Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản: Nỗi buồn chiến tranh (Phần 2) SVIP
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
(Trích Nỗi buồn chiến tranh)
Bảo Ninh
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
2. Nhân vật
a. Khái quát về nhân vật Kiên:
- Mang ba vai:
+ Người chiến sĩ sống sót sau chiến tranh và mang những chấn thương tâm lí hậu chiến, không thể thoát khỏi những ám ảnh của mình.
+ Người nặng tình nhưng lại đánh mất mối tình đẹp đẽ của mình.
+ Người viết tiểu thuyết với những sự thôi thúc từ sâu trong tim như là sứ mệnh.
b. Nhân vật Kiên hiện lên qua những hồi ức về chiến tranh:
- Chiến tranh được tái hiện trong văn học trước thời của Bảo Ninh thường là những bản trường ca hào hùng, song Bảo Ninh lựa chọn phương thức khác để phản ánh: chiến tranh với những nỗi buồn của nó. Bởi vậy, trong Nỗi buồn chiến tranh, chiến tranh là bối cảnh để nổi lên trên đó là những đau khổ của loài người, như lời thơ Nguyễn Duy từng viết: "Bên nào thắng thì nhân dân đều bại."
=> Đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh bắt đầu với chính những hồi tưởng và kí ức của Kiên về trận chiến.
- Kí hiệu "mưa" trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh:
+ Mưa thường tượng trưng cho sự gột rửa. Thế nhưng, kí hiệu mưa trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh thì ngược lại, là thứ gợi nhắc đến những kỉ niệm, đến nỗi buồn thương. Cơn mưa của hiện tại thôi thúc Kiên quay trở về với hồi ức từ một khoảng thời gian và không gian rất xa - chiến tranh.
+ Mưa còn là kí ức về Phương - người con gái Kiên có duyên nhưng không có phận, yêu cả cuộc đời nhưng không cách nào ở bên.
+ Mưa là máu, là linh hồn, là tiếng gọi của đồng đội đã nằm lại chiến trường.
=> Những màn mưa là dấu hiệu cho thấy Kiên chuẩn bị rơi vào hồi ức. Như vậy, mưa như chiếc chìa khóa, những kí ức của Kiên không bao giờ biến mất, chúng chỉ nấp sau một cánh cửa, đợi cơn mưa đến và mở ra.
- Kiên sống trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, và viết là cách giải thoát duy nhất.
=> Thế nhưng, cơn mưa không chỉ khơi gợi những kí ức kinh hoàng hay sự ám ảnh, mà mặt khác, mưa đưa Kiên về những hồi ức nơi Kiên thấy mình thật sự sống, đầy đủ hỉ nộ ái ố, thất tình lục dục.
c. Nhân vật Kiên trong cuộc sống thời bình:
- Kiên may mắn sống sót nhưng không thể dửng dưng hưởng thụ hòa bình trên máu của những người đồng đội đã nằm xuống.
"Một niềm vui buồn thảm tựa như một buổi bình minh pha trộn ánh hoàng hôn soi chiếu những suy nghĩ của Kiên."
"Toàn bộ cuộc sống bấy lâu nay được rọi sáng trong luồng tâm tưởng ngược chiều thời gian."
"Những mối bận tâm, những niềm đau khổ, những xót xa cay đắng trong lòng những năm gần đây đã trở nên tầm thường, nhợt nhạt và lúc đó Kiên nghĩ, chúng chẳng còn nghĩa lý gì đối với mình."
=> Kiên chối bỏ thực tại, thấy cuộc đời không còn nghĩa lí gì.
=> Kiên phục sinh, nhưng là sống trong thời gian quá khứ, sống bằng sự phục hồi những kí ức xưa: "Kiên tin rằng anh đã phục sinh, nhưng là một sự phục sinh lùi về sâu xa. Sẽ mỗi ngày một lùi xa hơn, sẽ không ngừng phục sinh trong chuỗi dài tái hiện. Có vẻ như anh đã tìm ra cuộc đời mới của mình: đấy chính là cuộc đời đã qua, là tuổi trẻ đã mất đi trong nỗi đau buồn chiến tranh."
=> Kiên là người lính, và mãi là người lính, bởi không thể thoát ra khỏi những ám ảnh về chiến tranh.
d. Nhân vật Kiên - người viết tiểu thuyết:
- Kết cấu của cuốn tiểu thuyết Kiên viết đặc biệt, theo dòng kí ức, bởi sự tác động của những kỉ niệm cũ.
- Càng về cuối, anh càng nhận ra sứ mệnh của mình, như là trách nhiệm của người viết, trách nhiệm của người sống sót, và ý nghĩa của văn chương.
e. Kiên trong cảm nhận của những người xung quanh:
- Trong cái nhìn của cư dân xung quanh:
+ Gọi Kiên là "nhà văn của phường" một cách mỉa mai.
+ Coi thường sự "lập dị" của Kiên khi anh không thể bước ra khỏi chiến tranh.
- Trong cái nhìn của "tôi":
+ Nhân vật "tôi" tri âm với Kiên, thấu hiểu cho anh, thậm chí có phần ngưỡng mộ anh.
=> Mang đến thông điệp rằng những người lính cần được cảm thông, tôn trọng.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây