Bài học cùng chủ đề
- Vectơ chỉ phương, phương trình tham số của đường thẳng.
- Vectơ pháp tuyến, phương trình tổng quát của đường thẳng
- Vị trí tương đối, góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng
- Phương trình đường thẳng
- Vectơ chỉ phương, phương trình tham số của đường thẳng
- Vectơ pháp tuyến, phương trình tổng quát của đường thẳng
- Góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phương trình đường thẳng SVIP
1. Vectơ chỉ phương của đường thẳng
Định nghĩa
Vectơ \(\overrightarrow{u}\) được gọi là vectơ chỉ phương của đường thẳng $\Delta$ nếu \(\overrightarrow{u}\ne\overrightarrow{0}\) và giá của \(\overrightarrow{u}\) song song hoặc trùng với $\Delta$.
Nhận xét
Nếu \(\overrightarrow{u}\) là một vectơ chỉ phương của đường thẳng $\Delta$ thì \(k\overrightarrow{u}\) (\(k\ne0\)) cũng là một vectơ chỉ phương của $\Delta$. Do đó một đường thẳng có vô số vectơ chỉ phương.
2. Phương trình tham số của đường thẳng
Định nghĩa
Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho đường thẳng $\Delta $ đi qua điểm \(M\left(x_0;y_0\right)\) và nhận \(\overrightarrow{u}\left(u_1;u_2\right)\) làm vectơ chỉ phương.
Với mỗi điểm $M(x;y)$ trên mặt phẳng tọa độ thì \(\overrightarrow{M_0M}=\left(x-x_0;y-y_0\right)\).
Khi đó, \(M\in\Delta\Leftrightarrow\overrightarrow{M_0M}\) cùng phương với \(\overrightarrow{u}\) | \(\Leftrightarrow\overrightarrow{M_0M}=t\overrightarrow{u}\) |
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x-x_0=tu_1\\y-y_0=tu_2\end{matrix}\right.\) | |
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=x_0+tu_1\\y=y_0+tu_2\end{matrix}\right.\quad\left(1\right)\) |
Hệ phương trình $(1)$ được gọi là phương trình tham số của đường thẳng $\Delta$, trong đó $t$ là tham số.
Mỗi giá trị cụ thể của $t$ xác định tọa độ một điểm trên đường thẳng $\Delta$.
Như vậy, một đường thẳng hoàn toàn được xác định nếu biết một điểm thuộc nó và vectơ chỉ phương của đường thẳng đó.
Ở hình tương tác bên dưới, kéo thanh trượt giá trị $t$ rồi quan sát.
Liên hệ giữa vectơ chỉ phương và hệ số góc của đường thẳng
Đường thẳng $\Delta$ có phương trình tham số \(\left\{{}\begin{matrix}x=x_0+tu_1\\y=y_0+tu_2\end{matrix}\right.\).
Nếu $u_1 \ne 0$ thì từ phương trình tham số của $\Delta$ ta có: \(y-y_0=\dfrac{u_2}{u_1}\left(x-x_0\right)\).
Đặt \(k=\dfrac{u_2}{u_1}\) thì $k$ chính là hệ số góc của $\Delta$.
Quan sát hình vẽ trên, ta có \(k=\tan\alpha\).
Lưu ý: \(\alpha\) là góc tạo bởi tia $Av$ và tia $Ax$, chưa chắc là góc tạo bởi $\Delta$ và trục $Ox$. Góc giữa hai đường thẳng luôn nhỏ hơn hoặc bằng một góc vuông.
3. Vectơ pháp tuyến của đường thẳng
Vectơ (khác \(\overrightarrow{0}\)) vuông góc với vectơ chỉ phương của $d$ ở trên được gọi là vectơ pháp tuyến của $d$.
Định nghĩa
Vectơ \(\overrightarrow{n}\) được gọi là vectơ pháp tuyến của đường thẳng $\Delta$ nếu \(\overrightarrow{n}\ne\overrightarrow{0}\) và \(\overrightarrow{n}\) vuông góc với vectơ chỉ phương của $\Delta$.
Nhận xét
Nếu \(\overrightarrow{n}\) là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng $\Delta$ thì \(k\overrightarrow{n}\) (\(k\ne0\)) cũng là một vectơ chỉ phương của $\Delta$. Do đó một đường thẳng có vô số vectơ pháp tuyến.
4. Phương trình tổng quát của đường thẳng
Một đường thẳng hoàn toàn được xác định khi biết một điểm nằm trên nó và vectơ pháp tuyến của đường thẳng đó.
Trong mặt phẳng $Oxy$ cho đường thẳng $\Delta$ đi qua điểm $M_0(x_0;y_0)$ và nhận \(\overrightarrow{n}\left(a;b\right)\) là một vectơ pháp tuyến.
Với mỗi điểm \(M\left(x;y\right)\) trên mặt phẳng, ta có \(\overrightarrow{M_0M}=\left(x-x_0;y-y_0\right)\).
Khi đó, \(M\in\Delta\Leftrightarrow\overrightarrow{M_0M}\) \(\perp\) \(\overrightarrow{n}\) | \(\Leftrightarrow a\left(x-x_0\right)+b\left(y-y_0\right)=0\) |
\(\Leftrightarrow ax+by+\left(-ax_0-by_0\right)=0\) | |
\(\Leftrightarrow ax+by+c=0\) (với $c = -ax_0 - by_0$) |
Định nghĩa
Phương trình $ax + by +c = 0$ với $a$ và $b$ không đồng thời bằng $0$, được gọi là phương trình tổng quát của đường thẳng.
Ví dụ:
Lập phương trình tổng quát của đường thẳng $\Delta$ đi qua hai điểm \(A\left(2;2\right)\) và \(B\left(4;3\right)\).
Giải:
Đường thẳng $\Delta$ đi qua hai điểm $A,B$ nên có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{AB}=\left(2;1\right)\).
Từ đó ta chọn \(\overrightarrow{n}=\left(-1;2\right)\) làm vectơ pháp tuyến $\Delta$.
Phương trình tổng quát của $\Delta$ là: | \(\left(-1\right)\left(x-x_A\right)+2\left(y-y_A\right)=0\) |
\(\Leftrightarrow\left(-1\right)\left(x-2\right)+2\left(y-2\right)=0\) | |
\(\Leftrightarrow x-2y+2=0.\) |
Các trường hợp đặc biệt
Cho đường thẳng $\Delta$ có phương trình tổng quát $ax + by + c = 0 \quad (1)$
a) Nếu $a = 0$ thì phương trình $(1)$ trở thành $by+c = 0$ hay $y = -\dfrac{c}{b}$. Khi đó đường thẳng $\Delta$ vuông góc với trục $Oy$ tại điểm \(\left(0;-\dfrac{c}{b}\right)\). | |
b) Nếu $b = 0$ thì phương trình $(1)$ trở thành $ax+c = 0$ hay $x = -\dfrac{c}{a}$. Khi đó đường thẳng $\Delta$ vuông góc với trục $Ox$ tại điểm \(\left(-\dfrac{c}{a};0\right)\). | |
c) Nếu $c = 0$ thì phương trình $(1)$ trở thành $ax+by = 0$. Khi đó đường thẳng $\Delta$ đi qua gốc tọa độ $O$. | |
d) Nếu $a;b;c$ đều khác $0$ ta có thể đưa phương trình $(1)$ về dạng \(\dfrac{x}{a_0}+\dfrac{y}{b_0}=1\quad\left(2\right)\) với \(a_0=-\dfrac{c}{a};b_0=-\dfrac{c}{b}\). Phương trình $(2)$ được gọi là phương trình đường thẳng theo đoạn chắn, đường thẳng này cắt $Ox$ và $Oy$ lần lượt tại $M(a_0;0)$ và $N(0;b_0)$. Nói cách khác, phương trình $(2)$ cho ta cách viết ngay tức thì phương trình đường thẳng $\Delta$ khi viết giao điểm của nó với trục $Ox$ và $Oy$ (khác gốc tọa độ $O$). |
5. Vị trí tương đối của hai đường thẳng
Cho hai đường thẳng \(\left\{{}\begin{matrix}\Delta_1:a_1x+b_1y+c_1=0\\\Delta_2:a_2x+b_2y+c_2=0\end{matrix}\right..\)
Để xét vị trí tương đối của hai đường thẳng $\Delta_1$ và $\Delta_2$ ta xét số nghiệm của hệ phương trình \(\left\{{}\begin{matrix}a_1x+b_1y+c_1=0\\a_2x+b_2y+c_2=0\end{matrix}\right.\quad\left(I\right).\)
+) Hệ $(I)$ có một nghiệm: \(\Delta_1\) cắt \(\Delta_2\) (\(\Leftrightarrow\dfrac{a_1}{a_2}\ne\dfrac{b_1}{b_2}\) nếu $a_2b_2c_2 \ne 0$).
+) Hệ $(I)$ vô nghiệm: \(\Delta_1\) // \(\Delta_2\) (\(\Leftrightarrow\dfrac{a_1}{a_2}=\dfrac{b_1}{b_2}\ne\dfrac{c_1}{c_2}\) nếu $a_2b_2c_2 \ne 0$).
+) Hệ $(I)$ có vô số nghiệm: \(\Delta_1\equiv\Delta_2\) (\(\Leftrightarrow\dfrac{a_1}{a_2}=\dfrac{b_1}{b_2}=\dfrac{c_1}{c_2}\) nếu $a_2b_2c_2 \ne 0$).
Ví dụ
Cho đường thẳng $d$ có phương trình \(x-y+1=0\), xét vị trí tương đối của $d$ với mỗi đường thẳng sau
\(\Delta_1:2x+y-4=0\);
\(\Delta_2:x-y-1=0\);
\(\Delta_3:2x-2y+2=0\).
Giải
a) Xét $d$ và $\Delta_1$, hệ phương trình \(\left\{{}\begin{matrix}x-y+1=0\\2x+y-4=0\end{matrix}\right.\) có nghiệm $(1;2)$. Vậy $d$ cắt $\Delta_1$ tại $M(1;2)$. |
|
b) Xét $d$ và $\Delta_2$, hệ phương trình \(\left\{{}\begin{matrix}x-y+1=0\\x-y-1=0\end{matrix}\right.\) vô nghiệm (vì \(\dfrac{1}{1}=\dfrac{-1}{-1}\ne\dfrac{1}{-1}\)). Vậy $d$ // $\Delta_2$. |
|
c) Xét $d$ và $\Delta_3$, hệ phương trình \(\left\{{}\begin{matrix}x-y+1=0\\2x-2y+2=0\end{matrix}\right.\) có vô số nghiệm (vì \(\dfrac{1}{2}=\dfrac{-1}{-2}=\dfrac{1}{2}\)).
Vậy $d \equiv \Delta_3$. |
6. Góc giữa hai đường thẳng
Cho hai đường thẳng \(\left\{{}\begin{matrix}\Delta_1:a_1x+b_1y+c_1=0\\\Delta_2:a_2x+b_2y+c_2=0\end{matrix}\right..\)
Góc giữa hai đường thẳng \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) được kí hiệu là \(\widehat{\left(\Delta_1,\Delta_2\right)}\) hoặc \(\left(\Delta_1,\Delta_2\right)\).
Đặt \(\varphi=\widehat{\left(\Delta_1,\Delta_2\right)}\) (\(\varphi\le90^o\)). Ta thấy $\varphi$ bằng với \(\left(\overrightarrow{n_1},\overrightarrow{n_2}\right)\) khi \(\left(\overrightarrow{n_1},\overrightarrow{n_2}\right)\le90^o\), hoặc bù với \(\left(\overrightarrow{n_1},\overrightarrow{n_2}\right)\) khi \(\left(\overrightarrow{n_1},\overrightarrow{n_2}\right)>90^o\), trong đó \(\overrightarrow{n_1};\overrightarrow{n_2}\) lần lượt là vectơ pháp tuyến của $\Delta_1;\Delta_2$.
Vì \(\varphi\le90^o\) nên $\cos \varphi \ge 0$, do đó
\(\cos\varphi=\left|\cos\text{}\left(\overrightarrow{n_1},\overrightarrow{n_2}\right)\right|=\dfrac{\left|\overrightarrow{n_1}.\overrightarrow{n_2}\right|}{\left|\overrightarrow{n_1}\right|.\left|\overrightarrow{n_2}\right|}\) hay \(\color{blue}{\cos\varphi=\dfrac{\left|a_1a_2+b_1b_2\right|}{\sqrt{a_1^2+b_1^2}.\sqrt{a_2^2+b_2^2}}.}\) |
Xem video này để hiểu rõ hơn về góc giữa hai đường thẳng trong mặt phẳng $Oxy$.
Ví dụ
Tìm góc giữa hai đường thẳng \(d_1:x-2y+5=0\) và \(d_2:3x-y=0\).
Giải
\(\cos\widehat{\left(d_1,d_2\right)}=\dfrac{\left|1.3+\left(-2\right).\left(-1\right)\right|}{\sqrt{1^2+\left(-2\right)^2}.\sqrt{3^2+\left(-1\right)^2}}=\dfrac{5}{5\sqrt{2}}=\dfrac{1}{\sqrt{2}}.\)
Do đó \(\widehat{\left(d_1,d_2\right)}=45^o.\)
7. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng
Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho đường thẳng $\Delta$ có phương trình $ax + by +c =0$ và điểm $M_0 (x_0;y_0)$. Khoảng cách từ điểm $M_0$ đến đường thẳng $\Delta$, kí hiệu là $d(M_0,\Delta)$ được tính bởi công thức
\(\color{blue}{d\left(M_0,\Delta\right)=\dfrac{\left|ax_0+by_0+c\right|}{\sqrt{a^2+b^2}}.}\)
Ví dụ
Tính khoảng cách từ điểm $A(3;5)$ đến đường thẳng \(\Delta:4x+3y+1=0\).
Giải:
\(d\left(A,\Delta\right)=\dfrac{\left|4.3+3.5+1\right|}{\sqrt{16+9}}=\dfrac{28}{5}.\)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây