Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 2. Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt SVIP
I. PHÂN LOẠI CÂY TRỒNG
- Cây trồng là cây được thuần hoá, chọn lọc để trồng trọt, đưa vào sản xuất nông nghiệp.
- Cây trồng được thu hoạch hàng năm hay theo vụ mùa.
- Các sản phẩm của cây trồng được dùng để:
+ Làm lương thực, thực phẩm cho con người.
+ Thức ăn chăn nuôi.
+ Nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu và cho nhiều mục đích kinh tế khác.
1. Phân loại theo nguồn gốc
- Dựa vào nguồn gốc, cây trồng có thể được chia làm ba nhóm là:
+ Nhóm cây ôn đới.
+ Nhóm cây nhiệt đới.
+ Nhóm cây á nhiệt đới.
- Nhóm cây ôn đới là:
+ Những loại cây trồng có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu ôn đới.
+ Chúng thường được trồng ở những nơi có thời tiết mùa đông lạnh, mùa hè mát.
- Ở nước ta, nhóm cây ôn đới thường được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc như:
+ Điện Biên.
+ Sơn La.
+ Lai Châu.
+ Lào Cai,...
- Một số cây trồng ôn đới được trồng ở nước ta như một số giống dâu tây, mận, lê, táo đỏ,...
- Nhóm cây nhiệt đới là:
+ Những loại cây trồng có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu nhiệt đới.
+ Chúng không thể thích nghi và sinh trưởng ở điều kiện khí hậu lạnh hay băng giá.
- Ngoài những môi trường này thì chúng có thể sinh sống và phát triển ở hầu hết các điều kiện khí hậu còn lại.
- Đa số các cây trồng ở nước ta đều thuộc nhóm cây nhiệt đới (vải thiều, xoài, ổi, mít,...).
- Nhóm cây á nhiệt đới là:
+ Những loại cây về cơ bản có thể sinh trưởng, phát triển trong các điều kiện khí hậu giống với cây trồng nhiệt đới.
- Tuy nhiên, để cây á nhiệt đới có thể ra hoa, kết quả cần có điều kiện nhiệt độ lạnh nhất định.
- Cây trồng á nhiệt đới thường được trồng ở những nơi có:
+ Mùa đông lạnh.
+ Mùa hè nóng ẩm.
- Một số loại cây á nhiệt đới ở nước ta như cây bơ, cherry,...
2. Phân loại theo đặc tính sinh vật học
- Dựa vào đặc tính sinh vật học, cây trồng có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau như:
+ Cây hằng năm và cây lâu năm.
+ Cây thân thảo và cây thân gỗ.
+ Cây một lá mầm và cây hai lá mầm,…
3. Phân loại theo mục đích sử dụng
- Dựa vào mục đích sử dụng, cây trồng có thể chia thành rất nhiều loại như:
+ Cây lương thực.
+ Cây ăn quả.
+ Cây rau.
+ Cây dược liệu.
+ Cây lấy gỗ.
+ Cây hoa,...
- Cây trồng vô cùng đa dạng và phong phú, hơn nữa nhiều loại cây trồng có thể được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau như:
+ Làm thực phẩm.
+ Làm thuốc.
+ Làm cảnh,...
- Việc phân loại cây trồng chỉ mang tính tương đối.
II. MỘT SỐ YẾU TỐ CHÍNH TRONG TRỒNG TRỌT
1. Giống cây trồng
- Giống cây trồng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quy trình trồng trọt.
- Giống quy định:
+ Năng suất, phẩm chất của nông sản.
+ Khả năng chống chịu sâu, bệnh.
+ Các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh.
- Cùng điều kiện trồng trọt, chăm sóc như nhau nhưng giống cây trồng khác nhau thì:
+ Khả năng sinh trưởng, phát triển, cho năng suất và chất lượng sản phẩm sẽ khác nhau.
2. Ánh sáng
- Ánh sáng là yếu tố không thể thiếu đối với tất cả các loại cây trồng.
- Nhờ có năng lượng của ánh sáng, cây trồng mới thực hiện được:
+ Quá trình quang hợp để tạo ra chất hữu cơ.
+ Giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
- Nếu thiếu ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
- Các loại cây trồng khác nhau sẽ có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
- Một số loại cây trồng thích hợp với cường độ ánh sáng mạnh.
+ Một số loại cây trồng lại thích hợp với cường độ ánh sáng yếu.
- Ngoài ra, độ dài chiếu sáng trong ngày (quang chu kì) còn quyết định đến:
+ Khả năng ra hoa của một số loại cây trồng.
- Cần phải tìm hiểu về nhu cầu ánh sáng của từng loại cây trồng để:
+ Áp dụng biện pháp kĩ thuật phù hợp.
3. Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình:
+ Hô hấp.
+ Quang hợp.
+ Thoát hơi nước.
+ Hấp thụ nước.
+ Dinh dưỡng của cây trồng.
- Do đó, nhiệt độ có ảnh hưởng đến:
+ Sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
+ Năng suất và chất lượng của nông sản.
- Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của phần lớn cây trồng là từ 15°C đến 40°C.
- Tuy nhiên, mỗi loại cây trồng thích hợp với nhiệt độ khác nhau:
+ Thậm chí cùng một loại cây trồng nhưng ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau lại cần nhiệt độ môi trường khác nhau.
- Trong trồng trọt, cần tìm hiểu kĩ về yêu cầu nhiệt độ của từng đối tượng cây trồng để:
+ Bố trí thời vụ, vùng miền thích hợp.
+ Giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt,
+ Cho năng suất cao, chất lượng tốt.
4. Nước và độ ẩm
- Nước có vai trò to lớn đối với cây trồng:
+ Trực tiếp tham gia vào quá trình quang hợp.
+ Là môi trường hoà tan muối khoáng và chất dinh dưỡng trong đất để cung cấp cho cây.
- Nước còn giữ vai trò điều hoà nhiệt độ cho cây thông qua việc thoát hơi nước.
- Độ ẩm đất quá thấp hoặc quá cao sẽ ức chế hoạt động của:
+ Các vi sinh vật đất.
+ Các chất hữu cơ trong đất không được phân giải.
+ Quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng cho cây bị ngưng trệ khiến cây trồng:
-
Thiếu dinh dưỡng.
-
Phát triển kém.
-
Ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.
- Cây trồng thừa hoặc thiếu nước lâu ngày có thể bị chết.
5. Đất trồng
- Đất trồng có vai trò:
+ Dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây.
+ Giúp cho cây đứng vững.
- Mỗi loại cây trồng phù hợp một hoặc một vài loại đất nhất định.
+ Trong trồng trọt cần chú ý lựa chọn cây trồng phù hợp đối với từng loại đất để giúp trồng trọt đạt hiệu quả cao.
6. Dinh dưỡng
- Cây trồng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để:
+ Sinh trưởng.
+ Phát triển.
+ Cho năng suất.
- Nếu thiếu hoặc thừa dinh dưỡng đều ảnh hưởng xấu đến cây trồng.
+ Gây thiệt hại kinh tế cho người trồng trọt.
- Thiếu dinh dưỡng cây trồng sẽ bị:
+ Còi cọc.
+ Chậm lớn.
+ Giảm năng suất.
+ Tạo ra nông sản kém chất lượng.
- Thừa dinh dưỡng có thể làm:
+ Rối loạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
+ Gây ngộ độc cho cây.
- Mỗi loại cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau:
+ Trong trồng trọt cần chú ý cung cấp dinh dưỡng phù hợp với từng loại cây trồng.
7. Kĩ thuật canh tác
- Kĩ thuật canh tác là một chuỗi các tác động của con người trong quy trình trồng trọt như:
+ Làm đất.
+ Bón phân.
+ Luân canh cây trồng.
+ Bố trí thời vụ.
+ Mật độ gieo trồng,...
→ Nhằm mục đích tạo ra điều kiện sinh thái thuận lợi giúp:
+ Cây trồng sinh trưởng.
+ Phát triển tốt.
+ Ngăn ngừa sự phát sinh, lây lan mầm bệnh của dịch hại.
- Mỗi loại cây trồng có nhu cầu khác nhau về điều kiện sinh thái:
+ Cần lựa chọn kĩ thuật canh tác phù hợp với từng loại cây trồng để trồng trọt đạt hiệu quả cao.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây