K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I. Đọc hiểu ( 3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:(1)“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.(2) Những quyển sách khoa học...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu ( 3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(1)“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
(2) Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.
(3) Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
(4)Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy

câu 1

câu Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. trong phần 1 đoạn trích đóng vai trò gì

a. lí lẽ trong văn bản nghị luận

b. ý kiến khái quát văn bản

c.bằng chứng trong văn bản

d.vừa là lí lẽ vừa là bằng chứng

câu 2 phép liên kết chủ yếu nào được sử dụng để liên kết văn bản ở phần 2

a.phép lặp

b. phép thế

c. phép nối

d. phép thế và phép lặp

câu 3 trong câu văn sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này.. có bao nhiêu phó từ

a. một

b. hai

c.ba

d.bốn

câu 4 theo em thông điệp chính mà người

viết muốn gửi qua đoạn trích trên là gì

a. ca ngợi vai trò của sách trong việc mở rộng tầm hiểu biết

b. khẳng định sách giúp chúng ta hiểu về đời sống bên trong tâm hồn

c,kêu gọi mọi người tích cực đọc sách

d. thấy được giá trị của sách để thêm chân quý hơn





2
20 tháng 4
  • 1.B. Ý kiến khái quát văn bản.
  • 2.C. Phép nối.
  • 3.D. Bốn.
  • 4.A. Ca ngợi vai trò của sách trong việc mở rộng tầm hiểu biết.
  • tick mik bn nhé
20 tháng 4

ok bạn nhé



19 tháng 4

I. Mở đầu

Văn hóa đọc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng. Đọc sách không chỉ giúp mở mang kiến thức, trau dồi kỹ năng mà còn bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách tốt đẹp. Tuy nhiên, trên thực tế, văn hóa đọc ở Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đối với trẻ em khuyết tật chữ in còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, em xây dựng kế hoạch hành động này với mong muốn góp phần phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt chú trọng đến những đối tượng yếu thế trong xã hội.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

* Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa đọc trong cộng đồng.
* Góp phần xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, đặc biệt là trẻ em, được tiếp cận với sách và tri thức.
* Phát triển văn hóa đọc bền vững, tạo thói quen đọc sách thường xuyên cho bản thân và cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể:

* Đối với bản thân:
* Đọc ít nhất 2 cuốn sách mỗi tháng thuộc các lĩnh vực khác nhau (văn học, khoa học, lịch sử, kỹ năng sống...).
* Tham gia ít nhất 1 câu lạc bộ sách hoặc diễn đàn đọc sách trực tuyến.
* Viết bài giới thiệu sách hoặc chia sẻ cảm nhận về sách trên mạng xã hội hoặc blog cá nhân.
* Đối với cộng đồng:
* Tổ chức ít nhất 2 buổi nói chuyện về sách hoặc các hoạt động đọc sách cộng đồng mỗi quý.
* Quyên góp sách cho các thư viện trường học hoặc tủ sách cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa.
* Tổ chức các lớp học đọc, kể chuyện cho trẻ em khuyết tật chữ in hoặc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

III. Đối tượng hưởng lợi

* Bản thân.
* Trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số.
* Trẻ em khuyết tật chữ in.
* Cộng đồng nơi sinh sống và học tập.

IV. Nội dung công việc thực hiện

1. Đối với bản thân:

* Xây dựng tủ sách cá nhân:
* Lựa chọn và mua sách theo sở thích và nhu cầu cá nhân.
* Sắp xếp và bảo quản sách cẩn thận.
* Thường xuyên đọc và ghi chép lại những kiến thức, ý tưởng hay từ sách.
* Tham gia các hoạt động đọc sách:
* Tìm kiếm và tham gia các câu lạc bộ sách, diễn đàn đọc sách trực tuyến.
* Đọc sách cùng bạn bè, người thân.
* Tham gia các buổi giao lưu, nói chuyện về sách với các tác giả, dịch giả.
* Chia sẻ về sách:
* Viết bài giới thiệu sách hoặc chia sẻ cảm nhận về sách trên mạng xã hội, blog cá nhân.
* Tham gia các cuộc thi viết về sách.
* Tổ chức các buổi giới thiệu sách cho bạn bè, người thân.
2. Đối với cộng đồng:

* Tổ chức các hoạt động đọc sách cộng đồng:
* Lựa chọn địa điểm và thời gian phù hợp.
* Chuẩn bị các tài liệu, thiết bị cần thiết (sách, báo, truyện tranh, máy chiếu...).
* Mời các diễn giả, người nổi tiếng tham gia chia sẻ về sách.
* Tổ chức các trò chơi, hoạt động tương tác liên quan đến sách.
* Quyên góp sách cho các thư viện trường học, tủ sách cộng đồng:
* Liên hệ với các trường học, tổ chức từ thiện để tìm hiểu nhu cầu về sách.
* Tổ chức các đợt quyên góp sách từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp.
* Vận chuyển sách đến các địa điểm cần thiết.
* Tổ chức các lớp học đọc, kể chuyện cho trẻ em khuyết tật chữ in, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn:
* Tìm kiếm địa điểm và đối tượng phù hợp.
* Thiết kế chương trình học phù hợp với từng đối tượng (sử dụng chữ nổi Braille, sách nói, tranh ảnh...).
* Tìm kiếm tình nguyện viên hỗ trợ.
* Tổ chức các buổi học đọc, kể chuyện định kỳ.

V. Dự kiến kết quả đạt được

1. Đối với bản thân:

* Nâng cao kiến thức, kỹ năng và mở rộng tầm nhìn.
* Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề.
* Bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách tốt đẹp.
* Xây dựng thói quen đọc sách thường xuyên và bền vững.
2. Đối với cộng đồng:

* Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa đọc.
* Góp phần cải thiện trình độ dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của người dân.
* Tạo điều kiện cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em yếu thế, được tiếp cận với sách và tri thức.
* Góp phần xây dựng xã hội học tập, khuyến khích mọi người học tập suốt đời.

VI. Nguồn lực thực hiện

* Về tài chính:
* Tiết kiệm chi tiêu cá nhân.
* Vận động quyên góp từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp.
* Tìm kiếm tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp.
* Về nhân lực:
* Sử dụng thời gian rảnh rỗi của bản thân.
* Vận động bạn bè, người thân, đồng nghiệp tham gia hỗ trợ.
* Liên hệ với các tổ chức tình nguyện để tìm kiếm tình nguyện viên.
* Về cơ sở vật chất:
* Sử dụng sách, báo, truyện tranh, máy tính, máy chiếu... sẵn có.
* Mượn địa điểm tổ chức hoạt động từ các trường học, thư viện, nhà văn hóa...
* Xin hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức liên quan.

VII. Đánh giá và điều chỉnh

* Thường xuyên theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch.
* Thu thập phản hồi từ những người tham gia các hoạt động đọc sách.
* Đánh giá hiệu quả của các hoạt động đã thực hiện.
* Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.

VIII. Kết luận

Kế hoạch hành động này là một bước khởi đầu quan trọng trong hành trình phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng. Em tin rằng, với sự nỗ lực, kiên trì và sự chung tay của mọi người, chúng ta sẽ xây dựng được một cộng đồng đọc sách vững mạnh, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, việc quan tâm và tạo điều kiện cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in được tiếp cận với sách và tri thức là trách nhiệm của toàn xã hội, để không ai bị bỏ lại phía sau trên con đường học tập và phát triển.

21 tháng 4

BIẾT TỰ LẬP BIẾT TỰ LÀM TỰ ĂN BIẾT TÌM CÁC QUAN HỆ TỐT BIẾT ĐÂU LÀ SAI ĐỂ SỬA KO TÁI DIỄN KO DÙNG NẮM ĐẤM ĐỂ GIẢI QUYẾT MỌI VẤN ĐỀ NHƯ MỘT THẰNG TRẺ TRÂU NGU NGỐC .CHỈ DÙNG NẮM ĐẤM ĐỂ LÀM VIỆC TỐT ,TỰ VỆ

19 tháng 4

Khi tham gia cổ vũ trò chơi dân gian, em cảm thấy vô cùng hào hứng và thích thú. Không khí náo nhiệt, tiếng reo hò cổ vũ làm em càng thêm phấn khích. Em rất vui khi thấy các bạn chơi hết mình, đoàn kết và phối hợp ăn ý. Những trò chơi ấy không chỉ mang lại tiếng cười mà còn giúp em hiểu thêm về nét đẹp truyền thống quê hương. Em mong sẽ được tham gia nhiều hoạt động như thế nữa trong tương lai.

19 tháng 4

Nhanh lên ạ mik cảm ơn😊

19 tháng 4

Phép liên kết giúp:

  • Kết nối ý: Làm văn bản mạch lạc, dễ hiểu.
  • Nhấn mạnh quan hệ: Chỉ ra so sánh, nguyên nhân, bổ sung,...
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận… Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. […]

Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì:

- Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi!

Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói:

- Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm.

(Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48-51)

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra số từ trong câu “Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được” và đặt một câu khác với số từ đó.

Câu 3. Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xétLộc là người như thế nào?

Câu 4. Xác định và nêu chức năng của thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm.

Câu 5. Thông tin Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp giúp em hiểu gì về Lộc?

Câu 6. Nhân vật tôi và Lộc đã có một tình bạn đẹp. Theo em, cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp? Viết câu trả lời trong một đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 6 câu).

Mình cần gấp 9h tối nay phai cs r


0
18 tháng 4
  • Dẫn chứng từ thực tế:
    • Bạn có thể kể một ví dụ thực tế từ lớp học của mình, ví dụ: "Trong giờ học toán hôm qua, một số bạn trong lớp đã nói chuyện riêng. Điều này làm tôi không thể tập trung nghe giảng và cảm thấy như mình bỏ lỡ một phần quan trọng của bài học."
  • Dẫn chứng từ nghiên cứu:
    • Bạn có thể tìm dẫn chứng từ các nghiên cứu khoa học. Ví dụ, một nghiên cứu có thể chỉ ra rằng việc nói chuyện riêng trong lớp làm giảm khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Bạn có thể tham khảo các nghiên cứu về "tập trung trong học tập" để làm rõ thêm lập luận.
  • Dẫn chứng từ ý kiến giáo viên:
    • Nhiều giáo viên có thể chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này. Một giáo viên có thể nói rằng "Việc học sinh nói chuyện riêng trong lớp không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn gây mất
      • trật tự chung cho cả lớp."
    • Dẫn chứng từ các câu chuyện phổ biến:
      • Bạn có thể nêu một câu chuyện phổ biến mà nhiều học sinh gặp phải, ví dụ: "Khi học sinh nói chuyện riêng trong lớp, những học sinh xung quanh sẽ cảm thấy khó chịu và không thể tập trung vào bài giảng."
    • Dẫn chứng từ quan điểm của các chuyên gia giáo dục:
      • Các chuyên gia giáo dục có thể chỉ ra rằng việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ gây ra sự gián đoạn và giảm hiệu quả học tập. Họ có thể khẳng định rằng việc tạo không gian yên tĩnh, không có sự xao nhãng, giúp học sinh tập trung hơn vào bài học.
21 tháng 4

NÓI CHUYỆN LÀ PHÉP THIẾT YẾU CỦA CON NGƯỜI NÓI CHUYỆN VỀ CÁC VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG LÀ ĐÚNG NHƯNG KO ĐC NÓI QUÁ TO ĐỂ ẢNH HƯỞNG CẢ ĐẾN BẢN THÂN VÀ THẦY CÔ CÁC BẠN NÊN TÌM CÁCH VỪA TRAO ĐỔI SUY NGHĨ BÉ VỪA NGHE GIẢNG CÒN NÓI TRUYỆN QUÁ TO QUÁ MẤT DẠY QUÁ BỐ LÁO THÌ NGU KO BIẾT SUY NGHĨ CHỈ VÌ MUỐN NÓI CHUYỆN VỚ VẨN MÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỌI NGƯỜI