Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 7. Ngoại lực SVIP
I. Ngoại lực
- Khái niệm: là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.
- Các tác nhân ngoại lực bao gồm: nhiệt độ, gió, mưa, nước chảy, nước ngầm, năng hà, sóng biển, sinh vật, con người,...
- Ngoại lực làm biến đổi các dạng địa hình, phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên và hình thành những dạng địa hình mới.
- Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình khác nhau: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
II. Tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
1. Quá trình phong hóa
- Khái niệm: là quá trình phá hủy đá và khoáng vật dưới tác dụng của các tác nhân ngoại lực.
- Xảy ra mạnh nhất trên bề mặt và ở độ sâu không lớn trong vỏ Trái Đất.
- Bao gồm: phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học.
- Quá trình phong hóa tạo nên lớp vỏ phong hóa - bước đầu của sự hình thành đất.
* Phong hóa lí học:
- Khái niệm: là quá trình phá hủy đá và khoáng vật thành những mảnh vụn bởi các tác nhân vật lí mà không làm thay đổi thành phần hóa học của chúng.
- Tác nhân: sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối, tác động va đập của sóng, nước chảy, gió thổi, hoạt động sản xuất của con người,...
* Phong hóa hóa học:
- Khái niệm: là quá trình phá hủy làm thay đổi tính chất, thành phần hóa học của đá và khoáng vật do tác động của nước và các chất khí dễ tan trong nước.
- Thường xảy ra ở vùng có khí hậu nóng, ẩm, có các loại đá dễ thấm nước và dễ hòa tan như đá vôi, thạch cao,... dưới tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm và khí carbonic ⇒ xuất hiện dạng địa hình các-xtơ.
* Phong hóa sinh học:
- Quá trình sinh trưởng, vi khuẩn, nấm, rễ cây,... làm phá hủy đá và khoáng vật cả về mặt cơ giới và hóa học.
- Động vật phá hủy đá thông qua quá trình đào bới, tìm kiếm thức ăn hay đào hang tìm nơi cư trú,...
2. Quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ
* Quá trình bóc mòn
- Khái niệm: là quá trình chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó nhờ các tác nhân ngoại lực.
- Có nhiều tên gọi khác nhau tùy vào nhân tố tác động: xâm thực, mài mòn, thổi mòn,...
+ Xâm thực: là quá trình bóc mòn do nước chảy tạo nên các rãnh nông; mương sói, khe rãnh xói mòn; các thung lũng sông, suối,... hoặc các vịnh hẹp băng hà, cao nguyên băng hà, đá lưng cừu,... do băng hà tạo thành.
+ Mài mòn: là quá trình bóc mòn do sóng biển tạo nên các dạng địa hình hàm ếch, nền mài mòn,...
+ Thổi mòn: là quá trình bóc mòn do gió, gió cuốn theo các hạt cát, đập mạnh vào bề mặt đá, phá hủy đá,... tạo nên các cột đá, tháp đá, nấm đá,... Quá trình này thường diễn ra ở những vùng khí hậu khô hạn.
* Quá trình vận chuyển:
- Khái niệm: là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác, có thể xảy ra do mưa lớn kéo dài, nước ngầm ngấm sâu làm suy yếu tính liên kết của đất đá gây hiện tương đất trượt, đá lở,... hoặc do nước chảy, gió thổi, băng hà.
- Có hai hình thức vận chuyển:
+ Các vật liệu nhỏ, nhẹ hòa tan và trôi theo dòng nước hoặc di chuyển theo chiều dó.
+ Các vật liệu lớn, nặng lăn trên bề mặt dốc.
* Quá trình bồi tụ:
- Khái niệm: là quá trình tích tụ các vật liệu bị phá hủy.
- Phân loại bồi tụ dựa vào tác nhân:
+ Quá trình bồi tụ do băng hà hình thành các đồi băng tích, cánh đồng băng tích,...
+ Quá trình bồi tụ do nước hình thành các bãi bồi ven sông, đồng bằng châu thổ.
+ Quá trình bồi tụ do gió tạo nên các đồi cát, cồn cát, cao nguyên hoàng thổ,...
+ Quá trình bồi tụ do sóng hoặc dòng biển tạo nên bãi biển, cồn cát ngầm, doi cát ven bờ biển,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây