Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc: Nhân vật quan trọng (Trích Quan thanh tra - Ni-cô-lai Gô-gôn - Nikolai Gogol) (Phần 1) SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
NHÂN VẬT QUAN TRỌNG
(Trích Quan thanh tra)
Ni-cô-lai Gô-gôn (Nikolai Gogol)
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả:
- Gô-gôn tên thật là Nikolay Vasilyevich Gogol.
- Ông xuất thân trong gia đình quý tộc tỉnh Pôn-ta-va, nay thuộc U-crai-na. Cha ông lớn gấp đôi tuổi mẹ nên mất từ khi ông còn rất nhỏ, tuổi thơ của Gô-gôn được nuôi dưỡng bởi những truyện vặt mẹ kể đậm tính tôn giáo và huyền bí - điều có ảnh hưởng tích cực đến thành công văn chương của ông về sau.
- Năm 1828, Gô-gôn từng làm trợ lý cho Vụ bất động sản hoàng gia ở Pê-téc-bua một thời gian, hiểu rõ bộ máy công chức thủ đô, cuộc sống sinh hoạt của họ và cả những tâm tư, cũng như thói tật đáng cười nảy sinh từ cuộc sống ấy.
- Tác phẩm đầu tay: Những buổi tối ở thôn gần Đi-can-ka.
- Các sáng tác nổi tiếng của ông: Ta-rax Bun-ba, Quan thanh tra, Những linh hồn chết…
- Phong cách sáng tác: Sáng tác văn xuôi của Gô-gôn bao giờ cũng bày ra những số phận đáng buồn, Gô-gôn luôn để các nhân vật lo lắng, sợ hãi về một sự báo ứng cho sự tồn tại trống rỗng của họ. Ý niệm ấy sẽ hóa thành màn câm cuối cùng của vở kịch nổi tiếng Quan thanh tra. Đằng sau tiếng cười châm biếm sâu cay thế giới không ra con người là những giọt nước mắt, vậy nên sự trào phúng ấy có sự xót xa.
+ D. S. Mirsky miêu tả thế giới của Gogol là "một trong những thế giới kỳ diệu nhất, khó lường nhất và nguyên bản nhất - nói theo hướng nghiêm khắc nhất - từng được một người nghệ sĩ ngôn từ tạo ra."
+ Một đặc trưng chính khác trong văn chương của Gogol là cái nhìn về thực tại và con người "giống như một người theo chủ nghĩa ấn tượng". Ông thấy thế giới ngoài kia biến hóa đầy lãng mạn, đặc biệt hiện rõ ở sự biến đổi không gian kỳ lạ trong các câu chuyện kiểu Gothic như "Sự trả thù kinh khủng" và "Một nơi say đắm". Những bức tranh của ông về tự nhiên chứa đựng hàng đống chi tiết kỳ lạ này chất lên điều kỳ lạ khác, tạo nên một sự hỗn độn không sao kết nối được. Con người theo miêu tả của ông mang màu sắc châm biếm, được vẽ bằng thủ pháp "biếm họa" - nhằm phóng đại những đặc điểm dễ thấy và thu gọn họ xuống thành những mẫu thức hình học. Nhưng những hình ảnh hoạt họa như vậy vẫn có sức thuyết phục, chân thật và không thể không nhận ra được, thông qua những nét vẽ nhẹ nhàng nhưng dứt khoát của một thực tại khó lường trước.
- Bố cục:
b. Tác phẩm:
- Xuất xứ và nội dung tư tưởng của hài kịch Quan thanh tra: Vở hài kịch năm hồi được sáng tác trên cơ sở một giai thoại do Puskin gợi ý. Quan thanh tra không chỉ là vở hài kịch đả kích "tất cả những gì tệ hại của nước Nga" đầu thế kỉ XIX, mà còn khơi dậy nỗi đau về sự tồn tại trống rỗng, phi lí của con người và niềm hi vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Vị trí của văn bản đoạn trích Nhân vật quan trọng: Lớp VI, hồi III của hài kịch Quan thanh tra.
- Nội dung chính: Câu chuyện kể về một công chức nhỏ lang thang đến một thị trấn miền Nam rồi bị tưởng nhầm là quan thanh tra từ Thủ đô Peterburg đi thị sát.
Thị trấn vốn yên bình bỗng đảo lộn. Quan lại địa phương vốn là những kẻ tham nhũng vô cùng lo sợ, tìm mọi cách để mua chuộc, hối lộ cho quan thanh tra. Nhân dịp đó, chúng tố cáo lẫn nhau, nói xấu nhau để tâng công, giở mọi chiêu trò bẩn thỉu, hèn hạ khi đứng trước mối nguy bị vạch trần… Tệ hơn nữa, viên thị trưởng còn định dâng cả vợ và con gái cho quan thanh tra, hòng leo cao hơn lên bậc thang danh vọng.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Bối cảnh, tình huống và hành động kịch:
a. Bối cảnh:
- Khơ-lét-xta-cốp vốn là nhân viên thư ký quèn từng sống chui lủi để trốn tiền trọ, rời khỏi thủ đô về tỉnh lẻ. Đám quan chức nhận nhầm Khơ-lét-xta-cốp là quan thanh tra, nên đưa anh ta rời khỏi quán trọ và chiêu đãi anh ta bằng tất cả những gì có thể. Sau đó, họ chuyển anh ta tới ở tại nhà thị trưởng, tránh không cho tiếp xúc với dân chúng. Vợ và con gái của thị trưởng sốt sắng thể hiện mình trước nhân vật quan trọng từ thủ đô tới, hòng gả được con gái cho anh ta. Khơ-lét-xta-cốp vẫn chưa thật hiểu tại sao đám quan chức trong thị trấn lại cung phụng mình, song anh ta không hề băn khoăn, chỉ tận hưởng mọi sự thết đãi, “khoe mẽ” với vợ và con gái thị trưởng, được đà khoác lác như thể mình thực sự là một nhân vật vô cùng quan trọng từ thủ đô tới.
- Lớp kịch diễn ra tại phòng khách của nhà thị trưởng.
b. Tình huống kịch:
- Tình huống kịch rất quan trọng trong hành động kịch vì đó chính là cơ sở đẩy mâu thuẫn lên đến cao trào.
=> Do tình huống kịch này, nên gia đình thị trưởng đã có những hành động hết sức lố lăng, nực cười. Người công chức cũng không tử tế khi thản nhiên đón nhận sự thết đãi này.
c. Hành động kịch:
+ Từ mâu thuẫn giữa danh vị xã hội của các nhân vật với thực chất cuộc sống tệ hại, trống rỗng của họ; từ nỗi lo sợ bị lật tẩy dẫn họ đến sự lầm lẫn.
+ Cách ứng xử, hành động của các nhân vật chuyển hóa dần từ chỗ ứng phó, che đậy thực chất sang trạng thái say sưa trong ảo vọng để cuối cùng vỡ mộng trong nỗi lo sợ khi quan thanh tra thật xuất hiện.
2. Nhân vật:
a. Khơ-lét-xta-cốp:
- Lai lịch:
+ Vốn là nhân viên thư ký quèn “đoảng vị, không được việc gì” tại văn phòng của một vụ ở Pe-téc–bua.
+ Từng sống chui lủi đến trốn tiền trọ, phải rời khỏi thủ đô về tỉnh lẻ, sa vào bài bạc, cháy túi; từng lê la với đám đào hát và xem ca kịch vui bình dân, ngay cả tên hầu của hắn cũng suýt phải rời đi vì không thể sống được.
=> Tuy nhiên, cuộc sống như vậy lại giúp hắn biết nhiều đào hát; biết bập bõm vài tên nhà báo, nhà văn (dù lẫn lộn các tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau, lẫn tên các tờ báo, các tạp chí) để có cơ sở lấy niềm tin từ gia đình thị trưởng và các quý tộc địa phương.
=> Người đọc buồn cười trước những lời bốc phét, khoác lác của nhân vật. Các nhân vật khác cũng hòa theo lời khoác lác của Khơ-lét-xta-cốp như một chuỗi hài.
- Thái độ sống của Khơ-lét-xta-cốp:
+ Hắn khinh bỉ thân phận của một thư kí nghèo, cuộc sống tỉnh lẻ và chính tầng lớp dưới của mình. Hắn khát khao có thể leo lên tầng lớp trên, danh giá với những cơ ngơi và kẻ hầu người hạ dù hắn không đủ năng lực.
=> Nhân vật đáng cười.
+ Khi bị nhận nhầm là quan thanh tra, hắn thản nhiên chấp nhận và lợi dụng điều đó để đoạt lấy những điều hắn thèm khát. Thậm chí, hắn say đắm trong thân phận giả dối ấy đến mức hắn gần như tự thôi miên mình chính là quan thanh tra thực thụ. Cuối cùng, hắn trở thành một tên lừa đảo, một tên tướng cướp.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây