉ ra và xác định rõ nội dung kinh tế của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước. Cần xác định nông nghiệp là một mặt trận quan trọng…

TL
14 tháng 12 2019

Ý nghĩa

- Chính sách Kinh tế mới đưa nước Nga Xô viết vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị…

- Chính sách kinh tế mới khẳng định trong khôi phục kinh tế cần bắt đầu từ nông nghiệp đó là khâu căn bản; Chính sách kinh tế mới đã để lại những bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước sau này.

Bài học để lại cho Việt Nam

- Chính sách kinh tế mới đã chỉ ra và xác định rõ nội dung kinh tế của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước. Cần xác định nông nghiệp là một mặt trận quan trọng…

4 tháng 12 2017

Diễn biến chính của giai đoạn đầu chiến tranh thế giới thứ hai:
Trong giai đoạn này, bằng chiến thuật chớp nhoáng, phát xít Đức đánh chiếm hầu hết các nước châu Âu (trừ Anh và một vài nước trung lập). Ngày 22 - 6 - 1941, phát xít Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
Thái Bình Dương, trong lúc Đức đang thắng thế ở châu Âu, ngày 7-12-1941. Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng (đảo Ha-oai). Quân đội Nhật chiếm toàn bộ vùng Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương, Ở Bắc Phi, tháng 9 - 1940, quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới. Chiến sự diễn ra trên khắp các mặt trận : mặt trận Tây Âu, mặt trận Xô - Đức. mặt trận châu Á - Thái Bình Dương và mặt trận Bắc Phi.
Tháng 1 - 1942, Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm
đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

10 tháng 11 2018

Chiến sự chiến tranh thế giới thứ nhất chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (1914-1916) và giai đoạn 2 (1917-1918).

* Giai đoạn thứ nhất: 1914 - 1916

- Ban đầu, Đức tập trung phần lớn lực lượng ở Mặt trận phía Tây, nhằm đánh bại quân Pháp một cách chớp nhoáng. Pa-ri bị uy hiếp.

- Trong khi quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt thì ở Mặt trận phía Đông, quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều bớt quân từ Mặt trận phía Tây về để chống lại quân Nga, Pa-ri được cứu nguy.

- Năm 1915, Đức dồn binh lực sang Mặt trận phía Đông cùng quân Áo - Hung tấn công Nga quyết liệt, định đè bẹp quân Nga nhưng Đức không đạt được mục đích.

- Năm 1916, không tiêu diệt được quân Nga, Đức lại chuyển hướng tấn công sang Pháp, mở chiến dịch tấn công Véc-đoong, hòng tiêu diệt quân chủ lực của Pháp nhưng thất bại.

- Từ năm 1916, chiến tranh chuyển sang giai đoạn cầm cự ở cả hai phe.



4 tháng 12 2017
1-9-1939 Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh bùng nổ
9-1940 I-ta-li-a-tấn công Ai Cập
26-6-1941 Đức tấn công Liên Xô
7-12-1941 Nhật tấn công Mĩ ở Ha-oai
1-1942 Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập
2-2-1943 Chiến thắng Xta-lin-grat
6-6-1944 Anh - Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp
9-5-1945 Phát xít Đức đầu hàng
15-8-1945 Nhật đầu hàng, chiến tranh kết thúc

16 tháng 12 2019

undefined

22 tháng 12 2017

Giai đoạn 2. Quân Đồng Minh phản công , chiến tranh kết thúc từ đầu năm 1943 và 8-1945
a. Mặt trận Xô và Đức :
- Ngày 2-2-1943: Chiến thắng Xta- lin- grat ,Hồng Quân Liên Xô và liên quân Anh – Mỹ liên tiếp phản công .
-Cuối 1944 toàn bộ Liên Xô được giải phóng và giúp nhân dân Đông Âu truy quét quân Đức .
-5-1943 Đức –Ý hạ vũ khí ở Bắc Phi
-6-6-1944 Mỹ- Anh đổ bộ lên Bắc Pháp .
-9-5-1945 Đức hàng không điều kiện , chiên tranh kết thúc ở Châu Âu .
b. Châu Á – Thái bình Dương :
-Hồng Quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc .
-6 và 9-8-1945 Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hi rô si ma và Na ga da ki
-15-8-1945 : Nhật hàng không điều kiện , Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc

4 tháng 12 2017

Từ sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực này, trừ Xiêm (Thái Lan) đều trở thành thuộc địa. Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở khu vực này.
- Hiểu được trong khi giai cấp phong kiến trở thành tay sai cho chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp tư sản dân tộc, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Thấy rõ những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Ở các nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội In-đô-nê-xi-a có nhiều biến đổi, việc đầu tư của tư bản nước ngoài ngày càng mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa xã hội sâu sắc, giai đoạn công nhân và tư sản ra đời, ngày càng trưởng thành về ý thức dân tộc. Vì vậy, phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
-nhận xét về phong trào đấu tranh 3 nước Đông dương:
+ Phong trào đấu tranh ở Cam-pu-chia, Lào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
+ Mục tiêu chống Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc song còn ở giai đoạn tự phát.
+ Phong trào do sĩ phu hoặc nông dân lãnh đạo.
+ Kết quả phong trào thất bại do: tự phát, thiếu tổ chức vững vàng, thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn.
+ Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
TÓM LẠI :Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại,vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giửa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.

4 tháng 12 2017

Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: Phong trào lên cao, lan rộng khắp các nước, giai cấp vô sản bắt đầu tham gia lãnh đạo cách mạng, trong khi đó phong trào dân chủ tư sản cũng tiếp tục phát triển, tuy vậy các phong trào cuối cùng đều thất bại. Từ năm 1940, phong trào chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.