Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản: Nỗi buồn chiến tranh (Phần 1) SVIP
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
(Trích Nỗi buồn chiến tranh)
Bảo Ninh
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
a. Tác giả:
* Con người và cuộc đời:
- Bảo Ninh sinh năm 1952, tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương, quê ở tỉnh Quảng Bình.
- Ông là con trai của Giáo sư Hoàng Tuệ (1922- 1999), nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
- Ông vào bộ đội năm 1969, giải ngũ năm 1975, bước vào làng văn với truyện ngắn Trại bảy chú lùn in năm 1987.
* Sự nghiệp sáng tác:
- Chiến tranh đã để lại nhiều ám ảnh trong đời Bảo Ninh, và nó trực tiếp ảnh hưởng tới văn chương của ông. Ông từng phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: "Không trải qua đời bộ đội thì chắc chắn tôi không bao giờ viết văn, không nghĩ đến chuyện trở thành nhà văn. Tôi trở thành nhà văn vì tôi là cựu chiến binh. Tôi viết vì mục đích kể chuyện thời mình, thời chiến."
- Bảo Ninh là một nhà văn từng xông pha trận mạc nên ông rất am hiểu về chiến tranh, ông chuyên viết về đề tài về chiến tranh và muốn “văn của mình phải mang vẻ đẹp quân đội”. Ông từng chia sẻ mình “biết nhiều câu chuyện đương thời ở Việt Nam, nhưng không viết” , nhà văn chỉ tập trung viết về quá khứ chiến trường và cái quá khứ xa hơn của nó ở Hà Nội mà ông vẫn gọi là “thành phố quê hương thứ hai của tôi” .
- Tác phẩm chính: Nỗi buồn chiến tranh (Tiểu thuyết, 1991), Truyện ngắn Bảo Ninh (2002), Lan man trong lúc kẹt xe (truyện ngắn, 2005), Chuyện xưa kết đi, được chưa? (truyện ngắn, 2009), Tạp bút Bảo Ninh (2015)...
- Quan niệm sáng tác:
+ Viết văn là phải có vốn văn hóa, hiểu biết sâu, phải có khả năng tìm tòi khám phá để nhận ra viên ngọc quý lấp lánh bên trong.
+ Văn Bảo Ninh đẹp, một thứ văn có phần trau chuốt và giàu sức biểu cảm, vừa "vị nghệ thuật", lại có cảm hứng từ hiện thực và con người.
b. Tác phẩm
*Thể loại:
- Tiểu thuyết.
+ Nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư, quan tâm tới cái hàng ngày, cái đang tiếp diễn với cách tiếp cận gần gũi.
+ Nhân vật là "con người nếm trải", không bất biến, có quá trình phát triển tâm lí.
+ Kết cấu nhiều tầng lớp phức tạp
- Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh cũng là cuốn tiểu thuyết duy nhất mà nhà văn Bảo Ninh hoàn thiện và xuất bản.
*Xuất xứ:
- Đoạn trích được lấy từ tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh.
- Nỗi buồn chiến tranh là tên gốc của tiếu thuyết mà nhà văn Bảo Ninh hoàn thành năm 1987 và ra mắt độc giả lần đầu tiên với nhan đề Thân phận của tình yêu (NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1990). Đến năm 1994, Frank Palmos và Phan Thanh Hảo đã dịch cuốn sách sang tiếng Anh với tựa đề The Sorrow Of War. Sau tiếng Anh, cuốn tiểu thuyết còn được dịch sang nhiều thứ tiếng khác và được xuất bản tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhà văn Diêm Liên Khoa khẳng định: “Tác phẩm này đạt tầm cao mới của văn học chiến tranh Phương Đông”, “ nếu như được dịch, nghiên cứu kịp thời tác phẩm này, chắc chắn văn học quân sự Trung Quốc đã có cảnh quan, sinh khí khác như đang có hiện nay”.
Với Nỗi buồn chiến tranh, nhà văn đã nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế.
- Đoạn trích được ghép thành từ hai phần ở các vị trí khác nhau của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (được người biên soạn sách giáo khoa đánh số). Ở phần 2 (trích những trang cuối cuốn tiểu thuyết), người kể chuyện nói về ấn tượng và suy nghĩ của mình trước "núi giấy" do nhân vật Kiên bỏ lại, qua đó, gián tiếp "tiết lộ bí mật" về kết cấu của chính cuốn tiểu thuyết đang trình hiện trước người đọc - Nỗi buồn chiến tranh.
* Tóm tắt
- Nhân vật chính của truyện là Kiên, một người lính thuộc cánh quân trinh sát. Kiên xuất thân từ một gia đình trí thức bình thường tại Hà Nội. Mười bảy tuổi, vì lí tưởng cao cả của dân tộc, Kiên - giống những thanh niên ngày ấy - bỏ lại ước mơ vào đại học, tạm gác lại tình yêu, hăng say chiến đấu. Kiên dành mười năm thanh xuân ở chiến trường khốc liệt, sau đó may mắn sống sót trở về khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, sau mười năm thời bình, bước vào tuổi tứ tuần, Kiên không bao giờ có thể thoát khỏi nỗi cô đơn, tuyệt vọng và ám ảnh của chiến tranh, không thể hòa nhập với thời bình.
* Bố cục:
*Giá trị tác phẩm:
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Điểm nhìn
- Hai phần của đoạn trích được viết theo hai điểm nhìn khác nhau.
+ Phần thứ nhất: Được kể bằng ngôi thứ ba, đặt điểm nhìn vào nhân vật Kiên.
+ Phần thứ hai: Được kể bằng ngôi thứ nhất, đặt điểm nhìn vào nhân vật "tôi" - người đọc đặc biệt biên tập lại bản thảo của Kiên và vượt qua định kiến để thấu hiểu và đánh giá đúng Kiên.
=> Việc sử dụng ngôi kể và điểm nhìn phong phú, đa dạng giúp câu chuyện trở nên sinh động hơn, đem đến nhiều góc nhìn khác nhau cho độc giả, vừa miêu tả được trọn vẹn và sâu sắc tâm lí nhân vật, vừa có cả tính khách quan và tính chủ quan.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây