Bài học cùng chủ đề
- Không giải phương trình, tính giá trị biểu thức nghiệm
- Giải phương trình bằng cách nhẩm nghiệm
- Tìm hai số khi biết tổng và tích
- Phiếu bài tập tuần Định lí Viète
- Xét dấu các nghiệm của phương trình bậc hai
- Xác định điều kiện tham số để phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện cho trước
- Sự tương giao của hai đồ thị chứa tham số liên quan đến định lí Viète
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Xác định điều kiện tham số để phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện cho trước SVIP
Cho phương trình $2x^2+4x+m=0$, ($m$ là tham số). Tìm tất cả các giá trị của $m$ để phương trình đã cho có hai nghiệm $x_1; \, x_2$ thỏa mãn $x_1^2+x_2^2=10$.
Hướng dẫn giải:
Ta có: $2x^2+4x+m=0$ (*)
$\Delta'=2^2-2.m=4-2m$
Phương trình (*) có hai nghiệm $x_1; \, x_2$ khi $\Delta' \ge 0$
$4-2m \ge 0$
$m \le 2$
Với $m \le 2$ thì phương trình (*) có hai nghiệm $x_1; \, x_2$, theo hệ thức Viète:
$x_1+x_2=\dfrac{-4}{2}=-2;$ $x_1.x_2=\dfrac{m}{2}$
Khi đó $x_1^2+x_2^2=10$ trở thành
$(x_1+x_2)^2-2x_1x_2=10$
$(-2)^2-2.\dfrac{m}{2}=10$
$4-m=10$
$m=-6$ (thỏa mãn).
Cho phương trình $x^2-4x+m-1=0$. Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm $x_1; \, x_2$ thỏa mãn $x_1^2+x_2^2=14$.
Hướng dẫn giải:
Ta có: $\Delta '= 2^2-(m-1)=5-m$
Để phương trình có hai nghiệm $x_1; \, x_2$ thì $\Delta' \ge 0$ hay $m \le 5$
Áp dụng định lí Viète ta có: $x_1+x_2=4; \, x_1x_2=m-1$
Theo bài ta ta có:
$x_1^2+x_2^2=14$
$(x_1+x_2)^2-2x_1x_2=14$
$4^2-2( m-1)=14$
$m=2$ (thỏa mãn điều kiện)
Vậy với $m=2$ thì phương trình $x^2-4x+m-1=0$ có hai nghiệm $x_1; \, x_2$ thỏa mãn $x_1^2+x_2^2=14$.
Cho phương trình: $x^2-2x+m-1=0$, ($x$ là ẩn số, $m$ là tham số). Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1; \, x_2$ thỏa mãn $x_1^2+x_2^2-x_1x_2+x_1^2x_2^2-14=0$.
Hướng dẫn giải:
Ta có: $\Delta '=(-1)^2-m+1=2-m$
Để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1; \, x_2$ thì $\Delta '>0$
$2-m>0$
$m<2$.
Giả sử phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1$; $x_2$, theo định lí Viète ta có:
$x_1+x_2=2$; $x_1x_2=m-1$
Khi đó, $x_1^2+x_2^2-x_1x_2+x_1^2x_2^2-14=0$ trở thành
$( x_1+x_2)^2-3x_1x_2+x_1^2x_2^2-14=0$
$2^2-3( m-1)+(m-1)^2-14=0 $
$4-3m+3+m^2-2m+1-14=0$
$m^2-5m-6=0 $
$( m+1)( m-6)=0$
$m=-1$ (nhận) hoặc $m=6$ (loại).
Vậy $m=-1$ thỏa mãn yêu cầu.
Tìm các giá trị của tham số $m$ để phương trình $x^2-mx+m-2=0$ có hai nghiệm phân biệt $x_1; \, x_2$ thỏa mãn $x_1-x_2=2\sqrt{5}$.
Hướng dẫn giải:
Phương trình $x^2-mx+m-2=0$ có hai nghiệm phân biệt khi và chỉ khi $\Delta >0$.
$(-m)^2-4(m-2)>0$
$m^2-4m+8>0$
$(m-2)^2+4>0$ (luôn đúng).
Do đó phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt $x_1; \, x_2$.
Theo hệ thức Viète ta có: $x_2+x_2=m$; $x_1x_2=m-2$.
Theo bài ra ta có:
$x_1-x_2=2\sqrt{5}$
$(x_1-x_2)^2=20$
$x_1^2+x_2^2-2x_2x_2=20$
$(x_1^2+x_2^2+2x_1x_2)-4x_1x_2=20$
$(x_1+x_2)^2-4x_1x_2=20$
$m^2-4(m-2)=20$
$m^2-4m-12=0$ (1)
Ta có $\Delta_{(1)}'=2^2-1.(-12)=16>0$ nên phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt
$m_1=\dfrac{2+\sqrt{16}}{1}=6;$ $m_2=\dfrac{2-\sqrt{16}}{1}=-2$.
Cho phương trình $x^2-2( m+1)x+m^2+2m=0$ (với $m$ là tham số). Tìm tất cả các giá trị của $m$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1; \, x_2$ (với $x_1<x_2$) thỏa mãn: $|x_1|=3|x_2|$.
Hướng dẫn giải:
Phương trình $x^2-2( m+1)x+m^2+2m=0$ (1) có:
$\Delta '= [-(m+1)]^2-( m^2+2m)=m^2+2m+1-m^2-2m=1>0$
Phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1; \, x_2$ với mọi $m$, mà $x_1<x_2$ nên:
$x_1=m+1-1=m$;
$x_2=m+1+1=m+2$;
$x_1; \, x_2$ thỏa mãn: $|x_1|=3|x_2|$
$|m|=3|m+2|$
$m=3( m+2)$ hoặc $m=-3( m+2)$
$3m+6=m$ hoặc $m=-3m-6$
$m=-3$ (thỏa mãn) hoặc $m=\dfrac{-3}{2}$ (thỏa mãn)
Vậy tất cả các giá trị của $m$ thỏa mãn yêu cầu là: $m=-3$ và $m=-\dfrac{3}{2}$.
Tìm tất cả các giá trị của tham số $m$ để phương trình $x^2-2mx+4m-4=0$ có hai nghiệm $x_1$, $x_2$ thỏa mãn $x_1^2+x_2^2-8=0$.
Hướng dẫn giải:
Xét phương trình $x^2-2mx+4m-4=0$
Phương trình đã cho có hai nghiệm $x_1$, $x_2$ khi $\Delta '>0$
$m^2-4m+4>0$
$(m-2)^2>0$
$m-2 \ne 0$
$m \ne 2$
Với $m \ne 2$ thì phương trình đã cho có hai nghiệm $x_1$, $x_2$.
Áp dụng hệ thức Viète ta có: $x_1+x_2=\dfrac{-b}{a}=2m$;
$x_1.x_2=\dfrac{c}{a}=4m-4$
Theo đề bài ta có:
$x_1^2+x_2^2-8=0$
$(x_1+x_2)^2-2x_1x_2-8=0$
$(2m)^2-2.( 4m-4)-8=0$
$4m^2-8m+8-8=0$
$4m^2-8m=0$
$4m( m-2)=0$
$4m=0$ hoặc $m-2=0$
$m=0$ (thỏa mãn) hoặc $m=2$ (không thỏa mãn điều kiện)
Vậy $m=0$.
Cho phương trình $x^2-2x+m-1=0$ ($m$ là tham số). Tìm các giá trị của $m$ để phương trình có hai nghiệm $x_1; \, x_2$ thỏa mãn hệ thức $x_{1}^{4}-x_{1}^{3}=x_{2}^{4}-x_{2}^{3}$.
Hướng dẫn giải:
Phương trình $x^2-2x+m-1=0$ có $\Delta'=1-m+1=2-m$.
Phương trình đã cho có nghiệm khi $
$2-m\ge 0$
$m\le 2$
Khi đó theo định li Viète ta có: $x_1+x_2=2; \, x_1x_2=m-1$
Do $x_1; \, x_2$ là nghiệm của phương trình $x^2-2x+m-1=0$ nên ta có:
$\left\{ \begin{aligned} x_1^2=2x_1-m+1 \\ x_2^2=2x_2-m+1 \\ \end{aligned} \right.$
Theo bài ra ta có:
$x_{1}^{4}-x_{1}^{3}=x_{2}^{4}-x_{2}^{3}$
$x_{1}^{4}-x_{2}^{4}-( x_{1}^{3}-x_{2}^{3})=0$
$( x_1^2+x_2^2)( x_1^2-x_2^2)-( x_1-x_2)( x_1^2+x_1x_2+x_2^2)=0$
$( 2( x_1+x_2)-2m+2)( 2x_1-m+1-2x_2+m-1)-( x_1-x_2)\left[ 2( x_1+x_2)-2m+2+m-1 \right]=0$
$( 2.2-2m+2).2( x_1-x_2)-( x_1-x_2)( 2.2-m+1)=0$
$( x_1-x_2)( 2(6-2m)-5+m)=0$
$( x_1-x_2)(3m+7)=0$
$x_1=x_2$; $m=\dfrac{7}{3}$ (ktm)
Thay $x_1=x_2$ vào (1) ta được:
$\left\{ \begin{aligned} 2x_1=2 \\ x_1^2=m-1 \\ \end{aligned} \right.$
$\left\{ \begin{aligned} x_1=1 \\ m=2(tm) \\ \end{aligned} \right.$
Vậy $m=2$.
Tìm các giá trị của $m$ để phương trình $x^2-mx+m^2-m-3=0$ có hai nghiệm $x_1, \, x_2$ là độ dài các cạnh góc vuông của tam giác vuông $ABC$, biết độ dài cạnh huyền $BC=2$.
Hướng dẫn giải:
Ta có: $\Delta =m^2-4(m^2-m-3)=3m^2-4m-12$ .
Điều kiện để phương trình có nghiệm là: $\Delta \ge 0$
$m^2-4(m^2-m-3)\ge 0 $
$3m^2-4m-12\le 0$ (1)
Vì độ dài cạnh của tam giác vuông là số dương nên $x_1, \, x_2>0$.
Theo định lí Viète, ta có $\left\{ \begin{aligned} & x_1+x_2=m>0 \\ & x_1.x_2=m^2-m-3>0 \\ \end{aligned} \right.$ (2).
Từ giả thiết suy ra $x_{1}^2+x_{2}^2=4$ suy ra $(x_1+x_2)^2-2x_1.x_2=4$.
Do đó $m^2-2(m^2-m-3)=4 $
$m^2-2m-2=0$
$m=1\pm \sqrt{3}$
Thay $m=1\pm \sqrt{3}$ vào (1) ta thấy $m=1+\sqrt{3}$ thỏa mãn.
Vậy giá trị cần tìm là $m=1+\sqrt{3}$.