Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành: Một số thí nghiệm về enzyme SVIP
I. Chuẩn bị
- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đĩa petri, dao nhỏ, bếp điện, nồi nhỏ, cốc đong, tủ lạnh, bông gòn.
- Hoá chất: Các dung dịch hydrogen peroxide (H2O2), sodium hydroxide (NaOH) 10%, hydrochloric acid (HCl) 5%, iodine (I2) 0,3%, nước bọt pha loãng, tinh bột 1%, nước cất.
- Mẫu vật: Củ khoai tây hoặc khoai lang.
II. Cách tiến hành
1. Quan sát để trải nghiệm
- Khi nhai kĩ cơm, xôi, bánh mì,... ta thấy vị ngọt.
- Trong dạ dày hầu như không diễn ra quá trình tiêu hoá carbohydrate.
- Khi trời nắng nóng (38 - 40 oC) làm tăng nguy cơ tủ vong do sốc nhiệt.
STT | Nội dung vấn đề | Câu hỏi giả định |
1 | Cơm, xôi, bánh mì,... khi nhai kĩ sẽ có vị ngọt. | Khi nhai, có phải cơm, xôi, bánh mì,... sẽ bị phân giải thành đường? |
... | ... | ... |
2. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết
STT | Nội dung giả thuyết | Phương án kiểm chứng giả thuyết |
1 | Trong nước bọt có chứa enzyme thuỷ phân tinh bột thành đường | Dùng iodine để kiểm tra sự có mặt của tinh bột |
... | ... | ... |
3. Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết
a. Thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thuỷ phân tinh bột của amylase
- Bước 1: Chuẩn bị hai ống nghiệm được đánh số thứ tự 1 và 2. Cho vào mỗi ống nghiệm dung dịch tinh bột 1 %.
- Bước 2: Tiến hành thêm các chất vào ống nghiệm và lắc đều khoảng 2 - 3 phút.
- Ống 1: Cho thêm 3 mL nước cất.
- Ống 2: Cho thêm 3 mL nước bọt pha loãng
- Bước 3: Sau 10 - 15 phút, nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch iodine 0,3 % vào mỗi ống nghiệm.
- Bước 4: Quan sát sự đổi màu của mỗi ống nghiệm.
b. Thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của độ pH đến hoạt tính của enzyme amylase
- Bước 1: Chuẩn bị bốn ống nghiệm được đánh số từ 1 đến 4. Cho vào mỗi ống nghiệm 2 mL dung dịch tinh bột 1 %.
- Bước 2: Tiến hành thêm các chất vào các ống nghiệm và lắc đều khoảng 2 - 3 phút.
- Ống 1: Cho thêm 2 mL nước cất.
- Ống 2: Cho thêm 2 mL nước bọt pha loãng.
- Ống 3: Cho thêm 2 mL nước bọt pha loãng và 3 - 4 giọt acid HCl 5 %.
- Ống 4: Cho thêm 2 mL nước bọt pha loãng và 3 - 4 giọt NaOH 10 %.
- Bước 3: Sau 10 - 15 phút, nhỏ 2 - 3 giọt iodine 0,3 % vào mỗi ống nghiệm.
- Bước 4: Quan sát sự đổi màu của mỗi ống nghiệm
c. Thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzyme catalase
- Bước 1: Cắt ba lát khoai tây dày khoảng 1 cm và đánh số thứ tự từ 1 đến 3.
- Bước 2: Xử lí các lát khoai tây:
- Lát số 1: Để ở điều kiện bình thường (mẫu đối chứng).
- Lát số 2: Cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 1 giờ.
- Lát số 3: Cho vào nước cất và đun sôi khoảng 3 - 5 phút, sau đó để nguội.
- Bước 3: Lấy ba lát khoai tây và cho vào đĩa petri. Nhỏ lần lượt dung dịch hydrogen peroxide lên các lát khoai tây.
- Bước 4: Quan sát hiện tượng sủi bọt khí ở các lát khoai tây.
4. Thảo luận dựa trên kết quả thí nghiệm
STT | Nội dung giả thuyết | Đánh giá giả thuyết | Kết luận |
1 | ... | ... | ... |
... | ... | ... | ... |
5. Báo cáo kết quả thực hành
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZYME Thứ ... ngày ... tháng ... năm ... Nhóm: ... Lớp: ... Họ và tên thành viên: ... 1. Mục đích thực hiện đề tài 2. Mẫu vật, hoá chất 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Báo cáo kết quả nghiên cứu: a. Trình bày và giải thích kết quả thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thuỷ phân tinh bột của amylase. b. Trình bày và giải thích kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của độ pH đến hoạt tính của enzyme amylase. c. Trình bày và giải thích kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzyme catalase. 5. Kết luận và kiến nghị |
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây