Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên SVIP
I. Chuẩn bị
1. Địa điểm
- Lựa chọn địa điểm thuận lợi và phù hợp với vị trí, điều kiện của trường.
- Địa điểm tìm hiểu có thể là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thảo cầm viên,...
2. Dụng cụ
Kính lúp |
Máy ảnh |
Ống nhòm |
Sổ ghi chép |
Panh |
Vợt bắt côn trùng |
Vợt bắt động vật thủy sinh |
Lọ đựng mẫu |
Ngoài ra, cần chuẩn bị một số tài liệu như:
- Tài liệu ảnh để nhận diện nhanh sinh vật ngoài thiên nhiên.
- Khóa phân loại một số nhóm sinh vật.
- Nhãn dán mẫu.
Nhãn dán mẫu bằng giấy trắng được thiết kế theo kích thước 5 cm x 8 cm, đục lỗ ở góc để buộc dây và để trong túi nylon tránh bị ướt. Nhãn bao gồm các thông tin:
3. Yêu cầu
- Quan sát theo nhóm với các nội dung được phân công để hoàn thành bài thu hoạch.
- Chấp hành nghiêm túc các quy định của buổi ngoại khóa (kỉ luật, nguyên tắc thu mẫu).
- Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của giáo viên.
- Trang phục gọn gàng, phù hợp.
- Khi thu và bắt, thả mẫu phải lưu ý một số loài có thể gây độc.
II. Cách tiến hành
1. Hướng dẫn chung
- Quan sát bằng mắt thường: quan sát cơ thể và một số bộ phận trên cơ thể các loài sinh vật có kích thước đủ lớn để nhìn thấy bằng mắt thường.
Ví dụ: Quan sát cơ thể thực vật có thể quan sát lá, hoa, quả, hạt, rễ, thân bằng mắt thường. Quan sát cơ thể động vật có thể quan sát được mắt, các chi, bộ da,... bằng mắt thường.
Cấu tạo cây đậu Hà Lan |
Cấu tạo ngoài của ếch |
- Quan sát bằng kính lúp: sử dụng kính lúp để quan sát cơ thể và một số bộ phận trên cơ thể của các loài có kích thước nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường.
Sử dụng kính lúp quan sát kiến
- Quan sát bằng ống nhòm: sử dụng ống nhòm để quan sát động, thực vật ở xa.
Quan sát bươm bướm bằng ống nhòm ở các cần zoom khác nhau
- Chụp ảnh: Sử dụng máy ảnh hoặc điện thoại có chức năng chụp ảnh để chụp lại hình các loài sinh vật đã quan sát được nhằm phục vụ cho việc làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật.
- Ghi chép: ghi lại các thông tin về tên và môi trường sống của các loài đã quan sát được, số lượng cá thể và kích thước các loài.
- Làm bộ sưu tập ảnh (có thể trình bày bộ sưu tập ảnh bằng hình thức tập san):
- Sử dụng ảnh sinh vật đã chụp được, phân loại theo chủ đề: môi trường sống, vai trò hoặc nhóm phân loại.
- Xác định tên các đại diện của các nhóm sinh vật.
- Dán ảnh và trang trí tập san.
2. Tìm hiểu về thực vật và động vật
a. Quan sát môi trường sống, vai trò của thực vật và động vật
Yêu cầu:
- Quan sát và ghi vào sổ tên các loài thực vật quan sát được và môi trường sống của chúng (dưới nước, trên cạn, trên cơ thể sinh vật,...). Chỉ ra vai trò của các loài đã quan sát (cây bóng mát, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật,...).
- Quan sát các loài động vật sống trong các môi trường khác nhau (trên cạn, dưới nước,...). Ghi chép lại tên các loài đã quan sát được cùng môi trường sống và vai trò của chúng trong tự nhiên (thụ phấn cho hoa, phát tán hạt, làm tơi xốp đất,...).
- Chụp ảnh các loài đã quan sát được cùng môi trường sống của chúng. Thu lại mẫu các thực vật đã quan sát, sử dụng nhãn dán để ghi lại mẫu vật.
- Phương pháp quan sát: bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm.
b. Quan sát hình thái, phân loại một số nhóm thực vật và động vật
Yêu cầu:
- Quan sát và ghi vào sổ đặc điểm hình thái các loài thực vật bao gồm: đặc điểm rễ, thân, lá, cơ quan sinh sản để phân loại các mẫu đã thu được và các loài đã quan sát vào các ngành phù hợp.
- Rễ: có thật hay không?
- Lá: hình dạng và cách xếp lá như thế nào?
- Thân: thân gỗ hay thân cỏ?
- Cơ quan sinh sản: bào tử hay hoa?
- Hạt: nằm trong quả hay lộ ra ngoài?
- Sử dụng máy ảnh để chụp lại các đặc điểm nổi bật dùng để phân loại mẫu vật và làm bộ sưu tập ảnh.
Một số hoạt động ngoài thiên nhiên
- Quan sát đặc điểm hình thái của các loài động vật dựa vào đặc điểm đặc trưng giữa các ngành, lớp động vật đã học để phân loại động vật vào các ngành/ lớp (Thâm mềm, Chân khớp, Cá,...) thuộc động vật có xương sống hay động vật không xương sống. Đối với các loài có đời sống bay lượn có thể sử dụng ống nhòm để quan sát, chụp ảnh mẫu để quan sát chi tiết.
- Tìm và ghi vào sổ các đặc điểm hình thái cấu tạo phù hợp với môi trường sống của các loài động vật (ví dụ: chân vịt có màng bơi để thích nghi với việc bơi lội...).
- Phân loại một số nhóm động vật thu được. Sử dụng khóa lưỡng phân để phân loại mẫu vật.
- Phương pháo quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm.
c. Cách lấy mẫu
- Do có đặc tính di chuyển nên việc bắt thả mẫu động vật phụ thuộc vào từng đối tượng. Với động vật ở dưới nước, sử dụng vợt bắt động vật thủy sinh để vợt lên rồi chuyển sang khay nước.
- Với các động vật có khả năng bay, nhảy như: bướm, cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, ong,... sử dụng vợt bắt bướm để thu mẫu. Sau khi đã vợt được côn trùng, cần có động tác khóa vợt để ngăn không có công trùng bay ra khỏi vợt.
Động tác khóa vợt để thu mẫu ngoài tự nhiên
- Một số loài công trùng khác cũng có thể dùng tay bắt và cho vào lọ như: cào cào, châu chấu, dế, chuồn chuồn, một số loài cánh cứng (xén tóc, cánh cam,...).
- Các loài có khả năng đốt, cắn hoặc tiết ra chất độc thì phải dùng panh kẹp để bắt. Ví dụ: với các loài ong, dùng panh kẹp chặt cơ thể của chúng từ bên ngoài vợt, sau đó đưa lọ đựng mẫu vào trong vợt, thả con vật vào lọ và đậy nhanh miệng lọ.
- Với các động vật lớn hơn như động vật có xương sống (cá, ếch, thằn lằn,...) dùng dụng cụ phù hợp để bắt thả.
III. Thu hoạch
1. Hoàn thành phiếu học tập theo mẫu sau với khoảng từ 5 - 10 loài thực vật em đã quan sát được.
Tên cây | Môi trường sống | Đặc điểm | Vị trí phân loại | Vai trò | ||
Rễ cây | Thân cây | Cơ quan sinh sản | ||||
Cây rêu | Trên cạn | Rễ giả | Thân không có mạch dẫn. | Túi bào tử chứa các bào tử nhỏ. | Ngành Rêu | Góp phần đa dạng hệ sinh thái. |
... | ||||||
... |
2. Hoàn thành phiếu thu hoạch theo mẫu sau với khoảng 5 - 10 loài động vật em đã quan sát được.
Tên động vật | Môi trường sống | Đặc điểm hình thái nổi bật | Vị trí phân loại | Vai trò |
Cá chép | Dưới nước | Thân hình thoi, dẹp hai bên. Cơ thể có vảy. | Lớp cá xương | Thức ăn cho con người, cân bằng hệ sinh thái. |
... | ||||
... | ||||
... |
3. Trình bày, giới thiệu với bạn mẫu vật và ảnh chụp các loài thực vật, động vật mà em quan sát được.
Có thể lựa chọn các hình thức sau: tập san, hộp bí mật,... để hoàn thành các sản phẩm của nhóm.
4. Nhóm thực vật, động vật nào em quan sát được nhiều nhất, ít nhất hoặc không quan sát thấy? Vì sao?
Gợi ý:
- Do điều kiện khí hậu thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật ở khu vực mà em quan sát.
- Do sự chăm sóc, nuôi trồng của con người trong khu vực.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây