Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề tham khảo số 3 SVIP
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một vận động viên marathon người Nhật Bản từng vô địch thế giới vào năm 1984 và 1986 đã kể về phương thức phân chia mục tiêu trong cuốn tự truyện của mình: “Trước khi thi đấu, tôi đều phóng xe đi tìm hiểu khảo sát quãng đường thi đấu và ghi lại những cột mốc dễ nhận thấy, ví dụ như cột mốc đầu tiên là ngân hàng, cột mốc thứ hai là một cây cổ thụ, cột mốc thứ ba là tòa nhà màu đỏ. Cứ như vậy cho đến hết chặng đua. Khi bắt đầu cuộc đua, tôi sẽ dồn hết tốc lực để chinh phục từng cột mốc, qua mỗi cột mốc tôi lại có thêm động lực để chinh phục các cột mốc tiếp theo, cho đến khi về đích. Ban đầu, tôi chưa biết tới điều này, tôi luôn đặt ra cho mình một mục tiêu duy nhất đó là cái đích cuối cùng, và kết quả là chạy được khoảng hơn 10km là tôi đã cảm thấy đuối sức. Ý chí của tôi đã bị cả chặng đường dài phía trước quật ngã.”
Giống như những gì vận động viên đó nói, ưu điểm của việc phân chia mục tiêu là: thứ nhất, nó khiến cho mục tiêu lớn tưởng chừng như xa vời trở nên thiết thực và dễ nắm bắt hơn. Khi tâm lý tin tưởng rằng mục tiêu đó có thể thực hiện đươc, thì hành động của bạn sẽ không bị chi phối bởi nỗi sợ thất bại. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta chần chừ khi làm một việc gì đó, trong đó việc đặt ra mục tiêu quá cao, khiến chính mình sợ hãi là một trong những nguyên nhân lớn nhất. Thực hiện việc phân chia mục tiêu chính là một phương thức để giảm thiểu hoặc phòng tránh sự trì trệ do tâm lý sợ hãi thất bại gây ra. Phân chia mục tiêu còn giúp bạn có thêm niềm tin khi thực hiện. Khi thấy mục tiêu hoàn toàn nằm trong tầm với, bạn sẽ cảm thấy tự tin. Không cần phải nói, hẳn ai cũng hiểu sự tự tin có tác dụng quan trọng như thế nào đối với việc hoàn thành mục tiêu trong cuộc sống.
(Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi,
Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2. Theo lời kể của Một vận động viên marathon người Nhật Bản, anh/ chị hiểu việc phân chia mục tiêu và mục tiêu duy nhất khác nhau ở điểm nào?
Câu 3. Tại sao có thể nói: Khi thấy mục tiêu hoàn toàn nằm trong tầm với, bạn sẽ cảm thấy tự tin?
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với câu nói: Ý chí của tôi đã bị cả chặng đường dài phía trước quật ngã. Nêu rõ lí do tại sao.
Hướng dẫn giải:
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ Phương thức nghị luận.
Câu 2:
Hiểu việc phân chia mục tiêu và mục tiêu duy nhất khác nhau ở điểm:
- Phân chia mục tiêu: là cách chia mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn để ta dễ dàng vượt qua. Từ đó, ta có động lực bước tiếp nhằm hoàn thành mục tiêu lớn ban đầu đã đặt ra.
- Mục tiêu duy nhất: là chỉ có một đích đến sau khi đã vượt qua hàng loạt những khó khăn thử thách.
Câu 3:
Có thể nói: Khi thấy mục tiêu hoàn toàn nằm trong tầm với, bạn sẽ cảm thấy tự tin. Tại vì: khi làm một việc gì đó, nếu như ta nắm bắt và hiểu nó, biết nhìn nhận khả năng của mình và biết chắc chắn có thể làm được thì ta sẽ niềm tin vào chính mình, có động lực, sức mạnh tinh thần để quyết tâm thực hiện đến cùng.
Câu 4:
- Nêu rõ quan điểm của bản thân: đồng tình/ không đồng tình/ ý kiến khác.
- Lý giải cụ thể, hợp lý, thuyết phục.
Gợi ý:
Thí sinh có thể đồng tình/không đồng tình hoặc đồng tình một phần với câu nói: Ý chí của tôi đã bị cả chặng đường dài phía trước quật ngã. Cần có lí giải lí do hợp lí, hợp tình, hợp chuẩn mực pháp luật và đạo đức.
- Nếu đồng tình với câu nói: dựa trên câu chuyện của Một vận động viên marathon người Nhật Bản để khẳng định mục tiêu chặng đường dài phía trước là trở ngại, rào cản rất lớn làm cho con người mệt mỏi, nhụt chí, không thể về đến đích đã đặt ra.
- Nếu không đồng tình: Khẳng định ý chí của con người có sức mạnh rất lớn, biến không thành có. Ý chí chính là nhân tố quyết định trên mỗi chặng đường đi đến thành công. Ý chí thường đi đôi với sự nghị lực, đây cũng là hai vấn đề không thể tách rời nhau. Chúng tạo thành một tổng thể đem lại một kết quả như con người mong muốn. Vì thế, dù có chặng đường dài phía trước với nhiều thử thách, có ý chí quyết tâm thì con người không bao thể gục ngã.
- Nếu đồng tình một phần: kết hợp 2 ý trên.
Phân tích hình ảnh bà Tú trong đoạn thơ sau. Từ đó, làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thơ ca trung đại.
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
(Thương vợ - Trần Tế Xương - Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1,
NXB Giáo dục, trang 29)
Hướng dẫn giải:
* Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm, đoạn thơ.
* Cảm nhận về đoạn thơ.
Nội dung:
* Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ:
- Hình ảnh người phụ nữ với gánh nặng gia đình trên vai. (Học sinh phân tích hai câu đề và hai câu thực để thấy được công việc làm ăn nhọc nhằn, vất vả, đầy hiểm nguy và gánh nặng mà bà Tú phải đảm đương để mưu sinh).
- Hình ảnh người phụ nữ với số kiếp vất vả và món nợ tình phải trả trong cuộc đời. (Học sinh phân tích các hình ảnh lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước, thành ngữ một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa để thấy được điều đó).
- Hình ảnh người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn: Chịu thương chịu khó, đảm đang tháo vát, trọn vẹn trách nhiệm làm vợ làm mẹ; cam chịu, chấp nhận, không một lời oán thán, chì chiết. (Học sinh phân tích các từ ngữ nuôi đủ, âu đành phận, dám quản công…để thấy được đức hạnh và vẻ đẹp tâm hồn của bà Tú).
* Nhận xét, đánh giá:
- Hình ảnh bà Tú hiện lên qua cảm nhận của người chồng là nhà thơ Trần Tế Xương nên rất khách quan, sinh động. Tú Xương đã khắc hoạ hình tượng người vợ của mình bằng sự thấu hiểu, lòng yêu thương chân thành, sâu sắc và bằng cả tài năng của một người nghệ sĩ tài hoa.
- Bà Tú là một trong những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời trung đại, tiếp nối đề tài quen thuộc của văn học dân gian và trở thành tiền đề để đề tài này tiếp tục phát triển trong văn học hiện đại.