Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 1 (thời gian: 90 phút) SVIP
(2,5 điểm) Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, cho parabol $(P): y=x^2$ và đường thẳng $(d):y=-x+2$.
1. Tìm tọa độ giao điểm của $(P)$ và $(d)$.
2. Gọi $A$, $B$ là hai giao điểm của $(P)$ và $(d)$. Tính diện tích tam giác $OAB$.
Hướng dẫn giải:
1. Phương trình hoành độ giao điểm của $(P)$ và $(d)$:
$x^2=-x+2 \Leftrightarrow x^2+x-2=0 \Leftrightarrow (x+2)(x-1)=0$
\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=-2\\x=1.\end{matrix}\right.\)
Với $x=1$ suy ra $y=1$ ta có điểm $A(1;1)$.
Với $x=-2$ suy ra $y=4$ ta có điểm $B(-2;4)$.
2. Gọi $F$ là giao điểm của $AB$ và trục $Oy$.
Ta có $\displaystyle S_{AOB} =S_{AOF} + S_{FOB} = \frac{1}{2}(1+2).2=3$.
(2,5 điểm) Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình:
Trong tháng đầu, hai tổ sản xuất được $860$ chi tiết máy. Đến tháng thứ hai, tổ I vượt mức $15\%$, tổ II vượt mức $10\%$ do đó tháng hai cả hai tổ sản xuất được $964$ chi tiết máy. Tính số chi tiết máy mỗi tổ đã sản xuất được trong tháng đầu.
Hướng dẫn giải:
Gọi số chi tiết máy mỗi tổ sản xuất được trong tháng đầu lần lượt là $x$, $y$ (chi tiết) ($x,y \in \mathbb{N}^*$).
Vì trong tháng đầu hai tổ sản xuất được $860$ chi tiết máy nên ta có phương trình:
$x+y=860$ (1)
Vì đến tháng thứ hai tổ I vượt mức \(15\%\), tổ hai vượt mức $10\%$ nên tháng thứ hai cả hai tổ sản xuất được $964$ chi tiết máy nên ta có phương trình:
$x+15\%x+y+10\%y=964 \Leftrightarrow 1,15x+1,1y=964$ (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
\(\left\{{}\begin{matrix}x+y=860\\1,15x+1,1y=964\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}1,1x+1,1y=946\\1,15x+1,1y=964\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}0,05x=18\\x+y=860\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=360\\y=500.\end{matrix}\right.\) (thỏa mãn)
Vậy trong tháng đầu, tổ I sản xuất được $360$ chi tiết máy, tổ II sản xuất được $500$ chi tiết máy.
(4,0 điểm) Cho đường tròn $(O)$ đường kính $AB$. Dây $CD$ vuông góc với $AB$ tại $E$ ($E$ nằm giữa $A$ và $O$; $E$ không trùng với $A$ và $O$). Lấy điểm $M$ thuộc cung nhỏ $BC$ sao cho cung $MB$ nhỏ hơn cung $MC$. Dây $AM$ cắt $CD$ tại $F$. Tia $BM$ cắt đường thẳng $CD$ tại $K$.
1. Chứng minh tứ giác $BMFE$ nội tiếp.
2. Chứng minh $BF$ vuông góc với $AK$ và $EK.EF=EA.EB$.
3. Tiếp tuyến của $(O)$ tại $M$ cắt tia $KD$ tại $I$. Chứng minh $IK=IF$.
Hướng dẫn giải:
1. Ta có $\widehat{FEB}=\widehat{FMB}=90^\circ$ do đó $E$, $M$ cùng nhìn $FB$ dưới một góc $90^\circ$ nên $E$, $M$ cùng thuộc đường tròn đường kính $FB$ do đó tứ giác $BMFE$ nội tiếp.
2. Xét tam giác $AKB$ có: $KE \bot AB$, $AM \bot KB$ mà $F$ là giao điểm của $KE$, $AM$ do đó $F$ là trực tâm của tam giác $AKB$.
Suy ra $BF \bot AK$.
Xét $\triangle AEF$ và $\triangle KEB$ có:
$\widehat{AEF} = \widehat{KEB} (=90^\circ)$
$\widehat{EAF} = \widehat{EKB}$ (vì cùng phụ với $\widehat{ABM}$)
do đó $\triangle AEF \sim \triangle KEB$ (g.g)
suy ra $\displaystyle \frac{EA}{EF} = \frac{EK}{EB} \Leftrightarrow EK.EF=EA.EB$.
3. Ta có:
\(\left.\begin{array}{l} \widehat{I M K}=\widehat{O M A}\left(=90^{\circ}-\widehat{I M F}\right) \\ \widehat{M K I}=\widehat{O A M}\left(=90^{\circ}-\widehat{K B A}\right) \\ \widehat{O M A}=\widehat{O A M}(\text{vì } \triangle A O M \text { cân }) \end{array}\right\} \Rightarrow \widehat{I M K}=\widehat{M K I}\)
Do đó $\triangle IKM$ cân tại $I$ suy ra $IK=IM$.
Tương tự ta cũng chứng minh được $\triangle IMF$ cân tại $I$ suy ra $IF=IM$.
Từ đó ta suy ra được $IK=IF$.
(1,0 điểm) Với các số $a,b,c>0$ và thỏa mãn $a+b+c=1$.
Chứng minh:
$\displaystyle \frac{a}{1+9b^2}+\frac{b}{1+9c^2}+\frac{c}{1+9a^2} \ge \frac{1}{2}$.
Hướng dẫn giải:
Ta có:
\(\displaystyle \frac{a}{1+9 b^2}=\frac{a+9 a b^2-9 a b^2}{1+9 b^2}=a-\frac{9 a b^2}{1+9 b^2} \geq a-\frac{9 a b^2}{6 b}=a-\frac{3}{2} a b\)
Chứng minh tương tự ta được:
$\displaystyle \frac{b}{1+9c^2} \ge b-\frac{3}{2}bc$, $\displaystyle \frac{c}{1+9a^2} \ge c-\frac{3}{2}ca$.
Cộng lại vế với vế ta được:
\(\displaystyle \frac{a}{1+9 b^2}+\frac{b}{1+9 c^2}+\frac{c}{1+9 a^2} \ge (a+b+c)-\frac{3}{2}(a b+b c+c a)=1-\frac{3}{2}(a b+b c+c a)\).
Mặt khác ta có:
\(a b+b c+c a \leq a^2+b^2+c^2=(a+b+c)^2-2(a b+b c+c a) =1-2(ab+bc+ca)\)
\(\displaystyle \Leftrightarrow ab+bc+ca \leq \frac{1}{3}\).
Suy ra \(\displaystyle \frac{a}{1+9 b^2}+\frac{b}{1+9 c^2}+\frac{c}{1+9 a^2} \ge 1-\frac{3}{2}.\frac{1}{3}=\frac{1}{2}\).
Dấu "$=$" xảy ra khi $\displaystyle a=b=c=\frac{1}{3}$.