Sunnyz

Giới thiệu về bản thân

xin lỗi bạn nhé =(
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Đề thi lớp 7 qua tui thi trúng đề

Hãy phân tích đặc điểm nhân vật ông trong truyện ngắn "Ông nội" của Đào Mạnh Long 

Ui ui khó lắm bạn nào bt làm ko chứ tui là tui khái quát chung thui á

Mẹ là người phụ nữ duy nhất yêu thương, chăm sóc, lo lắng cho mình vô điều kiện. Sự hi sinh của mẹ thì chẳng giấy bút nào có thể liệt kê hết nên chính vì lẽ đó mẹ luôn là đề tài bất tận trong thơ văn. Và hôm nay, chúng ta sẽ đến với người mẹ trong câu chuyện "Cúc áo của mẹ” của Nhất Băng (Trung Quốc).
"Cúc áo của mẹ" kể về câu chuyện của một cậu bé khoảng 12 tuổi. Hôm đó là sinh nhật của cậu , mẹ đã vào gọi cậu dậy và đưa cho cậu một chiếc áo mới. Trước giờ cậu luôn phải mặc lại những chiếc áo cũ của anh chị hay là những chiếc áo được mẹ vay má lại. Tất cả những điều thiệt thòi đó đều bắt nguồn từ điều kiện gia đình nghèo khó.  Ngày hôm đó cậu được mặc trước áo mới đi đến trường, đến lớp khi cậu tự tin và hãnh diện làm sao. Các bạn của cậu bé nhìn với ánh mắt ngước mộ. Đến giờ ra chơi, các bạn mới xúm lại hỏi về chiếc áo, phát hiện ra là cái cúc trên áo rất lạ. Hóa ra là vì mẹ mua vải không đủ, nên mẹ đã vá một miếng vải vàng vào bên trong áo nên chiếc áo mới lạ như vậy.  Vì bị các bạn chê cười nên khi về đến nhà cậu bé đã cắt nát chiếc áo. Trong lúc nóng giận người mẹ định giơ tay lên đánh cậu, nhưng lại hạ bàn tây xuống và cậu đã thấy những giọt nước mắt của mẹ. Vậy là từ đó cậu cố gắng học tập và sau này đã trở thành một người giàu có để bù đắp lại những ngày tháng sống trong cực khổ đó. Vào một buổi triển lãm thời trang, cậu đã nhìn thấy cái áo cũng được đính cúc thành chữ V như chiếc áo trước đó mẹ đã dành cho ngày sinh nhật của cậu. Cậu liền vội chạy lên sân khấu và òa lên khóc. Câu chuyện của cậu được kể lại cho mọi người ở hội người, mọi người lặng thinh khi nghe câu chuyện của cậu. Và một phần nào đó mọi người cũng đồng cảm và ngưỡng mộ bản thân cậu bé.
Qua câu chuyện trên, ta cảm nhận được người mẹ trong câu chuyện là một người rất yêu thương con. Thương con vì gia cảnh nghèo mà chẳng có lấy một tấm áo tử tế, dường như ta cảm nhận được trong tình thương đó còn có cả sự tự trách nữa. Phải chăng người mẹ ấy đang trách chính mình vì làm mẹ mà để con không lo đủ cho con nổi một tấm áo mới, luôn để con phải mặc lại đồ cũ của anh trai, mà còn luôn phải vá chằng vá đụp nữa. Sự xót xa khi thấy con chẳng bằng bạn bằng bè và sự tự trách bản thân chẳng lo cho con đủ đầy như người ta cũng đã cho thấy được người mẹ ấy vô cùng yêu thương con. Là mẹ ại cũng muốn con mình luôn đủ đầy, ấm nó nhưng ngặt nỗi cái phận nghèo bạc bẽo khiến con thiếu thốn làm mẹ vào đau lòng vừa tự trách mình không làm tròn bổn phận làm mẹ. Nên người mẹ ấy đã cố gắng dành những miếng vải đẹp nhất, giống nhất, tâm huyết, công sức để may cho con chiếc áo mong ước lâu này. Tuy mẹ không đủ tiền mua cho con chiếc áo nhưng mẹ có thể may nó cho con. Đó là chiếc áo chứa đong đầy tình yêu thương, công sức của mẹ. Chắc hẳn mẹ đã may chiếc áo mất rất nhiều thời gian, ban ngày mẹ đi làm, đêm về may áo.
Mẹ chăm chút từng đường kim, mũi chỉ sao cho giống nhất với chiếc áo con mong ước. Và ngày đó cũng đã đến, ngày mẹ hoàn thành chiếc áo, nhìn thấy sự vui mừng, háo hức của con mẹ hạnh phúc lắm. Với mẹ chỉ vậy là đủ rồi, niềm vui của con chính là hạnh phúc của mẹ. Mẹ hạnh phúc đến tột cùng khi bản thân đã bù đắp phần nào thiệt thòi cho con thì rồi cũng chính con làm mẹ buồn phiền, đau khổ khi con nhận ra được sự khác biệt trong chiếc áo của mình. Con đã bị bạn bè chế giễu và tức giận cắt nát chiếc áo mẹ may. Thấy vậy mẹ vô cũng đau lòng, tức giận vì sao con không hiểu lóng mẹ, sao con lại ngỗ ngược như vậy, người mẹ đã giơ tay nhưng rồi lại hạ xuống. Vì mẹ thương con rồi tự trách mình. Vì bản thân nghèo nên chẳng để con được đủ đầy, đến may chiếc áo chẳng đủ vải để con bị các bạn chế cười. Tình thương con quá lớn nhưng hiện thực chẳng thể thay đổi nên người mẹ ấy cũng chỉ biết rơi nước mắt mà thôi. Sau cùng, người mẹ ấy cũng chỉ có thể hết sức mình làm việc để mong có tiền mua cho con một chiếc áo đàng hoàng. Nhưng tiếc thay vì quá lao lực mà mẹ đã chẳng còn nữa. Tình tượng của mẹ tuy đơn sở giản dị nhưng lại chan chứa tình yêu thương con chân thành như chiếc áo mẹ may vậy. Tuy chẳng hoàn thiện đủ đầy nhưng lại chân thực, chan chứa tình cảm mà chẳng chiếc áo nào có thể có. Khoảnh khắc con cắt nát chiếc áo như cắt nát trái tim mẹ vậy nhưng dù có như vậy thì tình thường mẹ dành cho con vẫn chẳng bao giờ đổi thay vì tình mẫu tử là thiêng liêng và vĩnh cửu.
Qua câu chuyện cảm động và ý nghĩa này ta mới hiểu được thông điệp: thứ cao quý đôi khi bị cho là điều tầm thường, người đáng ra phải nhận được sự coi trọng biết ơn lại bị coi thường. Và cũng từ câu chuyện ta càng hiểu long mẹ, mẹ luôn là người yêu thương, che chở ta vô bờ bến. Dù có lúc quát mắng, trách móc thì. cũng đều là tốt cho mình. Mong rằng, những người con hãy hiểu lấy điều này đừng làm mẹ buồn hay để phải hối hận như cậu bé trong câu chuyện.

tick cho mình nha

Bài thơ "Tết Quê Bà" của Đoàn Văn Cừ là một bức tranh sống động về cảnh Tết quê với những hình ảnh gần gũi, giản dị nhưng vô cùng ấm áp. Mở đầu bài thơ, hình ảnh bà sống trong túp nhà tre hiện lên mộc mạc mà thân thương. Hàng cau chạy trước hè, mảnh vườn bên rào giậu nửa mang lại cảm giác yên bình, thôn dã đặc trưng của làng quê Việt Nam. Đặc biệt, khi xuân về, hoa cải nở vàng rực rỡ, như một biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở và hạnh phúc. 

 

Khung cảnh ngày Tết được miêu tả rõ nét qua những hình ảnh quen thuộc như gạo nếp gói bánh chưng, cả đêm cuối chạp nướng than hồng. Hương vị của Tết không chỉ đến từ những món ăn truyền thống như bánh chưng, cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông, mà còn từ cái không khí ấm cúng, quây quần bên bếp lửa của gia đình. 

 

Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn là những hình ảnh biểu trưng cho sự rộn ràng, vui tươi của ngày Tết. Qua bài thơ, ta cảm nhận được tình cảm sâu nặng của tác giả với những giá trị truyền thống, với hương vị Tết xưa đầy kỷ niệm. Đồng thời, bài thơ cũng khơi gợi trong lòng người đọc một tình cảm thiêng liêng đối với quê hương, với những nét đẹp văn hóa dân tộc đã được truyền từ đời này sang đời khác.

 

Những câu thơ giản dị nhưng đầy xúc cảm của Đoàn Văn Cừ không chỉ mang đến cho người đọc một cảm giác ấm áp về quê hương mà còn gợi nhớ về những giá trị văn hóa truyền thống mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy. Bài thơ không chỉ là một bức tranh về ngày Tết quê, mà còn là một lời nhắc nhở về tình yêu thương, sự đoàn kết và lòng biết ơn đối với cội nguồn.

tick cho mình nha✿