K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2023

Khi người ta bật loa phát nhạc (với âm lượng vừa) thì ta sẽ quan sát thấy ngọn lửa của cây nến sẽ dao động. Vì khi loa phát ra âm thanh thì màng loa dao động, dao động của màng loa làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động: nén, dãn. Dao động của lớp không khí này làm cho lớp không khí kế tiếp dao động: dãn, nén. Cứ thế, trong không khí xuất hiện các lớp không khí quanh ngọn nến liên tục nén, dãn xen kẽ nhau khiến chúng ta nhìn thấy ngọn nến như dao động cùng tiếng nhạc.

25 tháng 2 2023

Khi loa phát nhạc màng loa dao động lớp không khí tiếp xúc với màng loa dao động theo . Lớp không khí này dao động lại truyền dao động  cho lớp không khí kế tiếp khi lớp không khí xung quanh ngọn lửa được truyền dao động đến thì nó sẽ làm ngọn lửa dao động theo 

25 tháng 2 2023

Sự lan truyền sóng âm phát ra từ một cái trống trong không khí: Khi sóng âm phát ra từ một cái trống, mặt trống dao động. Dao động phồng lên xẹp xuống của mặt trống làm lớp không khí tiếp xúc với nó dao động nén, dãn tương ứng. Dao động của lớp không khí này làm cho lớp không khí kế tiếp dao động dãn, nén. Kết quả là, trong không khí xuất hiện các lớp không khí liên tục nén, dãn xen kẽ nhau làm lan truyền sóng âm trong không khí.

25 tháng 2 2023

a) Thực hiện thí nghiệm 3, ta thấy sóng âm có truyền được trong nước

b) Khi đồng hồ reo, sóng âm truyền đến tai học sinh qua môi trường: chất lỏng (nước), chất rắn (cốc thủy tinh).

25 tháng 2 2023

a ) Có 

b) âm truyền đến tai qua môi trường khí , lỏng , rắn

25 tháng 2 2023

a) Bạn B có nghe rõ tiếng nói của bạn A không?

=> bạn B có nghe được tiếng nói của bạn A

b) Trong trò chơi này, tiếng nói của bạn A được truyền qua những môi trường nào?

=> âm truyền từ bạn A đến bạn B qua môi trường chất rắn và chất khí 

- Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa hoặc tiếng chân đoàn người di chuyển, người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Giải thích.

=> Vì môi trường đất truyền âm nhanh hơn so với môi trường khí nên phát hiện tiếng vó ngựa hoặc tiếng chân đoàn người di chuyển nhanh hơn 

25 tháng 2 2023

Một thí nghiệm khác chứng tỏ sóng âm truyền được trong chất rắn:

- Có 3 bạn A, B, C với A, C đứng bên ngoài bức tường, B đứng phía trong bức tường và áp sát tai vào tường.

- Bạn A gõ nhẹ vào bên ngoài bức tường sao cho bạn C đứng cạnh bạn A không nghe thấy, bạn B đứng áp tai vào bên trong bức tường thì bạn B nghe thấy tiếng gõ.

Chứng tỏ âm truyền được trong chất rắn rất tốt.

25 tháng 2 2023

Thí nghiệm 2 cho thấy sóng âm truyền được qua môi trường chất rắn.

25 tháng 2 2023

                     THAM KHẢO

Thí nghiệm 2 cho thấy sóng âm truyền được qua CHẤT RẮN

25 tháng 2 2023

a) Học sinh A áp sát tai vào cạnh bàn có nghe rõ được tiếng gõ.

b) Học sinh A áp tai vào quyển sách có nghe rõ được tiếng gõ.

25 tháng 2 2023

a) sợi dây thun dao động và phát ra âm 

b) luồng không khí dao động và phát ra âm

25 tháng 2 2023

1. Bộ phận dao động phát ra âm thanh trong mỗi trường hợp:

a) Trường hợp a: dây chun.

b) Trường hợp b: còi.

2. Bộ phận dao động phát ra âm thanh trong tình huống mở đầu: miệng chai

25 tháng 2 2023

a) Khi chạm nhẹ ngón tay lên nhánh âm thoa sau khi gõ, ta cảm nhận được chuyển động rung lắc của âm thoa.

b) Khi ngón tay chạm nhẹ lên mặt trống sau khi gõ, ta cảm nhận được chuyển động rung của mặt trống.

c) Dây đàn sau khi gảy chuyển động lên xuống rất nhanh. Cảm giác khi tay chạm lên dây đàn sau khi gảy thấy tay hơi tê và dây đàn đang rung động.

d) Khi âm thoa, mặt trống, dây đàn phát ra âm thanh thì chúng có đặc điểm giống nhau là tất cả các vật dụng này đều rung động qua lại quanh một vị trí cân bằng.

25 tháng 9 2023

THAM KHẢO

Khi ta thổi vào miệng chai, cột không khí bên trong chai dao động, sự dao động đó lan truyền qua không khí và đến tai chúng ta, khi đến tai, âm thanh làm màng nhĩ dao động. Do đó, ta có thể nghe thấy âm thanh.