Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 29. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ (phần 4) SVIP
3. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
a. Nông nghiệp
* Cây công nghiệp:
- Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của cả nước, có mức độ tập trung hóa sản xuất và trình độ thâm canh cao.
- Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng năm 2021 là hơn 800 nghìn ha (chiếm khoảng 36% diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước).
- Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của vùng là cao su, điều, hồ tiêu,...
+ Cao su: luôn đứng đầu về diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng cũng như về diện tích cao su của cả nước.
+ Điều: có diện tích lớn thứ hai sau cao su và đứng đầu về diện tích điều của cả nước.
+ Hồ tiêu: tuy diện tích không lớn, nhưng đứng thứ hai cả nước.
- Hầu hết các cây công nghiệp lâu năm được trồng tập trung ở Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai,...
- Một số cây công nghiệp hàng năm như mía, lạc, tập trung ở tỉnh Tây Ninh.
* Cây ăn quả:
- Ngày càng được mở rộng về diện tích, đạt khoảng 129 nghìn ha năm 2021.
- Các loại cây ăn quả được trồng với diện tích lớn trong vùng là sầu riêng, xoài, bưởi, mít, chôm chôm,...
- Đồng Nai là tỉnh trồng tập trung nhiều loại cây ăn quả, chiếm hơn 50% tổng diện tích cây ăn quả của vùng.
* Chăn nuôi:
- Đang phát triển theo hướng công nghiệp, quy trình khép kín và ứng dụng công nghệ cao với quy mô lớn.
- Số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng qua các năm.
+ Bò là vật nuôi quan trọng của vùng (bao gồm cả bò thịt và bò sữa). Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có đàn bò lớn nhất, chiếm khoảng 50% số lượng bò toàn vùng.
+ Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển mạnh những năm gần đây. Đồng Nai là tỉnh có đàn lợn và gia cầm lớn nhất trong vùng.
b. Lâm nghiệp
- Lâm nghiệp có ý nghĩa kinh tế và môi trường đối với vùng Đông Nam Bộ.
- Rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy và gỗ gia dụng, sản lượng khai thác gỗ hằng năm khoảng 250 nghìn m².
- Công tác quản lí hệ thống rừng phòng hộ được tăng cường. Các loại rừng đặc dụng được chú trọng bảo tồn dưới hình thức là các vườn quốc gia và các khu dự trữ sinh quyển.
⇒ Bảo vệ đa dạng sinh học, kết hợp khai thác phát triển du lịch sinh thái.
c. Thủy sản
- Năm 2021, tổng sản lượng thủy sản của vùng chiếm gần 6% cả nước, chủ yếu là lĩnh vực khai thác (chiếm 72,2% tổng sản lượng).
- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chiếm tới 93,8% sản lượng thủy sản khai thác toàn vùng.
- Nuôi trồng thuỷ sản tập trung chủ yếu ở Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh.
IV. VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường
- Phát triển kinh tế trong vùng đặt ra nhiều thách thức đến vấn đề bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững như:
+ Sự phát triển công nghiệp tập trung dẫn đến gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, biển;
+ Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm cũng tác động xấu tới môi trường đất, nước,...
- Phát triển kinh tế theo hướng bền vững sẽ tác động tích cực và góp phần bảo vệ môi trường bền vững.
- Kinh tế phát triển tạo nguồn đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện các dự án bảo vệ, cải tạo môi trường.
2. Bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội
- Bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế bền vững, tạo thuận lợi cho các hoạt động sinh hoạt của dân cư theo hướng văn minh.
- Việc bảo vệ môi trường giúp các hoạt động kinh tế, đặc biệt các ngành công nghiệp, dịch vụ (nhất là với ngành du lịch) duy trì hoạt động và mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, tạo môi trường trong lành cho các hoạt động xã hội, nhất là trong các đô thị lớn của vùng như Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hoà,...
- Việc giải quyết các vấn đề về quá tải hạ tầng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm ở các đô thị lớn sẽ giúp các hoạt động kinh tế - xã hội được đẩy mạnh, chất lượng cuộc sống dân cư được nâng cao,...
- Bảo vệ môi trường biển, triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tạo thuận lợi cho việc phát triển tổng hợp kinh tế biển của vùng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây