Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Chứng minh tứ giác nội tiếp SVIP
Cho tam giác $ABC$ có ba góc nhọn. Vẽ các đường cao $BD$ và $CE$ của tam giác $ABC$. Gọi $H$ là giao điểm của $BD$ và $CE$.
a) Chứng minh $BCDE$ là tứ giác nội tiếp.
b) Chứng minh $ADHE$ là tứ giác nội tiếp.
Hướng dẫn giải:
a) Chứng minh $BCDE$ là tứ giác nội tiếp.
Gọi $O$ là trung điểm $BC$.
Vì $BD, \, CE$ là các đường cao của $\Delta ABC$ nên $BD \bot AC$ và $CE \bot AB$
Suy ra $\widehat{BDC}=\widehat{BEC}=90^\circ$.
Xét tam giác $BDC$ có $\widehat{BDC}=90^\circ$ và $DO$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $OD=OC=OB=\dfrac{1}{2}BC$ (1)
Xét tam giác $BEC$ có $\widehat{BEC}=90^\circ$ và $EO$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $OE=OC=OB=\dfrac{1}{2}BC$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $OD=OE=OC=OB$.
Vậy tứ giác $BCDE$ nội tiếp được đường tròn có tâm $O$ là trung điểm $BC$.
b) Chứng minh $ADHE$ là tứ giác nội tiếp.
Vì $BD, \, CE$ là các đường cao của $\Delta ABC$ nên $BD \bot AC$ và $CE \bot AB$.
Gọi $M$ là trung điểm $AH$ (học sinh tự vẽ thêm trên hình)
Xét tam giác $ADH$ có $\widehat{ADH}=90^\circ$ và $DM$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $MD=MA=MH=\dfrac{1}{2}AH$ (3)
Xét tam giác $AEH$ có $\widehat{AEH}=90^\circ$ và $EM$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $ME=MA=MH=\dfrac{1}{2}AH$ (4)
Từ (3) và (4) suy ra $ADHE$ là tứ giác nội tiếp đường tròn tâm $M$ là trung điểm $AH$, đường kính $AH$.
Cho tam giác nhọn $ABC$ có $AB>AC$. Đường tròn $(I)$ đường kính $BC$ cắt $AB, \, AC$ lần lượt tại $F, \, E$. Đường thẳng $BE$ cắt $CF$ tại $H$ và đường thẳng $AH$ cắt $BC$ tại $D$.
a) Chứng minh tứ giác $BFHD$ nội tiếp.
b) Chứng minh tứ giác $ABDE$ nội tiếp.
Hướng dẫn giải:
a) Chứng minh tứ giác $BFHD$ nội tiếp.
Xét đường tròn $(I)$ có $\widehat{CFB}=90^\circ$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Suy ra $CF \bot AB$.
$\widehat{CFB}=90^\circ$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Suy ra $BE \bot AC$
Mà $CF$ cắt $BE$ tại $H$ nên $H$ là trực tâm của tam giác $ABC$
Hay $AH \bot BC$, suy ra $\widehat{HDB}=90^\circ$
Gọi $K$ là trung điểm $BH$.
Xét tam giác $HDB$ có $\widehat{HDB}=90^\circ$ và $DK$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $KD=KH=KB=\dfrac{1}{2}BH$ (1)
Xét tam giác $HFB$ có $\widehat{HFB}=90^\circ$ và $EK$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $KE=KH=KB=\dfrac12HB$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $KB=KH=KF=KD$.
Vậy tứ giác $BFHD$ nội tiếp được đường tròn có tâm $K$ đường kính $BH$.
b) Chứng minh tứ giác $ABDE$ nội tiếp.
Gọi $O$ là trung điểm $AB$.
Xét tam giác $ADB$ có $\widehat{ADB}=90^\circ$ và $DO$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $OD=OA=OB=\dfrac{1}{2}AB$ (3)
Xét tam giác $AEB$ có $\widehat{AEB}=90^\circ$ và $EO$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $OE=OA=OB=\dfrac12AB$ (4)
Từ (3) và (4) suy ra $OD=OE=OA=OB$.
Vậy tứ giác $ABDE$ nội tiếp được đường tròn có tâm $O$ đường kính $AB$.
Cho tứ giác nội tiếp $ABCD$ có tam giác $ABC$ là tam giác nhọn. Vẽ các đường cao $AM$ và $CN$ của tam giác $ABC$. Gọi $H$ là giao điểm của $AM$ và $CN$.
a) Chứng minh $\widehat{ABC}=\widehat{CHM}$.
b) Chứng minh $\widehat{ADC}=\widehat{AHC}$.
c) Chứng minh $\widehat{MAC}=\widehat{MNC}$.
d) Chứng minh $\widehat{MAC}+90^\circ=\widehat{ANM}$.
Hướng dẫn giải:
a) Chứng minh $\widehat{ABC}=\widehat{CHM}$.
Vì $AM, \, CN$ là các đường cao của $\Delta ABC$ nên $AM \bot BC$ và $CN \bot AB$
Suy ra $\widehat{BMH}=\widehat{BNH}=90^\circ$.
Gọi $F$ là trung điểm của $HB$.
Xét tam giác $HNB$ có $\widehat{HNB}=90^\circ$ và $NF$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $FN=FH=FB=\dfrac{1}{2}BH$ (1)
Xét tam giác $HMB$ có $\widehat{HMB}=90^\circ$ và $MF$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $FM=FH=FB=\dfrac{1}{2}BH$ (2)
Suy ra $BNHM$ là tứ giác nội tiếp đường tròn tâm $F$, đường kính $HB$.
Do đó $\widehat{MBN}+\widehat{NHM}=180^\circ$ (tổng hai góc đối bằng $180^\circ$.
hay $\widehat{CBA}+\widehat{NHM}=180^\circ$.
Mà $\widehat{MBN}+\widehat{NHM}=180^\circ$ (hai góc kề bù) do đó $\widehat{CBA}=\widehat{MBN}$.
b) Chứng minh $\widehat{ADC}=\widehat{AHC}$.
Tứ giác $BNHM$ nội tiếp nên $\widehat{MBN}+\widehat{NHM}=180^\circ$
Mà $\widehat{AHC}=\widehat{NHM}$ (đối đỉnh) nên $\widehat{MBN}+\widehat{AHC}=180^\circ$ hay $\widehat{ABC}+\widehat{AHC}=180^\circ$
Mặt khác tứ giác $BNHM$ nội tiếp đường tròn tâm $(O)$ nên $\widehat{ADC}+\widehat{ABC}=180^\circ$.
Do đó $\widehat{ADC}=\widehat{AHC}$.
c) Chứng minh $\widehat{MAC}=\widehat{MNC}$.
Ta chứng minh $ACMN$ là tứ giác nội tiếp.
Gọi $E$ là trung điểm $AC$.
Xét tam giác $AMC$ có $\widehat{AMC}=90^\circ$ và $ME$ là đường trung tuyến nên $EM=EC=EA=\dfrac{1}{2}AC$ (3)
Xét tam giác $ANC$ có $\widehat{ANC}=90^\circ$ và $NE$ là đường trung tuyến nên $EN=EC=EA=\dfrac{1}{2}AC$ (4)
Từ (3) và (4) suy ra $EM=EN=EC=EA$.
Vậy tứ giác $ACMN$ nội tiếp được đường tròn có tâm $E$ đường kính $AC$.
Suy ra $\widehat{MAC}=\widehat{MNC}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung $MC$ của đường tròn tâm $E$).
d) Chứng minh $\widehat{MAC}+90^\circ=\widehat{ANM}$.
Ta có $\widehat{MAC}+\widehat{ACM}=90^\circ$ (hai góc phụ nhau)
Hay $\widehat{ACM}=90^\circ-\widehat{MAC}$
Mà $\widehat{ACM}+\widehat{ANM}=180^\circ$ (tứ giác $ACMN$ nội tiếp được đường tròn) nên $90^\circ-\widehat{MAC}+\widehat{ANM}=180^\circ$
Suy ra $\widehat{MAC}+90^\circ=\widehat{ANM}$.
Trên nửa đường tròn $(O)$ đường kính $AB$ lấy điểm $C$ sao cho $AC>BC$, ($C$ khác $A$ và B). Gọi $D$ là trung điểm của đoạn thẳng $OA.$ Đường thẳng qua $D$ và vuông góc với $AB$ cắt $AC$ tại E. Chứng minh rằng:
a) Tứ giác $BCED$ nội tiếp đường tròn.
b) $AC.AE=\dfrac{AB^2}{4}$.
Hướng dẫn giải:
a) Tứ giác $BCED$ nội tiếp, $C$ thuộc đường tròn đường kính $AB$ suy ra \widehat{ACB}=90^\circ$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Suy ra $\widehat{ECB}=90^\circ$.
Mặt khác $ED \bot AB$ tại $D$ (gt) suy ra $\widehat{EDB}=90^\circ$.
Gọi $I$ là trung điểm của $BE$.
Xét tam giác $BCE$ có $\widehat{BCE}=90^\circ$ và $CI$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $IC=IE=IB=\dfrac{1}{2}BE$.
Xét tam giác $BED$ có $\widehat{BDE}=90^\circ$ và $DI$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $ID=IE=IB=\dfrac{1}{2}BE$.
Suy ra $BCED$ là tứ giác nội tiếp đường tròn tâm $I$, đường kính $BE$.
b) Xét $\Delta AED$ và $\Delta ABC$ có:
$\widehat{BAC}$ chung
$\widehat{ADE}=\widehat{ACB}=90^\circ$
Suy ra $\Delta AED \backsim \Delta ABC$ (g.g)
Suy ra $\dfrac{AE}{AB}=\dfrac{AD}{AC}$ (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ) hay $AC.AE=AD.AB$.
Mà $D$ là trung điểm của $AO$ (gt) suy ra $AD=\dfrac{1}{2}AO$
$O$ là tâm đường tròn đường kính $AB$ (gt) nên $AO=\dfrac{1}{2}AB$
Suy ra $AD=\dfrac{1}{2}AO=\dfrac{1}{2}.\dfrac{1}{2}AB=\dfrac{1}{4}AB$
Do đó, $AC.AE=\dfrac{1}{4}AB.AB=\dfrac{AB^2}{4}$ (đpcm).
Cho đường tròn $(O;R)$ và điểm $A$ ở bên ngoài đường tròn. Vẽ hai tiếp tuyến $AB, \, AC$ với đường tròn $(O)$ ($B, \, C$ là các tiếp điểm). Gọi $M$ là trung điểm $AB$.
a) Chứng minh tứ giác $ABOC$ nội tiếp và xác định tâm $I$ của đường tròn này.
b) Chứng minh rằng $AM.AO=AB.AI$.
c) Gọi $G$ là trọng tâm tam giác $ACM$. Chứng minh $MG$ // $BC$.
d) Chứng minh $IG$ vuông góc với $CM$.
Hướng dẫn giải:
a) Do $AB, \, AC$ là hai tiếp tuyến cắt nhau của đường tròn $(O)$ nên $\widehat{ABO}=\widehat{ACO}=90^\circ$.
Gọi $I$ là trung điểm $OA$.
Xét tam giác $OAB$ vuông tại $B$ có $BI$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $IB = IA = IO = \dfrac12AO$ (1)
Xét tam giác $OAC$ vuông tại $C$ có $CI$ là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên $IC = IA = IO = \dfrac12AO$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $IB = IC = IA = IO$.
Suy ra $B, \, C$ thuộc đường tròn tâm $I$ đường kính $OA$.
b) Ta có $AM.AO=\dfrac{AB}{2}.2AI=AB.AI$.
c) Gọi $E$ là trung điểm $MA$, do $G$ là trọng tâm $\Delta CMA$ nên $G \in CE$ và $\dfrac{GE}{CE}=\dfrac{1}{3}$.
Mặt khác $\dfrac{ME}{BE}=\dfrac{1}{3}$ $\Big($vì $ME=\dfrac{MA}{2}=\dfrac{MB}{2}$ nên $ME=\dfrac{BE}{3} \Big)$
Suy ra $\dfrac{GE}{CE}=\dfrac{ME}{BE}$, theo định lí Thalès đảo ta có:
$MG$ // $BC$.
d) Gọi $G'$ là giao điểm của $OA$ và $CM$ suy ra $G'$ là trọng tâm $\Delta ABC$.
Nên $\dfrac{G'M}{CM}=\dfrac{1}{3}=\dfrac{GE}{CE'}$
Theo định lý Thalès đảo ta có $GG'$ // $ME$ (1)
$MI$ là đường trung bình trong $\Delta OAB$ suy ra $ MI$ // $OB$, mà $AB \bot OB$ (cmt) nên $MI\bot AB$, nghĩa là $MI \bot ME$ (2).
Từ (1) và (2) suy ra $MI \bot GG'$,
Lại có $GI'\bot MK$ (vì $OA\bot MK$) nên $I$ là trực tâm $\Delta MGG'$
Suy ra $GI\bot G'M$ tức là $GI\bot CM$.