Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 29. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ (phần 3) SVIP
2. Dịch vụ
- Ngành dịch vụ của Đông Nam Bộ phát triển nhanh, ngày càng tăng về quy mô và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GRDP của vùng (năm 2021).
- Các lĩnh vực dịch vụ trong vùng đa dạng, phát triển hàng đầu cả nước.
* Giao thông vận tải:
- Phát triển với đầy đủ các loại hình:
+ Đường ô tô (với các tuyến quốc lộ 1, 13, 51, 22, 14,...), các tuyến cao tốc được tăng cường, mở rộng và xây dựng mới.
+ Đường sắt (có tuyến đường sắt Thống Nhất).
+ Đường sông và đường biển (bến cảng Cát Lái, Cái Mép, Thị Vải,...).
+ Đường hàng không (cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có năng lực vận chuyển đứng đầu cả nước, cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được xây dựng).
- Nhìn chung, giao thông vận tải của vùng có chất lượng tốt, đảm bảo sự kết nối nội, ngoại vùng và với thế giới.
- Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn nhất vùng và cả nước.
* Thương mại:
- Thương mại của vùng phát triển mạnh.
- Nội thương:
+ Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng đứng đầu cả nước (chiếm trên 27% cả nước).
+ Vùng phát triển sớm và nhanh các trung tâm thương mại lớn, siêu thị, thương mại điện tử,...
- Ngoại thương:
+ Trị giá xuất khẩu của vùng chiếm khoảng 34% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước (năm 2021).
+ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai là những địa phương có trị giá xuất khẩu lớn và luôn đứng ở vị trí hàng đầu trong vùng và cả nước.
* Du lịch:
- Ngành du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng.
- Năm 2020, lượng khách du lịch đến vùng đạt 34,6 triệu lượt khách.
- Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lượng khách du lịch đến vùng giảm mạnh, còn khoảng 15,7 triệu lượt khách.
- Tuy nhiên, năm 2022 lượng khách du lịch tăng trưởng mạnh, đạt trên 23,2 triệu lượt khách, chiếm gần 23% lượng khách của cả nước.
- Các loại hình du lịch nổi bật trong vùng là du lịch đô thị, du lịch sinh thái,...
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước.
- Một số điểm thu hút khách du lịch: Vũng Tàu, núi Bà Đen, cửa khẩu Mộc Bài, hồ Dầu Tiếng,...
* Bưu chính viễn thông:
- Phát triển sớm và mạnh nhất so với các vùng khác.
- Đi đầu trong chuyển đổi số, đầu tư vào công nghệ cao.
* Tài chính ngân hàng:
- Phát triển mạnh với đa dạng các loại hình kinh doanh như hệ thống các ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán, bảo hiểm,... thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây