Bài học cùng chủ đề
- Một số hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông
- Hệ thức giữa cạnh huyền và cạnh góc vuông trong tam giác vuông
- Hệ thức giữa hai cạnh góc vuông trong tam giác vuông
- Giải tam giác vuông
- Phiếu bài tập tuần: Hệ thức lượng trong tam giác vuông
- Giải tam giác vuông
- Giải tam giác nhọn
- Ứng dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong ước lượng chiều cao, khoảng cách, tính góc
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Một số hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông SVIP
1. Hệ thức giữa cạnh huyền và cạnh góc vuông
Định lí 1
Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với côsin góc kề.
Ví dụ 1. Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$.
$c = a . \cos B = a . \sin C$.
$b = a . \sin B = a . \cos C$.
2. Hệ thức giữa hai cạnh góc vuông
Định lí 2
Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh góc vuông kia nhân với tang góc đối hoặc nhân với côtang góc kề.
Ví dụ 2. Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$.
$b = c . \tan B = c . \cot C$.
$c = b . \tan C = b . \cot B$.
3. Giải tam giác vuông
Trong tam giác vuông, nếu cho biết trước hai cạnh (hoặc một góc nhọn, một cạnh) thì ta sẽ tìm được tất cả các cạnh và các góc còn lại của tam giác vuông đó. Ta gọi đó là việc giải tam giác vuông.
Ví dụ 3. Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ có $AB = 3$, $B = 42^\circ$. Tính góc $C$ và các cạnh $AC$, $BC$ (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba)
Lời giải
Tam giác $ABC$ vuông tại $A$.
Ta có $\widehat C = 90^\circ - \widehat B = 90^\circ - 42^\circ = 48^\circ$.
$AC = AB . \tan B = 3 . \tan 42^\circ \approx 2,701$.
Theo định nghĩa các tỉ số lượng giác:
$\cos B = \dfrac{AB}{BC} $ suy ra $BC = \dfrac{AB}{\cos B} = \dfrac3{\cos 42^\circ} \approx 4,037$.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây