Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nhập môn hoá học SVIP
I. Đối tượng nghiên cứu của hoá học
Đối tượng nghiên cứu của hoá học là chất và sự biển đổi của chất.
1. Chất
- Đơn vị cơ bản nhất cấu tạo nên chất là nguyên tử.
- Các nguyên tử liên kết với nhau để tạo thành phân tử.
- Phân tử là hạt cơ bản nhất cấu tạo nên chất.
- Cấu tạo quyết định đến tính chất (vật lý và hoá học) của chất, nên những hiểu biết về cấu tạo hoá học là đặc biệt quan trọng, góp phần dự đoán và giải thích tính chất của các chất.
2. Sự biến đổi của chất
- Hoá học nghiên cứu về các phản ứng xảy ra trong tự nhiên.
Chu trình của nitrogen trong tự nhiên
- Hoá học có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về chất và vật thể như vật lý, sinh học, địa chất.
II. Phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học
- Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi.
Ví dụ: Chất tẩy rửa X có khả năng loại bỏ dầu mỡ tốt hơn chất tẩy rửa Y. Tại sao?
- Bước 2: Đặt ra giả thuyết khoa học.
Ví dụ: Đọc thành phần chất tẩy rửa ghi trên nhãn của X và Y. Trong X và Y đều có thành phần sodium hydroxide. Sodium hydroxide được sử dụng trong chất tẩy rửa nhà bếp để loại bỏ dầu mỡ. Giả thuyết khoa học đặt ra là X có thể chứa nhiều sodium hydroxide hơn Y.
- Bước 3: Lập kế hoạch thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết khoa học.
Ví dụ: Lập kế hoạch thí nghiệm để xác định hàm lượng sodium hydroxide trong các chất tẩy rửa X và Y.
- Bước 4: Tiến hành thí nghiệm. Thực hành thí nghiệm như kế hoạch đã lập ở bước 3 và ghi chép lại các kết quả thí nghiệm.
- Bước 5: Phân tích kết quả thí nghiệm. Có thể trình bày các kết quả thí nghiệm thành bảng, biểu, đồ thị hoặc thực hiện các tính toán cần thiết để phân tích kết quả thí nghiệm.
- Bước 6: So sánh kết quả với giả thuyết.
Ví dụ: Hàm lượng sodium hydroxide của hai chất tẩy rửa như nhau cho thấy giả thuyết khoa học ở bước 2 không đúng thì thực hiện lại quy trình nghiên cứu từ bước 2.
- Bước 7: Báo cáo kết quả. Ghi lại vào báo cáo thí nghiệm hoặc trình bày trước giáo viên và các bạn trong lớp về tiến trình thí nghiệm, kết quả thí nghiệm và kết luận.
III. Vai trò của hoá học với đời sống và sản xuẩt
1. Trong đời sống
- Hoá học về thuốc giúp chúng ta tìm và sản xuất được những loại thuốc có hiệu quả điều trị cao hơn, ít độc tính hơn cũng như rẻ tiền hơn.
Thuốc điều trị ung thư được chứa cytoplatin
- Hoá học về mĩ phẩm giúp chúng ta biết cách lựa chọn hoặc tạo ra những chất có màu sắc đẹp và an toàn, có mùi hương thích hợp và tồn tại lâu hơn,...
Một trong những thành phần quan trọng của nước hoa là ethanol
- Hoá học về chất tẩy rửa giúp chúng ta lựa chọn những chất tẩy rửa có công dụng tốt, phù hợp với từng mục tiêu (sử dụng trong gia đình, y tế,...), an toàn và hiệu quả.
Xà phòng, bột giặt, nước rửa chén,... là những chất tẩy rửa gia đình quen thuộc
- Hoá học trong nông nghiệp giúp sản xuất ra những loại phân bón làm tăng năng suất của cây trồng, ngăn ngừa sâu bệnh.
Phân bón cung cấp các nguyên tố thiết yếu cho cây trồng
2. Trong sản xuất
- Hoá học về năng lượng giúp lựa chọn được nhiên liệu phù hợp với từng quá trình sản xuất và đặc biệt là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo trong tương lai.
Một trong loại nhiên liệu sạch mới - nhiên liệu hydrogen
- Hoá học về sản xuất hoá chất đóng vai trò quan trọng, giúp tạo ra nguyên liệu cho các quá trình sản xuất khác, chẳng hạn như các hoá chất cơ bản NH3, H2SO4, HCl, HNO3, NaOH,...
- Hoá học về vật liệu giúp tạo ra những vật liệu mới, tiên tiến.
Thép không gỉ
- Hoá học về môi trường giúp giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp và an toàn hơn.
1. Đối tượng của hoá học là chất và sự biến đổi của chất.
2. Để học tập tốt môn hoá học, cần:
- Nắm vững nội dung chính của các vấn đề lý thuyết hoá học.
- Tìm hiểu tự nhiên thông qua các hoạt động khám phá trong môn hoá học.
- Liên hệ, gắn kết những nội dung kiến thức đã học với thực tiễn.
3. Hoá học luôn có mặt quanh ta, trong cuộc sống và sản xuất.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây