Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự trào I SVIP
TỰ TRÀO I
Trần Tế Xương
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Trần Tế Xương (1870 - 1907) tên thật là Trần Duy Uyên và còn được biết đến với tên gọi Tú Xương.
- Quê quán: Làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh.
- Ông là người rất cá tính, ưa sống phóng túng, không thích gò bó.
- Ông nhiều lần tham gia khoa cử nhưng không đạt được thành tựu.
- Thơ Trần Tế Xương gồm hai mảng với nội dung là trào phúng và trữ tình.
2. Tác phẩm
- Thể loại: Thơ Nôm Đường luật.
- Thể thơ:
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
- Bố cục:
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Yếu tố vần, nhịp
- Gieo vần: Vần chân "dân" - "đần" - "dần" - "thân" - "vần".
- Ngắt nhịp: Chủ yếu ngắt nhịp 4/3.
=> Việc sử dụng linh hoạt các nhịp thơ làm cho bài thơ trở nên linh hoạt, sinh động, thể hiện tiếng cười chua xót, bất lực của tác giả trước hoàn cảnh của bản thân.
2. Từ ngữ, hình ảnh khắc họa chân dung nhân vật trữ tình
- 2 câu đầu: Tiếng cười chế giễu trước hoàn cảnh của bản thân.
+ Không rõ vị trí của bản thân: "chẳng phải quan", "chẳng phải dân".
+ Tự ý thức bản thân chỉ là kẻ "Ngơ ngơ, ngẩn ngẩn hóa ra đần".
=> Cách nói tự giễu về chính bản thân giữa cuộc đời, không phải quan cao quý, không phải người dân thấp kém mà chỉ là một người "đần" trong xã hội. Từ ngữ, hình ảnh cho thấy vị thế không bình thường.
- 4 câu tiếp: Sự bức bách, bất lực trước hoàn cảnh.
+ Ý thức được hoàn cảnh "vô công rồi nghề" của bản thân: "Hầu con chè rượu ngày sai vặt".
+ Hiểu được tình cảnh sống phụ thuộc: "Lương vợ ngô khoai tháng phát dần".
+ Hành động: "vểnh râu", "lên mặt".
+ Vị thế: "vai phụ lão", "dáng văn thân" - ở vị trí cao hơn người bình thường.
=> Sự "tự đắc" của của nhân vật trữ tình (tác giả) khi hiểu được vị thế của bản thân, tuy là kẻ ăn bám - nhận "lương vợ" nhưng vẫn ngày ngày sai vặt con hầu chè rượu, được quyền hơn người, đứng trên người nhờ có chữ nghĩa.
=> Bức chân dung tự họa cho thấy tài năng của tác giả (có chữ nghĩa), nhưng lại thể hiện sự châm biếm của tác giả dành cho bản thân khi ý thức mình là kẻ "đần", ngẩn ngơ, không ăn thua với đời, ăn bám vợ con.
=> Mục đích không phải là tự khen, tự cho hơn người mà là cách nói ngược để trào phúng, mỉa mai bản thân và cho thấy tiếng cười tự giễu tinh tế, sâu sắc và chua cay.
- 2 câu cuối: Suy tư trước những đổi thay của thời cuộc.
- Tác giả trực tiếp bộc lộ lo âu, suy tư dành cho đất nước, thời cuộc: "Lâu để mà xem cuộc chuyển vần".
=> Tình yêu, sự quan tâm vận mệnh đất nước một cách thầm kín của tác giả.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Thể hiện sự châm biếm, mỉa mai của tác giả trước sự vô dụng của bản thân.
- Bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của người trí thức trước thực trạng xã hội giao thời nhiễu nhương.
2. Nghệ thuật
- Bút pháp trào phúng đặc sắc qua lối nói ngược.
- Kết hợp hài hòa điệp ngữ, câu hỏi tu từ, đối.
IV. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1. Tìm những từ ngữ, hình ảnh mà tác giả đã sử dụng để tự phác họa bức chân dung về bản thân trong sáu câu thơ đầu. Bức chân dung đó như thế nào?
- Từ ngữ, hình ảnh: "Ngơ ngơ ngẩn ngẩn", "đần", "chẳng phải quan", "chẳng phải dân", "hầu", "chè rượu", "sai vặt", "vểnh râu", "lên mặt", "vai phụ lão", "dáng văn thân".
=> Nhận xét: Không phải quan cũng không phải người dân bình thường, ông Tú tự nhận mình là người không bình thường vì dù chỉ lĩnh "lương vợ" nhưng ngày ngày vẫn sai vặt con hầu chè rượu, có lúc tự đắc như phụ lão, văn thân.
Câu 2. Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong hai câu luận? Tác dụng của việc sử dụng thủ pháp này?
- Sử dụng lối nói hóm hỉnh, giễu nhại với những động từ như "vểnh râu", "lên mặt", danh từ "phụ lão", "văn thân".
- Tác dụng: Giúp tác giả bày tỏ "sự cảm thấy không phải với chính mình" (Trần Đình Sử), bất lực với chính mình. Tiếng cười ở đây mang ý nghĩa giải thoát cho sự bức bách, bất lực trước hoàn cảnh của Trần Tế Xương.
Câu 3. Theo em, tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong hai câu thơ cuối? Điều đó giúp ta hiểu gì về nhà thơ?
- Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong hai câu thơ cuối là lo lắng cho thời cuộc, quan tâm vận mệnh đất nước một cách thầm kín.
- Điều đó giúp ta hiểu nhà thơ là người yêu nước, bất bình trước thực trạng hỗn loạn của xã hội.
Câu 4. Chủ đề của bài thơ là gì? Hãy phân tích một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.
- Chủ đề của bài thơ: Tiếng cười tự chế giễu vì sự bất lực của bản thân trước hoàn cảnh xã hội giao thời đầy nhiễu nhương.
- Một số căn cứ giúp em xác định chủ đề là qua những từ ngữ, hình ảnh với lối nói giễu nhại:
+ "Chẳng phải quan mà chẳng phải dân".
+ "Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần".
+ "Hầu con chẻ rượu ngày sai vặt".
+ "Lương vợ ngô khoai tháng phát dần".
Câu 5. Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
- Sự tự nhận thức về tình cảnh của mình: Bất lực trước hoàn cảnh và tố cáo xã hội giao thời đầy nhiễu nhương, mâu thuẫn đã đẩy những trí thức như ông vào tỉnh cảnh này.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây