Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt SVIP
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM ẨN,TỪ NGỮ TOÀN DÂN VÀ TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
1.Tìm hiểu về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.
a, Nghĩa tường minh.
Nghĩa tường minh là phần thông báo được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, là loại nghĩa chúng ta có thể nhận ra trên bề mặt câu chữ.
b, Nghĩa hàm ẩn.
Nghĩa hàm ẩn là phần thông báo không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu mà được suy ra từ câu chữ và ngữ cảnh. Đây là loại nghĩa mà người nói, người viết thật sự muốn đề cập đến.
Ví dụ: Nghĩa tường minh và hàm ẩn của câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.
-
Nghĩa tường minh: Câu tục ngữ trên có nghĩa tường tưởng minh: Nếu bỏ công sức ra mài một thanh sắt thì có ngày sẽ có được một cây kim.
-
Nghĩa hàm ẩn: Nếu kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách thì có ngày sẽ thành công. Để suy ra nghĩa hàm ẩn, chúng ta phải sử dụng tri thức nền của bản thân và chú ý đến các từ ngữ quan trọng trong câu. Chẳng hạn, trong câu tục ngữ này, chúng ta phải chú ý đến các từ ngữ mài sắt và nên kim. Nghĩa hàm ẩn thường được sử dụng trong sáng tác văn chương và trong đời sống hằng ngày.
2. Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương.
a, Từ ngữ toàn dân.
- Từ ngữ toàn dân là tử ngữ được toàn dân biết, chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong giao tiếp.
VD: cha mẹ, đi học, ngôi nhà,..
b, Từ ngữ địa phương.
- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
Trong các tác phẩm văn chương, điện ảnh, từ ngữ địa phương được dùng như một phương tiện tu từ với mục đích tô đậm màu sắc địa phương và làm cho nhân vật trở nên chân thật hơn, sinh động hơn.
Ví dụ: “Dừng lại đây bắt một mớ chim đi, tía!” (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
Ở ví dụ trên, màu sắc Nam Bộ hiện ra rõ nét qua từ tía trong lời thoại của nhân vật.
Từ “tía” là từ đồng nghĩa với từ cha. Ngoài ra, còn có một số từ địa phương đồng nghĩa với từ cha như: bố, thầy, ba,..
III. Luyện tập.
Câu 1: Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong các trường hợp sau đây:
a,
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
(Truyện cười dân gian Việt Nam, Khoe của)
Gợi ý:
-
Nghĩa tường minh:
- Có một người có một con lợn cưới và anh ta đang đi tìm nó.
- Một người có cái áo mới, và anh ta không thấy con lợn nào chạy qua chỗ anh ta.
- Nghĩa hàm ẩn: Mục đích của người nói trong câu trên là khoe khoang: khoe con lợn cưới và chiếc áo mới. Chúng ta có thể nhận ra nghĩa hàm ẩn này là nhờ vào thông tin thừa (lợn cưới, từ lúc tôi mặc cái áo mới này) mà người nói đã cố tình thêm vào câu nói.
b,
- Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?
(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)
-
Nghĩa tường minh: Có một con rắn vuông góc, bề ngang hai mươi thước và bề dài cũng hai mươi thước.
-
Nghĩa hàm ẩn: Anh ta đang nói khoác. Chúng ta có thể nhận ra nghĩa hàm ẩn này là nhờ vào tri thức nền: Trên đời này không có con rắn vuông bốn góc.
Câu 2: Văn bản Vắt cổ chày ra nước.
Một hôm, chủ nhà bảo anh đầy tớ về quê có việc, người đầy tớ xin mấy đồng tiền để uống nước dọc đường. Chủ nhà ngẫm nghĩ một lúc rồi hỏi:
- Thằng này ngốc thật, hai bên đường thiếu gì ao hồ. Khát nước thì xuống đó mà uống, tìm vào quán xá cho nó phiền phức.
- Thưa ông, độ này trời đang cạn, ao hồ ruộng nương cạn khô hết cả.
- Thế thì tao cho mày mượn cái này!
Nói rồi đưa cho anh đây tớ cái khố tải. Người này chưa hiểu ra sao, thì chủ nhà đã giải thích luôn cho biết ý tứ: Vận vào người, khi khát vặn ra mà uống.
Người đầy tớ liền thưa:
- Dạ, trời nóng thế này vận khố tải ngốt khổ tải ngôi (“khố tải ngốt”) lắm! Hay là ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy.
- Để mày làm gì chứ?
- Dạ, vắt cổ chày ra nước ạ!
(In trong Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam,
Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng sưu tầm, tuyển chọn, NXB Văn học, 2009)
a, Nghĩa hàm ẩn trong câu nói: “Thế thì tao cho mượn cái này!” của người chủ nhà:
Nghĩa hàm ẩn này được thể hiện trong câu: Người chủ nhà muốn người đầy tớ vận cái khố tải vào người, khi nào khát thì vặn ra mà uống.
Nghĩa hàm ẩn được thể hiện trong câu nói ngay sau đó: “Vận vào người, khi khát vặn ra mà uống”.
b, Hàm ý của người đầy tớ qua câu: “Hay là ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy!” là muốn mỉa mai chủ nhà quá keo kiệt.
c, Sau khi đọc xong truyện cười “Vắt cổ chày ra nước”, em hiểu hơn về câu thành ngữ “Vắt cổ chày ra nước”. Câu thành ngữ này dùng để mỉa mai một người nào đó họ quá keo kiệt.
Gợi ý đặt câu:
Gần nhà tôi có một lão nhà giàu. Mỗi khi có người cần sự giúp đỡ của lão thì lão đều lắc đầu rồi giả nghèo giả khổ. Đúng là cái đồ vắt cổ chày ra nước.
Câu 3. Truyện cười Văn hay.
Một thầy đồ đang ngồi cặm cụi viết. Bà vợ đến bên cạnh bảo:
- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không.
Thầy đồ lấy làm đắc chí cho là vợ khen tài văn chương của mình, ý văn dồi dào giấy khổ nhỏ không đủ chép. Nhưng thầy cũng hỏi lại:
- Bà nói vậy là thế nào?
Bà vợ thong thả nói:
- Ông chả biết tính toán gì, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chứ giấy khổ nhỏ thì chẳng dùng làm gì được.
(In trong Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam,
Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng sưu tầm, tuyển chọn, NXB Văn học, 2009)
a, Nghĩa hàm ẩn của câu: “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?" được thể hiện qua lượt thoại tiếp theo của người vợ: “Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chứ giấy khổ nhỏ thì dùng làm gì được”. Ở câu nói này, người vợ đã trêu đùa người chồng về khả năng viết lách của ông: bản thảo có thể bỏ đi.
b, Thầy đồ không hiểu đúng câu nói của vợ mình. Điều này thể hiện qua chi tiết: “Thầy đồ lấy làm đắc chí cho là vợ khen tài văn chương của mình, ý văn dồi dào giấy khổ nhỏ không đủ chép”.
c, Không. Vì: Hàm ý và suy ý có thể khác nhau. Điều này phụ thuộc vào kiến thức nền, kĩ năng ngôn ngữ của mỗi người.
Câu 4. Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn trong truyện cười đó.
Gợi ý:
Truyện cười Tình đồng nghiệp
Trong một tiệm ăn, người khách giật mình khi nhìn thấy số tiền ghi trong hóa đơn thanh toán. Ông nói với người phục vụ:
- Những 300 đô la cho bữa ăn đạm bạc này ư? Này anh bạn, anh hãy nể tình đồng nghiệp mà giảm bớt tiền cho tôi chứ?
- Thế ra ông cũng làm việc ở tiệm ăn à?
- Không. Tôi làm nghề ăn cướp.
Nghĩa hàm ẩn: “Những 300 đô la cho bữa ăn đạm bạc này ư? Này anh bạn, anh hãy nể tình đồng nghiệp mà giảm bớt tiền cho tôi chứ?” có ý mỉa mai nhà hàng bán quá đắt nhưng tại thời điểm này người phục vụ vẫn chưa hiểu ý người khách hàng nên ông ta đã hỏi lại và được người khách hàng đáp “Tôi làm nghề ăn cướp”. Câu này đã thể hiện rõ ràng hàm ý của người khách, nói nhà hàng bán đồ ăn đắt, như đi ăn cướp.
Câu 5:
a, Quả tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tắc, một phân nào!
(Truyện cười dân gian Việt nam, Con rắn vuông)
- Từ nom được sử dụng ở vùng miền Bắc.
- Tác dụng: tô đậm sắc thái địa phương, phản ánh chân thật lời ăn tiếng nói hằng ngày của người miền Bắc; làm cho nhân vật trở nên chân thật, sinh động hơn.
b, Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!
(Tố Hữu, Nhớ đồng)
- Từ thiệt thà được sử dụng ở vùng miền Trung Bộ và vùng miền Nam Bộ. Tuy nhiên, nếu đặt trong ngữ cảnh bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu (với cụm từ “chừ đây”), chúng ta sẽ thấy màu sắc Trung Bộ hiện ra rõ nét.
c,
Thò tay mà bứt cọng ngò
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ.
(Ca dao)
- Giả đò (ngò, ngó lơ): được sử dụng ở vùng miền Nam Bộ: đã làm nên màu sắc riêng cho câu ca dao.
Câu 6. Một đoạn hội thoại (khoảng ba đến bốn câu) trong đó có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương nơi em đang sống.
Giờ tan học, Lan rủ Hoa:
- Mai được nghỉ học, bạn sang nhà tôi chơi nhé!
Hoa trả lời:
- Mai tui phải coi nhà cho mẹ rồi.
Lan nói tiếp:
- Vậy chủ nhật tuần sau nhé!
Hoa trả lời:
- Chắc được á!
Sau đó, chúng tôi trở về nhà với một tâm trạng thật vui!
- Câu văn có nghĩa hàm ẩn và từ địa phương: Mai tui phải coi nhà cho mẹ rồi.
- Từ địa phương: tui.
- Nghĩa hàm ẩn: Tôi không đi chơi với bạn được.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây