Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (P2) SVIP
3. Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành độc lập
a. Ảnh hưởng của chế độ thực dân
* Về kinh tế:
- Phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phụ thuộc vào nước ngoài.
- Mặc dù một số nước được mệnh danh là “vựa lúa của thế giới” nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém kéo dài.
Hình 1. Kinh tế nông nghiệp lạc hậu ở Đông Nam Á
Câu hỏi:
@205637553583@
* Về chính trị:
- Chính quyền thực dân để lại hệ thống cai trị áp đặt, thi hành các chính sách:
+ Chính sách“chia để trị” gây chia rẽ nội bộ dân tộc.
+Chính sách “ngu dân” cản trở giáo dục và ý thức dân tộc.
- Hệ quả: Mâu thuẫn sắc tộc, xung đột tôn giáo diễn ra gay gắt sau độc lập, tiêu biểu tại Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.
Hình 2. Chính sách "chia để trị" gây ra mâu thuẫn nội bộ dân tộc
Câu hỏi:
@205637621965@
* Về văn hóa:
- Thực dân phương Tây thi hành chính sách đồng hóa, áp đặt văn hóa ngoại lai.
- Điều này làm mai một văn hóa bản địa, gây khó khăn cho việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Tuy nhiên, thời kỳ thực dân cũng để lại một số cơ sở hạ tầng hiện đại ban đầu như: đường giao thông, thành phố, hải cảng,... góp phần tạo nền tảng cho phát triển sau này.
Hình 3. Cầu Long Biên (Công trình do Pháp xây dựng tại Việt Nam)
b. Quá trình tái thiết và phát triển
* Chiến lược công nghiệp hóa:
- Giai đoạn 1950 - 1970:
+ Các nước đi đầu: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po.
+ Chiến lược: Thực hiện công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
+ Mục tiêu: Tự chủ kinh tế, giảm phụ thuộc vào nước ngoài.
Hình 4. Quá trình công nghiệp hóa
Câu hỏi:
@205637680177@
- Giai đoạn sau (từ năm 1970 trở đi):
+ Chiến lược: Chuyển sang chiến lược hướng về xuất khẩu. Tập trung phát triển các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu và coi đây là động lực phát triển kinh tế.
* Các nước khác trong khu vực:
- Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia: Từng bước chuyển sang kinh tế thị trường, công nghiệp hóa từ cuối thập kỷ 1980 - 1990.
- Bru-nây (giành độc lập năm 1984): Thực hiện đa dạng hóa nền kinh tế, tránh phụ thuộc vào dầu mỏ
- Mi-an-ma: Bắt đầu cải cách kinh tế từ năm 1998.
Hình 5. Công nghiệp hóa - Ứng dụng máy móc trong sản xuất ở Việt Nam
Câu hỏi:
@205637933758@
* Thành tựu đạt được:
- Nhờ chính sách năng động, linh hoạt, các nước Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu:
+ Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, GDP hằng năm cao.
+ Chuyển biến tích cực về đời sống xã hội.
- Số liệu nổi bật:
+ Từ năm 1967, tốc độ tăng trưởng GDP cao (trừ năm 1998 - khủng hoảng tài chính châu Á).
+ Từ 1999, tăng trưởng GDP của khu vực vượt mức trung bình thế giới.
+ ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới (tính đến năm 2018), GDP khoảng 3.000 tỉ USD.
Hình 6. GDP tăng trưởng của Đông Nam Á đến năm 2018
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây