Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á (P1) SVIP
1. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Đông Nam Á
a. Quá trình xâm lược
- Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á.
- Hình thức ban đầu: thông qua hoạt động buôn bán và truyền giáo, thiết lập các thương điếm, giao thương với người bản địa, từng bước can thiệp vào tình hình các nước trong khu vực.
- Bối cảnh Đông Nam Á: Rơi vào khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế và xã hội, nhân dân nổi dậy ở nhiều nơi nhưng thiếu tổ chức, thiếu sự lãnh đạo tập trung.
Hình 1. Hình ảnh lễ tưởng niệm các nhà truyền giáo bị xử tử Ở Đông Nam Á vào thế kỉ XVI
Câu hỏi:
@205623476150@
* Đối với Đông Nam Á hải đảo:
- Mục tiêu đầu tiên của các nước phương Tây:
+ Giàu tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là hương liệu như tiêu, quế, đinh hương, nhục đậu khấu,...).
+ Có vị trí chiến lược trên các tuyến đường thương mại biển nối phương Đông và phương Tây, nhiều thương cảng sầm uất.
Hình 2. Bản đồ các nước Đông Nam Á
Câu hỏi:
@205623563613@
- Quá trình xâm lược:
+ Giữa thế kỉ XVI, Tây Ban Nha xâm lược Phi-lip-pin. Năm 1898, trở thành thuộc địa của Mĩ.
+ Cuối thế kỉ XVI, Hà Lan xâm lược In-đô-nê-xi-a. Do ảnh hưởng của Bồ Đào Nha, Hà Lan mất gần 3 thế kỉ để kiểm soát toàn bộ đất nước này.
+ Đầu thế kỉ XX, Anh đã kiểm soát toàn bộ Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Bru-nây bằng các hình thức cai trị trực tiếp hoặc bảo hộ.
=> Sau gần 4 thế kỉ (từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX), thực dân phương Tây đã hoàn tất việc xâm chiếm toàn bộ Đông Nam Á hải đảo bằng nhiều thủ đoạn khác nhau ( buôn bán, xâm lược thị trường, chiến tranh xâm lươc,...).
Hình 3. Tranh vẽ lại sự kiện Hà Lan xâm lược In-đô-nê-xi-a
Câu hỏi:
@205623570308@
* Đông Nam Á lục địa:
- Quá trình xâm lược diễn ra muộn hơn (thế kỉ XIX) do khu vực này có hệ thống chính quyền trung ương mạnh hơn, khó can thiệp hơn so với các đảo rải rác ngoài khơi.
- Quá trình xâm lược:
+ Từ năm 1824 – 1885, thực dân Anh tiến hành 3 cuộc chiến tranh xâm lược, cuối cùng hoàn toàn thôn tính Miến Điện, sáp nhập vào thuộc địa Ấn Độ của Anh.
+ Pháp mất hơn gần 50 năm (1858 - 1893) để hoàn tất việc thôn tính 3 nước Đông Dương, lập ra Liên bang Đông Dương.
+ Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa. Tuy nhiên, vẫn bị lệ thuộc về kinh tế, chính trị, quân sự vào các cường quốc phương Tây.
=> Đến đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á (trừ Xiêm) đã trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Hình 4. Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng
Câu hỏi:
@205623618207@
b. Chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây
* Chính trị: Thiết lập nền thống trị thực dân, duy trì bộ máy phong kiến bản địa làm tay sai, công cụ phục vụ cho chính quyền thực dân.
+ Hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào tình hình các nước, tập trung quyền lực chính vào tay thực dân.
+ Chính sách “chia để trị” được sử dụng phổ biến nhằm chia dân tộc, làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc.
+ Chú trong xây dựng và sử dụng bộ phận người bản địa để đàn áp chính người dân thuộc địa và bảo vệ bộ máy thực dân.
Hình 5. Tranh minh họa chính sác "chia để trị" của thực dân phương Tây
Câu hỏi:
@205623622556@
* Kinh tế: Thực hiện chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa triệt để.
- Biến Đông Nam Á thành nơi cung cấp nguyên liệu rẻ mạt như gạo, cao su, thiếc, dầu mỏ, gỗ,...
- Đồng thời là thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc.
- Đầu tư chủ yếu phục vụ mục tiêu khai thác: đường sắt, cảng biển, đồn điền,...
=> Thủ công nghiệp và nông nghiệp truyền thống bị phá sản, người dân mất đất, trở thành tá điền, công nhân trong chính quê hương mình.
Hình 6. Phu cao su làm việc cực khổ tại đồn điền
* Văn hóa - xã hội: Thực hiện chính sách ngu dân, đầu độc văn hóa.
- Hạn chế giáo dục, không tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tri thức.
- Giáo dục chỉ phục vụ đào tạo người phục tùng, không khuyến khích sáng tạo hay phản biện.
- Cổ vũ rượu, thuốc phiện, mê tín dị đoan để làm suy yếu thể lực, tinh thần dân chúng.
=> Xói mòn giá trị truyền thống như đạo hiếu, lòng yêu nước, đoàn kết cộng đồng.
- Hệ thống y tế, xã hội lạc hậu, người dân không được chăm sóc sức khỏe đầy đủ.
=> Suy giảm thể chất nhân dân thuộc địa.
Hình 7. Hình ảnh người dân thuộc địa bị "đầu độc" thuốc phiện
Câu hỏi:
@205625088586@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây