K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2015

A B C O I M N P

a) Vì tam giác ABC vuông tại A nên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là đường tròn đường kính BC

=> BC = 2.Rngoại tiếp  = 2.37 = 74

b) Gọi I là đường tròn nội tiếp tam giác ABC => đường tròn (I) tiếp xúc với 3 cạnh của tam giác ABC

Kẻ IM; IN; IP lần lượt vuông góc với AB; AC; BC => IM = IN = IP = bán kính  đường tròn nội tiếp = 5

Gọi a; b là độ dài 2 cạnh AB; AC 

Ta có: AB+ AC= BC(Định lí Pi ta go) => a+ b= 5476 (*)

Ta có: SABC = AB.AC : 2 = \(\frac{ab}{2}\) (1)

Mặt khác, SABC = SIAB + SIAC + SIBC = IM.AB/2 + IN.AC/2 + IP.BC/2 

\(\frac{5a}{2}+\frac{5b}{2}+\frac{5.74}{2}=\frac{5a+5b+370}{2}\) (2)

Từ (1)(2) => ab = 5a + 5b + 370 => ab = 5(a + b) + 370   (**)

Từ (*) => (a + b)2 - 2ab = 5476 . Thay (**) vào ta được:

(a+ b)2 - 10(a + b) -740 = 5476

=> (a + b)2 - 10(a+ b) - 6216 = 0 

<=> (a + b)2 - 84(a + b) + 74(a + b) - 6216 = 0 

<=> (a + b - 84).(a + b + 74) = 0 

<=> a + b - 84 = 0 (Vì a; b là độ dài đoạn thẳng nên a + b + 74 > 0)

=> a + b = 84. Thay vào (**) => ab = 790 

=> a. (84 - a) = 790 => a2 - 84a + 790 = 0 => (a- 84a + 422) -974 = 0 <=> (a - 42)2 = 974 <=> a - 42 = \(\sqrt{974}\) hoặc - \(\sqrt{974}\)

=> a = 42 + \(\sqrt{974}\) hoặc a = 42 - \(\sqrt{974}\)

=> b = ...

Vậy.....

6 tháng 12 2015

khó vậy má

 

9 tháng 10 2015

Giả sử A là số lớn, B là số bé

và A + B = ab (a; b là chữ số ; a khác 0)

=> A - B = ba 

+)  (A + B) + (A - B) = ab + ba => 2.A = 11.(a + b) => A chia hết cho 11 . Mà A có 2 chữ số => A \(\in\) {11; 22; 33;..; 99 }

+) (A + B) - (A - B) = ab - ba => 2.B = 9(a - b) 

=> a - b chẵn. Hơn nữa, a; b là chữ số  và B có 2 chữ số nên a - b \(\in\) {4;6;8} => B \(\in\) {18; 27; 36}

Mặt khác, ta có A > B và A + B ; A - B đều là số có 2 chữ số nên với B \(\in\)  {18; 27; 36} thì  A \(\in\) { 33;44; 55;66; 77}

Ta có bảng sau:

A333333444444555555666666777777
B182736182736182736182736182736
A-B156326178372819483930595041
A+B516069627180738291849310295104113
 ChọnChọnLoạiChọnChọnChọnChọnChọnChọnChọnChọnLoạiChọnLoạiLoại

Vậy có 11 cặp số thỏa mãn 

9 tháng 10 2015

moi hoc lop 6 lam sao hieu duoc toan lop 9

28 tháng 9 2015

BCADMGEO

Gọi; M là trung điểm của AC;  G là trọng tâm của tam giác ABC. Nối E với G; O với D

+) Vì G là trong tâm của tam giác ABC => MG = \(\frac{1}{3}\)MB => MG/ MB = \(\frac{1}{3}\)

E là trong tâm của tam giác ACD => ME = \(\frac{1}{3}\) MD => ME/ MD = \(\frac{1}{3}\)

Tam giác DMB có MG/ MB = ME/MD (= \(\frac{1}{3}\)) => EG // AB (Định lí Ta lét)

Vì O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC => O là giao của 3 đường trung trực => OD là đường trung trực của AB => OD vuông góc với AB 

=> EG vuông góc với OD (1)

+) Tam giác ABC cân tại A có AO là đường trung trực nên đông thời là đường trung tuyến

Mà AG cũng là đường trung tuyến (Vì G là trọng tâm tam giác) => AO trùng với AG => A; O; G thẳng hàng

Mặt khác AO vuông góc với BC ( vì AO là đường trung trực của đoạn BC)

DM // BC (vì DM là đường trung bình của tam giác ABC) 

=> AO vuông góc với BC => OG vuông góc với BC   (2)

Từ (1)(2) ta có: OD; OG là hai đường cao của tam giác DEG mà OD cắt OG = O => O là trực tâm của tam giác DEG 
=> OE vuông góc với DG 

Hay OE vuông góc với DC

27 tháng 9 2015

khó chứng minh quá đi

A B C H K E O

tớ nghĩ câu này cm E nằm trên đường kính HK là ra nhưng cm ra s thì chả bk ^^

28 tháng 9 2015

A C D K B O H I M N C' I' D'

a) +) Gọi I là trung điểm của CD; CD là dây cung của (O) => OI vuông góc với CD 

Mà AH | CD; BK | CD => OI // AH // BK 

Hình thang AHKB có OI // AH // BK; O là trung điểm của AB => I là trung điểm HK => IH = IK

Mà IC = ID (Vì I là trung điểm của CD) 

=> IH - IC = IK - ID => CH = DK 

b) Qua I kẻ d // AB cắt AH; BK lần lươt tại M ; N

+) Chứng minh S(IMH) = S(INK):

Tam giác IMH và INK có: góc IHM = IKN (= 90o) ; IH = IK; góc HIM = KIN (đối đỉnh)

=> tam giác IMH = INK (g- c- g)

=> S(IMH) = S(INK)

Mà có: S(AHKB) = S(AHINB) + S(INK);  S(AMNB) = S(AHINB) + S(IMH)

=> S(AHKB) = S(AMNB)   (1)

Kẻ CC'; II'; DD' vuông góc với AB

+) Dễ có: Tứ giác AMNB là hình bình hành (MN // AB; AM // BN) => S(AMNB) = II'. AB    (2)

+) Ta có CC' // DD' => T/g C'CDD' là hình thang 

Lại có II' // CC' // DD' và I là trung điểm của CD => I' là trung điểm của C'D'

=> II' là đường trung bình của hình thang C'CDD' => II' = (CC" + DD')/ 2

+) S(ACB) = CC'. AB / 2 ; S(ADB) = DD'.AB / 2  => S(ACB) + S(ADB) = (CC' + DD').AB / 2 = II'.AB   (3)

Từ (1)(2)(3) => S(AHKB) = S(ACB) + S(ADB)

c) Theo câu b) S(AHKB) = II'.AB = 30. II' 

Xét tam giác vuông OII': II' < OI => S(AHKB) < 30.OI

AB = 30 => OC = AB /2 = 15 

OI= OC- CI= 15- 92 = 144 => OI = 12

=> S(AHKB) < 30.12 = 360 

Vậy Smax (AHKB) = 360 

4 tháng 1 2016

rắc rối ra phết !

24 tháng 9 2015

Cm tam giác IBK cân tại I 

TAm giác ABK v tại A => AKB + ABK = 90 độ (1) 

ABK = CBK ( BI là pg ) (2)

Từ (1) và (2) => AKB + KBC = 90 độ  (3)

gọi AH vg BC tại H 

Tam giác IBH v tại H => BIH + KBC = 90 độ (4) 

Từ (3) và (4) => AKB = BIH hay AKB = AIK ( AIK = BIH đối đỉnh ) 

=> tam giác AIK cân tịa A 

24 tháng 9 2015

Vẽ đường thẳng vg AB tại A cắt BI tại K , kẻ AH vg BK tại H 

bạn cm Tam giác AIK cân tại A => AH là đg cao vừa là trưng tuyến =>  IH = KH  

Đặt IH = x => KH = x 

Tam giác AIK cân => AI = AK = 2 căn 5 

Tam giác ABK vuông tại A , theo HTL: :

\(AK^2=HK.BK\Leftrightarrow\left(2\text{ }\sqrt{5}\right)^2=x\left(2x+3\right)\)

=> \(20=2x^2+3x\)

giải x sau đó áp dụng py ta go tính AB 

 

10 tháng 9 2015

Bài hay quá!

Điểm cách đều tam giác ở đây chắc là tâm đường tròn nội tiếp?

Gọi điểm tiếp xúc của đường tròn nội tiếp (O) với hai cạnh BC,AB là D,F. Gọi M là trung điểm của BC và phân giác AO cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC ở K.

Ta kí hiệu \(a,b,c\) là độ dài ba cạnh BC,CA,AB như thông thường. Ta có ngay \(b+c=2a,\)(do giả thiết). Mặt khác \(AF=\frac{b+c-a}{2}=\frac{a}{2}=BM\).  Mặt khác \(\angle MBK=\frac{\angle A}{2}=\angle FAO\). Suy ra \(\Delta FAO=\Delta MBK\) (cạnh huyền, cạnh góc vuông). Do vậy \(\text{AO=BK, FO=KM}\), suy ra \(OD=KM\). . Gọi \(T=AK\cap BC\) suy ra \(T\) là trung điểm \(KO\)

Cuối cùng để ý rằng \(\angle OBK=\frac{B}{2}+\frac{A}{2}=\angle BOK\to\Delta OBK\) cân ở \(K\), do đó \(KB=KO=KA\to AO=2OT.\) Vậy ta có \(\frac{AO}{OT}=2=\frac{AG}{GN}\to\) theo định lý Ta-let đảo thì OG song song BC.
 

10 tháng 9 2015

Bài này hay đến nỗi nên thơ, hay đến nỗi nỗi làm rung động các nhà bác học  toán lừng danh trên thế giới

       

6 tháng 9 2015

Ta có \(b\left(a^2-2\right)=a\left(ab+2\right)-2\left(a+b\right)\). Do \(a^2-2\vdots ab+2\) nên \(2\left(a+b\right)\vdots ab+2\to ab+2\le2a+2b\to\left(a-2\right)\left(b-2\right)\le2\)

Với \(a=1\to-\frac{1}{b+2}\in Z\), loại
Với \(a=2\to\frac{4}{2b+2}\in Z\to2b+2=4\to b=1\)

Với \(a=3\to\frac{7}{3b+2}\in Z\to3b+2=7\to\)  loại
Với \(a=4\to\frac{14}{4b+2}\in Z\to4b+2=14\to b=3.\)
Với \(a\ge5\to b-2\le\frac{2}{a-2}

6 tháng 4 2020

đua ha đô kho qua chung

17 tháng 8 2015

Chứng minh: (bài toán phụ): tam giác ABC có BC = a; AC - b; AB = c. Chứng minh: b= a2 + c- 2ac. cosB

A B C H c b a

kẻ đường cao AH . 

Áp dụng ĐL Pi ta go trong tam giác vuông AHC có:   b2 = AH+ CH= AH+ (BC - BH)2 = (AH + BH) + BC- 2.BH.BC 

=> b= AB + BC - 2.AB. cosB . BC = c+ a- 2ca. cosB

17 tháng 8 2015

a) 

A B C M N G

Gọi G là giao của BM và CN

Áp dụng ĐL Pi ta go trong tam giác vuông GBC có: GB2 + GC2 = BC= a2   (*)

Áp dụng kết quả bài toán phụ ( chứng minh trên) trong tam giác BMC ta có: 

BM= BC+ CM2 - 2.CM . BC. cos C

Thay  CM = b/2 ; cos C = \(\frac{a^2+b^2-c^2}{2ab}\) ta được BM= a2 + \(\frac{b^2}{4}\) - 2.\(\frac{b}{2}\). a. \(\frac{a^2+b^2-c^2}{2ab}\) = ...= \(\frac{2a^2+2c^2-b^2}{4}\)

Áp dụng tương tự, trong tam giác CNB có: CN\(\frac{2b^2+2a^2-c^2}{4}\)

Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên GB = \(\frac{2}{3}\) BM ; GC = \(\frac{2}{3}\) CN 

=> GB\(\frac{4}{9}\)BM\(\frac{4}{9}\).\(\frac{2a^2+2c^2-b^2}{4}\)

GC2 = \(\frac{4}{9}.\frac{2b^2+2a^2-c^2}{4}\)

Thay vào (*) ta được  : \(a^2=\frac{4\left(2a^2+2c^2-b^2\right)}{36}+\frac{4\left(2b^2+2a^2-c^2\right)}{36}\)

=> 36a= 16a2 + 4c+ 4b

=> 5a= b+ c2  => a= (b+ c2)/5

29 tháng 2 2020

BĐT <=> \(\sqrt{\frac{x+yz}{xyz}}+\sqrt{\frac{y+xz}{xyz}}+\sqrt{\frac{z+xy}{xyz}}\ge1+\sqrt{\frac{1}{xy}}+\sqrt{\frac{1}{yz}}+\sqrt{\frac{1}{xz}}\)

Đặt \(a=\frac{1}{x};b=\frac{1}{y};c=\frac{1}{z}\)

Khi đó \(a+b+c=1\)

BĐT <=>\(\sqrt{a+bc}+\sqrt{b+ac}+\sqrt{c+ab}\ge1+\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ac}\)

Ta có \(\sqrt{a+bc}=\sqrt{a\left(a+b+c\right)+bc}=\sqrt{\left(a+b\right)\left(a+c\right)}\ge\sqrt{\left(a+\sqrt{bc}\right)^2}=a+\sqrt{bc}\)

Khi đó \(VT\ge a+b+c+\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ac}=1+\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ac}=VP\)(ĐPCM)

Dấu bằng xảy ra khi x=y=z=3

1 tháng 3 2020

BĐT cho tương đương với 

\(\sqrt{a+bc}+\sqrt{b+ca}+\sqrt{c+ab}\ge1+\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ca}\)

Với \(a=\frac{1}{x};b=\frac{1}{y};c=\frac{1}{z};a+b+c=1\)

Ta có:

\(\sqrt{a+bc}=\sqrt{a\left(a+b+c\right)+bc}\)

\(=\sqrt{a^2+a\left(b+c\right)+bc}\ge\sqrt{a^2+2a\sqrt{bc}+bc}=a+\sqrt{bc}\)

Tương tự

\(\sqrt{b+ca}\ge b+\sqrt{ca};\sqrt{c+ab}\ge c+\sqrt{ab}\)

Từ đó ta có đpcm

Dấu "=" xảy ra khi x=y=z=3