Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận (Nghị luận văn học) (Phần 2) SVIP
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
(Phần 2)
V. Các dạng đề viết đoạn văn nghị luận về truyện
– Phân tích tình huống truyện.
– Cảm nhận về một nhân vật trong truyện.
– Phân tích ngắn gọn chủ đề của tác phẩm truyện.
– Phân tích chi tiết tiêu biểu của truyện.
VI. Dàn ý của một số dạng đề cơ bản (đoạn văn nghị luận về truyện)
1. Dàn ý viết đoạn văn phân tích tình huống truyện.
* Mở đoạn:
– Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Nêu vấn đề nghị luận – tình huống truyện.
* Thân đoạn:
– Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống:
+ Bối cảnh xuất hiện.
+ Tóm tắt nội dung tình huống.
+ Các chi tiết độc đáo của tình huống.
– Ý nghĩa của tình huống:
– Đánh giá:
+ Nghệ thuật xây dựng tình huống.
+ Khẳng định giá trị của tình huống.
+ Khẳng định tài năng và tấm lòng của nhà văn.
– Nâng cao, mở rộng: So sánh với các tình huống truyện khác (nếu có).
* Kết đoạn:
– Đánh giá ý nghĩa tình huống đối với sự thành công của tác phẩm.
– Cảm nhận của bản thân.
2. Dàn ý viết đoạn văn cảm nhận về một nhân vật trong truyện.
* Mở đoạn:
– Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Nêu nhân vật cần nghị luận, khái quát đặc điểm nhân vật.
* Thân đoạn:
– Phân tích nhân vật:
+ Giới thiệu nhân vật (nhân vật chính/phụ; kiểu nhân vật: tư tưởng/ hành động; lai lịch; sự xuất hiện; cuộc đời).
+ Phân tích vẻ đẹp ngoại hình (nếu có).
+ Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật trên các phương diện (chú ý các sự kiện chính, các biến cố,…).
- Ngôn ngữ nhân vật: độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm,…
- Suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.
- Hành động của nhân vật.
+ Mối quan hệ với các nhân vật khác, từ đó cho thấy nổi bật phẩm chất nhân vật.
+ Góc nhìn của tác giả (nếu truyện được kể theo ngôi thứ 3).
– Tổng kết về nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
+ Đặc điểm phong cách, bút pháp của tác giả.
+ Tính điển hình của nhân vật, mức độ thành công của tác phẩm.
– Liên hệ, mở rộng (nếu có).
* Kết đoạn:
– Đánh giá chung vẻ đẹp, sức sống của nhân vật.
– Cảm nhận, suy nghĩ riêng về nhân vật đó.
3. Dàn ý viết đoạn văn phân tích ngắn gọn chủ đề của tác phẩm truyện.
* Mở đoạn:
– Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu chủ đề của tác phẩm/ đoạn trích.
* Thân đoạn:
– Phân tích chủ đề qua:
+ Nhan đề, sự kiện.
+ Nhân vật, mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh và với các nhân vật khác.
+ Chi tiết và mối quan hệ giữa các chi tiết.
+ Điểm nhìn, ngôi kể, cách kể chuyện,…
+ Giá trị của chủ đề và sự thể hiện chủ đề trong tác phẩm.
– Tổng kết về nghệ thuật.
– Liên hệ, mở rộng (nếu có).
* Kết đoạn:
– Khẳng định ý nghĩa chủ đề đối với sự thành công của tác phẩm.
– Thông điệp của tác giả, cảm nhận của bản thân.
4. Dàn ý viết đoạn văn phân tích chi tiết tiêu biểu của truyện.
* Mở đoạn:
– Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu chi tiết tiêu biểu của tác phẩm/đoạn trích.
* Thân đoạn:
– Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết, vị trí của chi tiết.
– Phân tích chi tiết:
+ Chi tiết diễn tả sự việc, hành động, lời nói nào?
+ Khám phá chi tiết qua tình huống cụ thể, bối cảnh xã hội, tâm lý nhân vật,…
+ Chi tiết được xây dựng bằng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật gì?
+ Vai trò của chi tiết (trong việc khắc họa chân dung nhân vật, làm nổi bật tư tưởng chủ đề tác phẩm,...).
+ Ý nghĩa gợi ra từ chi tiết.
– Tổng kết về nghệ thuật.
* Kết đoạn:
– Khẳng định ý nghĩa chi tiết đối với sự thành công của tác phẩm.
– Cảm nhận riêng về chi tiết.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây