Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Từ trường SVIP
I. Nam châm
Người ta nhận thấy một số loại quặng sắt có khả năng hút được sắt vụn, loại quặng sắt đó được gọi là nam châm.
Mỗi nam châm bao giờ cũng có hai cực phân biệt, là cực Nam và cực Bắc, kí hiệu là S và N.
Hai cực của nam châm đặt gần nhau sẽ đẩy khi chúng cùng tên và hút khi chúng khác tên. Lực tương tác đó gọi là lực từ và ta nói nam châm có từ tính.
II. Từ tính của dây dẫn có dòng điện
Dây dẫn có dòng điện cũng có từ tính như nam châm
- Dòng điện có thể tác dụng lực từ lên nam châm
- Nam châm có thể tác dụng lực từ lên dòng điện
- Hai dòng điện có thể tương tác với nhau
Kết luận: Giữa hai dây dẫn có dòng điện, giữa hai nam châm, giữa một dòng điện và một nam châm đều có lực tương tác. Những lực tương tác ấy gọi là lực từ, ta nói dòng điện và nam châm có từ tính.
III. Từ trường
1. Định nghĩa
Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó.
2. Hướng của từ trường
Từ trường định hướng cho cho các nam châm nhỏ.
Quy ước: Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam – Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
IV. Đường sức từ
1. Định nghĩa
Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
Quy ước: chiều của đường sức từ tại mỗi điểm là chiều của từ trường tại điểm đó.
2. Các tính chất của đường sức từ
- Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức.
- Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
- Chiều của đường sức từ tuân theo những qui tắc xác định.
- Qui ước vẽ các đường sức mau (dày) ở chỗ có từ trường mạnh, thưa ở chổ có từ trường yếu.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây