Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc: Nhân vật quan trọng (Trích Quan thanh tra - Ni-cô-lai Gô-gôn - Nikolai Gogol) (Phần 2) SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
NHÂN VẬT QUAN TRỌNG
(Trích Quan thanh tra)
Ni-cô-lai Gô-gôn (Nikolai Gogol)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2. Nhân vật:
b. Tầng lớp quan chức:
- Tầng lớp này bao gồm các nhân vật sau: Thị trưởng, chánh án, chủ sự bưu vụ, viên kiểm học, trưởng viện tế bần…
- Thực trạng:
=> Không phải những vị quan chức tốt, không làm đúng chức trách với dân chúng.
- Thái độ trước sự khoác lác của Khơ-lét-xta-cốp:
+ Nhận lầm Khơ-lét-xta-cốp là quan thanh tra, cho nên cung phụng anh ta, đưa hối lộ, lợi dụng cơ hội cầu thân, tiến thân.
+ Không cho quan thanh tra tiếp xúc với những người bị ức hiếp, tránh bị tố cáo, muốn một tay che trời.
+ Vênh vang, ra oai với kẻ dưới trong ảo vọng thay đổi danh vị, nghĩ rằng có thể thăng quan tiến chức chỉ bằng việc thết đãi quan thanh tra.
=> Cuối cùng tất cả đều vỡ mộng trong nỗi khiếp sợ bị báo ứng.
c. Vợ và con gái thị trưởng (An-na An-đrê-ép-na và Ma-ri-a An-tôp-nốp-na):
- Thực chất:
- Lời thoại “Dạ! Chúng tôi còn vui mừng hơn khi được gặp một người như tôn ông” “Đâu phải thế! Ông nói thế thực là quá khen cho chúng tôi. Xin rước ông ngồi ạ!” “Ông cứ nói quá! Ông làm vinh dự cho tôi nhiều lắm, tôi thật không xứng chút nào”.
- Thái độ trước sự khoác lác của Khơ–lét–xta–cốp:
+ Nhận lầm Khơ-lét-xta-cốp là nhân vật quyền thế, sang trọng, đong đưa cầu thân để làm sang.
=> Ngỡ ngàng vỡ mộng.
=> Nhân vật thường xuyên nhầm lẫn kiến thức, rỗng tuếch, có cách ứng xử không phù hợp với hoàn cảnh thực tế, có tính cách không nhất quán, được xây dựng theo lối cường điệu hóa, tô đậm nét đáng cười chứ không được khai thác qua toàn bộ tiểu sử.
3. Thủ pháp trào phúng:
- Tạo tình huống hiểu lầm (Nhận lầm Khơ-lét-xta-cốp là quan thanh tra, là “cụ lớn”, nhà văn).
- Phóng đại cử chỉ, điệu bộ, thói tật (Phóng đại cử chỉ, điệu bộ xã giao, thể hiện nỗi khiếp sợ thái quá, phóng đại cơn cao hứng khoác lác của Khơ-lét-xta-cốp).
- Tạo tương phản gây cười (Lời khoác lác về cuộc sống thượng lưu cùng vị thế quan trọng của Khơ-lét-xta-cốp tương phản gay gắt với thân phận thực tế của nhân vật…).
- Ngôn ngữ tăng cường tính trào phúng (Cường điệu, lặp, nói bóng gió, nói quá, nói lỡ, nói không ra tiếng, đối thoại “ăn miếng trả miếng” tố cáo lẫn nhau …).
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật:
2. Nội dung;
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây