Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (P1) SVIP
1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á
a. Khu vực Đông Nam Á hải đảo
* Tại In-đô-nê-xi-a:
+ Từ thế kỉ XVI - thế kỉ XIX, phong trào kháng chiến chống thực dân Hà Lan diễn ra mạnh mẽ.
+ Tiêu biểu là khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830). Cuộc khởi nghĩa được đông đảo lãnh chúa và nhân dân đảo Gia-va hưởng ứng. Tuy thất bại, nhưng gây thiệt hại nặng nề cho Hà Lan và tạo cơ sở cho các phong trào tiếp theo phát triển đến đầu thế kỉ XX.
Hình 1. Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô và quân đội bị Hà Lan đàn áp
Câu hỏi:
@205628182124@
* Tại Phi-líp-pin:
+ Cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bắt đầu từ năm 1521 và kéo dài hơn 300 năm.
+ Nổi bật là khởi nghĩa Đa-ga-hô ở đảo Bô-hô (1744 - 1829) - cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất trong lịch sử Phi-líp-pin thời kì này.
Hình 2. Tượng tưởng niệm vị anh hùng Đa-ga-hô
Câu hỏi:
@205628282990@
b. Khu vực Đông Nam Á lục địa
* Tại Miến Điện:
+ Thực dân Anh phải tiến hành ba cuộc chiến tranh xâm lược (1824 - 1885) mới chiếm được toàn bộ nước này.
+ Sau đó, chiến tranh du kích bùng nổ và kéo dài thêm hơn 10 năm, gây tổn thất nặng nề cho Anh.
Hình 3. Quân Anh đánh chiếm Miến Điện lần thứ nhất (Tranh minh họa)
Câu hỏi:
@205628563361@
* Tại bán đảo Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia):
+ Từ nửa sau thế kỷ XIX, phong trào chống thực dân Pháp phát triển mạnh.
+ Tại Việt Nam, nhân dân chống Pháp quyết liệt, làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp (1858). Pháp mất 26 năm (1858 - 1884) để thiết lập được ách thống trị trên toàn Việt Nam.
Hình 4. Pháp tấn công Đà Nẵng (1858)
+ Tại Cam-pu-chia, nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu như: Khởi nghĩa Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892), A-cha Xoa (1863 - 1866), Pu-côm-bô (1866 - 1867)
=> Các cuộc khởi nghĩa gây thiệt hại lớn cho thực dân Pháp.
Câu hỏi:
@205628755974@
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào giành độc lập ở Đông Nam Á
- Sau khi các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa vào cuối thế kỷ XIX, cuộc đấu tranh chuyển sang thời kỳ giành lại độc lập dân tộc, trải qua 3 giai đoạn chính:
a. Giai đoạn 1: Từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1920 (Khởi đầu cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc)
- Giai cấp vô sản bắt đầu xuất hiện, tạo cơ sở cho các xu hướng đấu tranh mới.
- Phong trào từ chỗ mang tính chất phong kiến, dần chuyển sang xu hướng tư sản.
- Tiêu biểu: Cuộc khởi nghĩa 1896 ở Phi-líp-pin chống Tây Ban Nha, mang màu sắc tư sản rõ nét.
Câu hỏi:
@205628839677@
b. Giai đoạn 2: Từ 1920 - 1945 (Xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh)
- Giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị, thúc đẩy phong trào đấu tranh theo xu hướng vô sản.
- Nhiều đảng cộng sản được thành lập:
+ In-đô-nê-xi-a (1920)
+ Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-líp-pin (trong thập niên 1930)
=> Đây là bước ngoặt trong sự phát triển của phong trào độc lập dân tộc.
Hình 5. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 - 2 - 1930
Câu hỏi:
@205628947139@
c. Giai đoạn 3: Từ 1945 - 1975 (Hoàn thành độc lập dân tộc)
- Từ 1945 - 1954:
+ In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập (1945)
+ Việt Nam và Lào cách mạng thành công, tuyên bố độc lập (1945)
+ Phi-líp-pin (1946) và Miến Điện (1948) được trao trả độc lập
- Từ 1954 - 1975:
+ Lần lượt các nước Đông Nam Á hoàn tất quá trình giành độc lập
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây