K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 6 2018

- Vì đó là môi trường thuận lợi giàu chất hữu cơ, nhiệt độ bằng nhiệt độ phòng, ẩm nên mốc có thể phát triển được.

- Nấm mốc cần môi trường ẩm, có sẵn chất hữu cơ thì có thể phát triển. Để quần áo nơi ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho mốc phát triển, khi phơi nắng độ ẩm mất đi làm cho mốc không phát triển được, đồng thời tia UV sẽ tiêu diệt bào tử nấm mốc→ như vậy lâu không phơi đồ thì đồ sẽ bị mốc.

- Nấm không có diệp lục nên không cần ánh sáng chúng vẫn có thể phát triển được.

18 tháng 6 2018

Đề bài

Trao đổi thảo luận nhóm:

- Tại sao khi muốn gây mốc trắng người ta chỉ cần để cơm hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và vẩy thêm ít nước?

- Tại sao quần áo hay đồ đạc lâu ngày không phơi nắng hoặc để nơi ẩm thường bị mốc?

- Tại sao ở trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được?

Lời giải chi tiết

- Vì đó là môi trường thuận lợi giàu chất hữu cơ, nhiệt độ bằng nhiệt độ phòng, ẩm nên mốc có thể phát triển được.

- Nấm mốc cần môi trường ẩm, có sẵn chất hữu cơ thì có thể phát triển. Để quần áo nơi ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho mốc phát triển, khi phơi nắng độ ẩm mất đi làm cho mốc không phát triển được, đồng thời tia UV sẽ tiêu diệt bào tử nấm mốc→ như vậy lâu không phơi đồ thì đồ sẽ bị mốc.

- Nấm không có diệp lục nên không cần ánh sáng chúng vẫn có thể phát triển được.

18 tháng 6 2018

Phần lớn nấm là sinh vật dị dưỡng (lấy chất dinh dưỡng từ sinh vật khác) bằng cách kí sinh, cộng sinh hoặc hoại sinh

Ngoài ra, còn một số nấm cộng sinh (nấm cộng sinh với một số loài tảo thành địa y).

Vì nấm không có diệp lục nên không thể tự tổng hợp được chất hữu cơ => nấm bắt buộc phải lấy chất dinh dưỡng từ sinh vật khác


18 tháng 6 2018

Đề bài

Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào ? Tại sao ?

Lời giải chi tiết

Phần lớn nấm là sinh vật dị dưỡng (lấy chất dinh dưỡng từ sinh vật khác) bằng cách kí sinh, cộng sinh hoặc hoại sinh

Ngoài ra, còn một số nấm cộng sinh (nấm cộng sinh với một số loài tảo thành địa y).

Vì nấm không có diệp lục nên không thể tự tổng hợp được chất hữu cơ => nấm bắt buộc phải lấy chất dinh dưỡng từ sinh vật khác

18 tháng 6 2018

Trả lời:

+ Cấu tạo mốc trắng: dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục.

+ Cấu tạo nấm rơm gồm hai phần sợi nấm và mũ nấm

- Sợi nấm màu trắng bám vào giá thể là cơ quan sinh dưỡng. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi các vách ngăn, mỗi tế bào có 2 nhân; không có chất diệp lục.

- Mũ nấm là cơ quan sinh sản.

+ Sinh sản: mốc trắng và nấm rơm sinh sản bằng bào tử.

- Mốc trắng: cuống của túi bào tử gắn với sợi nấm. Túi bào tử hình cầu, chứa các bào tử.

- Nấm rơm: mũ nấm là cơ quan sinh sản, nằm trên cuống nấm; dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử.

18 tháng 6 2018

+ Cấu tạo mốc trắng: dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục.

+ Cấu tạo nấm rơm gồm hai phần sợi nấm và mũ nấm

- Sợi nấm màu trắng bám vào giá thể là cơ quan sinh dưỡng. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi các vách ngăn, mỗi tế bào có 2 nhân; không có chất diệp lục.

- Mũ nấm là cơ quan sinh sản.

+ Sinh sản: mốc trắng và nấm rơm sinh sản bằng bào tử.

- Mốc trắng: cuống của túi bào tử gắn với sợi nấm. Túi bào tử hình cầu, chứa các bào tử.

- Nấm rơm: mũ nấm là cơ quan sinh sản, nằm trên cuống nấm; dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử


18 tháng 6 2018

- Quan sát trên hình phân biệt mũ nấm, chân nấm, cuống nấm.

- Nhìn mặt dưới mũ nấm có các phiến mỏng.

- Nếu quan sát dưới kính hiển vi sẽ nhìn thấy rất nhiều bào tử nấm.


18 tháng 6 2018

Đề bài

Quan sát cấu tạo của “cây” nấm

- Nhìn hình vẽ với các chi chú trên hình phân biệt các phần của nấm (mũ nấm, chân nấm, cuống nấm)

- Nhìn mặt dưới mũ nấm thấy gì?

- Nếu có mẫu thật hãy lấy một phiến mỏng dưới mũ nấm, đặt lên kính dùng đầu kim mũi mác dầm nhẹ, đem soi dưới kính hiển vi sẽ thấy gì?

Lời giải chi tiết

- Quan sát trên hình phân biệt mũ nấm, chân nấm, cuống nấm.

- Nhìn mặt dưới mũ nấm có các phiến mỏng.

- Nếu quan sát dưới kính hiển vi sẽ nhìn thấy rất nhiều bào tử nấm.

18 tháng 6 2018

Nhận xét về hình dạng cấu tạo của mốc trắng:

- Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều.

- Bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào.

- Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác.


18 tháng 6 2018

Đề bài

Quan sát trên mẫu thật ở kính hiển vi (độ phóng đại nhỏ) hoặc trên hình vẽ. Ghi lại nhận xét về hình dạng cấu tạo của mốc trắng ( để ý giữa các tế bào sợi mốc có thấy vách ngăn không)

Lời giải chi tiết

Nhận xét về hình dạng cấu tạo của mốc trắng:

- Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều.

- Bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào.

- Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác.

17 tháng 6 2018

- Không xả rác, xả nước thải ra sông và biển khi chưa được xử lý.
- Nghiêm ngặt trong giao thông thủy, tránh tai nạn và tràn dầu.
- Tăng cường bảo vệ các mỏ dầu khí trên biển
- Khai thác thủy hải sản hợp lý
- Khai thác du lịch biển đảo hợp lý
- Có những chính sách, điều lệ bảo vệ biển đảo
- Vân động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường biển

17 tháng 6 2018

-Không xả rác, xả nước thải ra biển khi chưa được xử lí

- Nghiêm ngặt trong giao thông thủy, tránh tai nạn và tràn dầu.
- Tăng cường bảo vệ các mỏ dầu khí trên biển
- Khai thác thủy hải sản hợp lý
- Khai thác du lịch biển đảo hợp lý
- Có những chính sách, điều lệ bảo vệ biển đảo
- Vân động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường biển

tick mk nha

17 tháng 6 2018

Vì không có môi trường hoặc môi trường bị huỷ hoại thì chúng ta cũng không tồn tại hoặc bị huỷ hoại theo. Ta là một phần của môi trường mà. Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta, từ tự nhiên như cây cối, đất đai,... đến những thứ nhân tạo như nhà cửa, máy móc. Không có môi trường hoặc môi trường bị huỷ hoại => con người chúng ta không có lương thực để ăn và tồn tại, cây cối, động vật sẽ chết hết, không khí sẽ ngày càng tràn đầy khí độc, rùi ta sẽ hết không khí để thở luôn, nước uống cũng là 1 phần của môi trường nên nó sẽ bị huỷ hoại theo môi trường và ta cũng sẽ hết nước sạch để uống luôn. Bạn coi phim WALL-E chưa? Đó là 1 bộ phim rất hay về môi trường: vì con người không biết bảo vệ môi trường nên cả thế giới đã bị ngập tràn trong rác. Còn bộ phim "Căn nhà trong những khối ô vuông" nữa, đó là 1 bộ phim kể về tương lai, do con người không biết bảo vệ môi trường nên trái đất đã ngập tràn trong nước, con người đã phải xây những ngôi nhà hình khối ngày càng cao mãi lên để ngăn nước ngập. Nói chung, con người chúng ta sống dựa vào môi trường. Những hành động tốt cho môi trường rồi cũng sẽ mang lại những kết quả tốt cho chúng ta, còn những hành động xấu thì ngược lại. Vậy cho nên, ta phải bảo vệ môi trường

17 tháng 6 2018

Vì không có môi trường hoặc môi trường bị huỷ hoại thì chúng ta cũng không tồn tại hoặc bị huỷ hoại theo. Ta là một phần của môi trường mà.

Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta, từ tự nhiên như cây cối, đất đai,... đến những thứ nhân tạo như nhà cửa, máy móc.

Không có môi trường hoặc môi trường bị huỷ hoại => con người chúng ta không có lương thực để ăn và tồn tại, cây cối, động vật sẽ chết hết, không khí sẽ ngày càng tràn đầy khí độc, rùi ta sẽ hết không khí để thở luôn, nước uống cũng là 1 phần của môi trường nên nó sẽ bị huỷ hoại theo môi trường và ta cũng sẽ hết nước sạch để uống luôn.

Bạn coi phim WALL-E chưa? Đó là 1 bộ phim rất hay về môi trường: vì con người không biết bảo vệ môi trường nên cả thế giới đã bị ngập tràn trong rác.

Còn bộ phim "Căn nhà trong những khối ô vuông" nữa, đó là 1 bộ phim kể về tương lai, do con người không biết bảo vệ môi trường nên trái đất đã ngập tràn trong nước, con người đã phải xây những ngôi nhà hình khối ngày càng cao mãi lên để ngăn nước ngập.

Nói chung, con người chúng ta sống dựa vào môi trường. Những hành động tốt cho môi trường rồi cũng sẽ mang lại những kết quả tốt cho chúng ta, còn những hành động xấu thì ngược lại.

Vậy cho nên, ta phải bảo vệ môi trường.
17 tháng 6 2018

Không được:
+ Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, là mất cân bằng sinh thái.
+ Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước;
+ Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép;
+ Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ;
+ Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải;
+ Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.
Nên:
+ Phát động mọi người nên có ý thức bảo vệ môi trường
+ Tất cả mọi người cùng nhau chung sức trồng thật nhiều cây xanh
+ Tuyên truyền giải thích cho mọi người hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường.

17 tháng 6 2018

* Trả lời:

\(-\) Các biện pháp bảo vệ môi trường là:

+ Không xả rác bừa bãi, nước thải và các chất hóa học ra các môi trường khác nhau như nước, đất,..

+ Không đốt phá rừng làm nương rẫy, khai thác khoáng sản bừa bãi,....làm mất cân bằng hệ sinh thái

+ Trồng nhiều cây xanh, phủ xanh đồi trọc

+ Nên sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên

+ Dùng năng lượng sạch ( pin mặt trời,...)

+ Ít sử dụng túi ni lông vì chúng không thể phân hủy

+ Ưu tiên sảng phẩm tái chế

+ Áp dụng khoa học vào đời sống con người

+ Tiết kiệm điện

+ Đi bộ và đạp xe giúp làm giảm lượng cacbon trong không khí

+ Bảo vệ các môi trường như nước, không khí, đất,..

+ Tuyên truyền về lợi ích của môi trường,..

17 tháng 6 2018

Động vật nước ta có đa dạng , phong phú.

Giới động vật nước ta đa dạng , phong phú vì các lí do sau :

- Nước ta ở vùng nhiệt đới gió mùa có đầy đủ gió và độ ẩm , tạo điều kiện cho giới thực vật nước ta phát triển.

- Nước ta nằm ven biển Đông và có bờ biển tương đối dài nên phong phú động vật biển.

- Nước ta có 3 / 4 lãnh thổ là rừng núi nên động vật rừng cũng phong phú không kém.

- Nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ , nhận nhiều chế độ khí hậu khác nhau , nên quần tụ được nhiều động vật có nguồn gốc từ nhiều vùng khác nhau.

17 tháng 6 2018

Động vật nước ta rất đa dạng và phong phú, do vị trí địa lí của Việt Nam khá đặc biệt, nằm ở gần trung tâm Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới thích hợp với nhiều sinh vật.

17 tháng 6 2018

Đề bài

Hãy dựa vào các hình trên, điền tên động vật (*) mà em biết vào chú thích ở dưới hình 1.4 và trả lời các câu hỏi sau:

- Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?

- Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực?

- Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Vì sao?

Lời giải chi tiết

Chú thích vào hình 1.4:

+ Dưới nước có: cua, cá, mực, tôm, ngao, sò, ốc, hến,…

+ Trên cạn có: chó, gà, mèo, ếch, nhái, sư tử, hồ, ngựa, trâu,…

+ Trên không có: Chim hải âu, chim bồ câu, én, chim họa

- Chim cánh cụt có bộ lông không thấm nước, màu giống màu môi trường, lớp mỡ dưới da dày, lông rậm → Giữ nhiệt, dự trữ dinh dưỡng → thích nghi với đời sống ở nơi có khí hậu lạnh giá.

- Động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực là vì: khí hậu ở đó nóng, ẩm, thuận lợi cho nhiều loài sinh vật phát triển. Hơn nữa ở đó có điều kiện tự nhiên thuận lợi như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nguồn tài nguyên và thức ăn cho các loài sinh vật phong phú, đa dạng.

17 tháng 6 2018

- Hình 1.4:

+ Dưới nước có: cua, cá, mực, tôm, ngao, sò, ốc, hến,…

+ Trên cạn có: chó, gà, mèo, ếch, nhái, sư tử, hồ, ngựa, trâu,…

+ Trên không có: Chim hải âu, chim bồ câu, én, chim họa mi,…

- Chim cánh cụt có bộ lông không thấm nước, màu giống màu môi trường, lớp mỡ dưới da dày, lông rậm.

→ Giữ nhiệt, dự trữ dinh dưỡng → thích nghi với đời sống ở nơi có khí hậu lạnh giá.

- Động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực là vì: khí hậu ở đó nóng, ẩm, thuận lợi cho nhiều loài phát triển. Hơn nữa ở đó có điều kiện tự nhiên thuân lợi như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nguồn tài nguyên đa dạng,…

- Có. Vì Việt Nam cũng là nước thuộc vùng nhiệt đới.