Bài học cùng chủ đề
- Hai đường thẳng song song, chéo nhau
- Luyện tập
- Ôn tập: Giao tuyến của hai mặt phẳng chứa hai đường thẳng song song
- Ôn tập: Giao tuyến của hai mặt phẳng chứa hai đường thẳng song song
- Tham khảo: Một số kinh nghiệm khi làm toán dựng hình
- Ôn tập phần tham khảo: Một số kinh nghiệm khi làm toán dựng hình
- Phiếu bài tập: Hai đường thẳng song song, chéo nhau
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ôn tập phần tham khảo: Một số kinh nghiệm khi làm toán dựng hình SVIP
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. M là điểm thuộc miền trong của tam giác SBC. Tìm giao tuyến của (ABM) và (SDC).
Các bạn nên suy nghĩ trước khi xem giải nhé. Như thế sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiến bộ đối với môn toán.
Rất hoan nghênh các bạn viết tay xong chụp ảnh gửi lên. Chúc các bạn học tốt!
Hướng dẫn giải:
Trong (SBC): BM $\cap$ SC = N
Vậy (AMB) \(\equiv\) (ABN).
Ta có N là điểm chung thứ nhất của hai mặt phẳng (ABN) và (SDC).
Mặt khác ta có: AB // CD. Vậy giao tuyến của (ABN) và (SDC) là đường thẳng d đi qua N và song song với AB.
Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình thang với đáy lớn AB, đáy nhỏ CD.Gọi G là trọng tâm của tam giác SAB, O là giao điểm của AC và BD.
a) Tìm giao tuyến của (SAC) với (BOG);
b) Tìm giao điểm của đường thẳng SC với (BOG).
Hướng dẫn giải:
Ta có D $ \in $ OB \(\Rightarrow\) D$ \in $ (OBG).
Trong (SAB): BG $\cap$ SA = H. Suy ra H $\in$ (OBG).
Vậy (OBG)\(\equiv\) (BHD).
a. Ta có (SAC) $\cap$ (BHD) = HO.
b. SC nằm trong những mặt phẳng (SAC); (SDC); (SBC).
Ta chọn trường hợp SC nằm trong (SAC) (do câu a.)
Trong (SAC): HO $\cap$ SC = K
Vậy SC $\cap$ (BHD) = K
Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình thang với đáy lớn AB, đáy nhỏ CD và O là giao điểm hai đường chéo. Gọi M là trung điểm SC, N là điểm thuộc đoạn thẳng SB sao cho SN=3NB. Tìm thiết diện tạo bởi (OMN) với hình chóp.
Hướng dẫn giải:
Ta giữ lại đường thẳng MN, nên ta xây dựng giao tuyến tạo bởi (OMN) với (ABCD).
Trong (SBC): MN $\cap$ BC= K
Trong (ABCD): KO $\cap$ AB = J
KO $\cap$ DC= H
Vậy thiết diện cần tìm là tứ giác MNJH.
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi G là trọng tâm tam giác SAB, M là trung điểm BC, N là trung điểm DC. Tìm thiết diện tạo bởi (GMN) và hình chóp.
Hướng dẫn giải:
Trong (MNG), ta giữ đường thẳng MN.
Ta dựng giao tuyến của (MNG) với (SAB).
G là điểm chung thứ nhất của (MNG) với (SAB).
Trong (ABCD): MN $\cap$ AB = E
Vậy GE là giao tuyến của (MNG) và (SAB).
Trong (SAB): GE $\cap $ SA = P
GE $\cap$ SB = Q
Ta dựng giao tuyến (SAD) và (GMN).
P là điểm chung thứ nhất của hai mặt phẳng.
Trong (ABCD): MN $\cap$ AD = F
Vậy giao tuyến của (SAD) và (GMN) là PF.
Trong (SAD): PF $\cap$ SD = R.
Vậy thiết diện cần tìm là ngũ giác MNRPQ.