Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nam châm SVIP
1. Nam châm
Từ xa xưa, con người đã chú ý đến một số loại đá có tính chất hút được các vật bằng sắt.
Chúng gọi là đá nam châm hay đá dẫn đường vì có thể được dùng để chỉ phương hướng.
Ngày nay, nam châm được dùng phổ biến, chúng có hình dạng và kích thước khác nhau, tuỳ thuộc vào công dụng của chúng: nam châm thẳng, nam châm chữ U, nam châm viên,...
Nam châm là những vật có từ tính có thể hút được các vật bằng sắt, thép,...
Những nam châm có từ tính tồn tại trong thời gian dài được gọi là nam châm vĩnh cửu.
2. Tác dụng của nam châm lên các vật liệu
Thí nghiệm khảo sát tác dụng của nam châm lên các vật liệu khác nhau
Đưa thanh nam châm thẳng và nam châm hình chữ U lại gần các vật sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ, vàng.
Nhận xét:
- Nam châm hút sắt và thép, không hút đồng, nhôm, gỗ, vàng.
- Các vật liệu đặt ở hai đầu thì bị hút mạnh nhất.
Vật liệu có tương tác với nam châm được gọi là vật liệu có tính chất từ (vật liệu từ) và những vật liệu không tương tác với nam châm là vật liệu không có tính chất từ.
Nam châm chỉ tương tác với các vật liệu như: sắt, thép, cobalt, nickel,...
3. Sự định hướng của thanh nam châm
Thí nghiệm khảo sát sự định hướng của thanh nam châm
Chuẩn bị: Thanh nam châm, dây treo, giá đỡ
Tiến hành:
- Treo thanh nam châm vào giá đỡ
- Chờ đến khi nam châm đứng yên, quan sát phương của thanh nam châm
Khi để nam châm tự do, đầu luôn chỉ hướng bắc gọi là cực Bắc (kí hiệu N), đầu luôn chỉ hướng nam gọi là cực Nam (kí hiệu S).
Thí nghiệm khảo sát sự tương tác giữa các cực của nam châm
- Treo thanh nam châm A vào giá đỡ bằng một sợi dây mảnh.
- Khi thanh nam châm A nằm yên, đưa cực bắc của thanh nam châm B khác lại gần cực bắc của thanh nam châm A. Quan sát xem hai cực này đẩy hay hút nhau.
- Làm tương tự nhưng đưa cực nam của thanh nam châm B lại gần cực bắc của thanh nam châm A.
Nhận xét: Khi đặt hai nam châm lại gần nhau, hai từ cực khác tên hút nhau, hai từ cực cùng tên đẩy nhau.
Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây